Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hiện đại hóa nông thôn ở vùng cao: Cần hài hòa để giữ được bản sắc văn hóa

Giang Lam - 09:17, 09/06/2023

Làng quê Việt Nam ngày càng phát triển với diện mạo mới, nhưng cũng đang chứng kiến những thay đổi từ hình thái không gian, kiến trúc và những giá trị cốt lõi về bản sắc văn hóa, về đời sống tinh thần. Tuyên Quang cũng không nằm ngoài thực trạng đó. Nhiều căn nhà, công trình mọc lên với kiến trúc xa lạ, không phù hợp với không gian văn hóa, bản sắc vùng cao.

Nhà sàn ở Tân Trào, Sơn Dương tạo cảnh quan đẹp, đặc trưng thu hút khách du lịch.
Nhà sàn ở Tân Trào, Sơn Dương tạo cảnh quan đẹp, đặc trưng thu hút khách du lịch

Những công trình lạc lõng

Nói tới làng quê nơi miền xuôi, ai cũng liên tưởng tới hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình, những ngôi nhà mái ngói với hàng cau trước sân. Còn ở miền núi là không gian bản làng với mái nhà sàn lợp lá, ao cá, vườn rau... hòa lẫn vào màu xanh núi rừng bình yên.

Thế nhưng, theo dòng chảy thời gian, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Nhiều xóm làng miền xuôi cũng như miền ngược đang “thay da đổi thịt” trong sự thiếu quy hoạch. Việc xây dựng nhà ở của người dân hiện nay chưa có định hướng kiến trúc cụ thể, kiến trúc nhà ở pha tạp đang làm mất dần bản sắc miền quê Việt Nam.

Kiến trúc sư Phạm Văn Bóng - hội viên Hội Kiến trúc sư tỉnh Tuyên Quang chia sẻ, thật tiếc khi kinh tế ngày càng phát triển, thì những căn nhà truyền thống của đồng bào lại mất dần. Nhiều bà con khi xây nhà mới chỉ nghĩ xây sao cho to hơn, rộng hơn. Có khi lại nghe tư vấn của thợ xây không am hiểu văn hóa đồng bào nên đã làm những căn nhà xây rất tốn kém. 

Tuy nhiên, nếu so sánh với căn nhà truyền thống thì nhà xây hiện đại đó, lại thua kém cả về công năng sử dụng lẫn yếu tố kỹ thuật như lấy ánh sáng, gió trời… Thực tế với số kinh phí đó, có thể kết hợp được yếu tố hiện đại và truyền thống để xây dựng một căn nhà tiện nghi, hài hòa với không gian bản làng.

Nhìn về xã Phù Lưu (Hàm Yên), là địa phương có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó riêng dân tộc Tày, Dao chiếm 90%, sống tập trung theo từng bản, với vài chục nóc nhà. Ngôi nhà truyền thống của người Tày, Dao là nhà sàn. Tuy nhiên hiện nay, số lượng nhà sàn không còn nhiều. Các hộ dân chuyển sang ở nhà trệt, nhà tầng, hoặc nhà sàn nhưng bê tông hóa, có sự cải biên cả về quy mô cũng như bài trí nội thất…

1. Những ngôi nhà sàn được bảo tồn, giữ gìn trở thành điểm đến của khách du lịch. (Trong ảnh: Ngôi nhà sàn của anh Chẩu Xuân Việt, thôn Nặm Đíp, xã Lăng Can (huyện Lâm Bình).
Những ngôi nhà sàn được bảo tồn, giữ gìn trở thành điểm đến của khách du lịch. (Trong ảnh: Ngôi nhà sàn của anh Chẩu Xuân Việt, thôn Nặm Đíp, xã Lăng Can (huyện Lâm Bình).

Hay những xã ven thị trấn các huyện như xã Phúc Thịnh (Chiêm Hóa), xã Nhân Mục (Hàm Yên), xã Thắng Quân (Yên Sơn)…, tốc độ đô thị hóa cũng làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi. Nhiều hộ dân có điều kiện nên phá bỏ nhà cũ, xây dựng nhà mới. Những căn nhà to lớn, rộng rãi được xây dựng tốn kém, nhưng lại chưa hài hòa với cảnh sắc bản làng, rừng núi và không gian nơi đây.

Bên cạnh đó, “cơn lốc đô thị hóa” đã len lỏi đến nhiều bản làng, kinh tế mở cửa, sự biến đổi trên khá manh mún và tự phát của chợ, nhà xưởng sản xuất, công trình công cộng… không đồng bộ, hoàn chỉnh trong nhiều năm. Từ đó dẫn đến, phần lớn các không gian văn hóa làng truyền thống trong quá trình phát triển đã rơi vào tình trạng biến đổi cấu trúc, phá vỡ cảnh quan.

Hiện đại nhưng vẫn giữ bản sắc

Tại Đại hội Hội Kiến trúc sư tỉnh Tuyên Quang mới đây, Tiến sĩ, kiến trúc sư Phan Đăng Sơn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã dẫn ra nguyên nhân của tình trạng này. Đó là do tốc độ phát triển xã hội, đô thị diễn ra mạnh mẽ dẫn đến nguy cơ xâm hại không gian, kiến trúc, cảnh quan đối với nhiều làng Việt hiện nay. Bên cạnh đó, do không có sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng, thiếu định hướng quy hoạch kiến trúc nông thôn, dẫn đến cảnh quan nông thôn đang bị phá vỡ, mất dần bản sắc và kiến trúc truyền thống.

Thực tế cho thấy, những đề án phát triển nông thôn đang tập trung vào những chỉ số phát triển kinh tế, các tiêu chí về “điện - đường - trường - trạm”, còn không gian làng bản, kiến trúc nhà cửa chưa thực sự được đề cao. Các bản quy hoạch chưa đi sâu vào yếu tố then chốt là văn hóa để có điểm tựa cho phát triển bền vững. 

Bên cạnh đó, có rất nhiều làng, hay vùng nông thôn có giá trị lịch sử cần được bảo tồn nhưng cũng chưa được quan tâm đúng mức. Người dân loay hoay tự giải quyết mọi vấn đề theo cách nhìn, cách nghĩ của họ. Rất nhiều làng quê đã từng là không gian đẹp đi vào các tác phẩm nghệ thuật, nhưng nay đã thay đổi đến ngỡ ngàng, để lại sự tiếc nuối ngậm ngùi cho những người yêu văn hóa truyền thống.

Theo Kiến trúc sư Nguyễn Việt Hoàng, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Tuyên Quang chia sẻ, thời gian qua, Hội đã tập hợp động viên các hội viên, các kiến trúc sư thiết kế kiến trúc và quy hoạch xây dựng hàng trăm công trình vừa và nhỏ, từ đô thị đến nông thôn. Đặc biệt, Hội đã động viên các kiến trúc sư tham gia vào Chương trình chung tay xây dựng nông thôn mới, đã quy hoạch trung tâm các xã điểm, thiết kế các mẫu nhà ở nông thôn, nhà văn hóa.

Nếp nhà sàn của người dân thôn Đồng Hương, xã Phúc Thịnh (huyện Chiêm Hóa).
Nếp nhà sàn của người dân thôn Đồng Hương, xã Phúc Thịnh (huyện Chiêm Hóa) mang lại cho chúng ta sự yên bình

Kinh nghiệm trong việc bảo tồn, giữ gìn nếp nhà sàn truyền thống ở các xã huyện Lâm Bình, Na Hang có thể là một minh chứng thành công. Những ngôi nhà truyền thống của người Tày ở các xã Lăng Can, Thượng Lâm (huyện Lâm Bình), người Dao ở xã Hồng Thái (huyện Na Hang)... được khôi phục, giữ gìn.

Tại huyện Lâm Bình, theo chia sẻ của Phó Chủ tịch UBND huyện - Lê Tiến Đạt, trong quá trình xây dựng nông thôn mới, nhiều xã đã quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc, nhất là không gian văn hóa truyền thống của từng bản làng. 

Đối với những thôn đã được đưa vào quy hoạch phát triển du lịch, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã vận động, khuyến khích người dân xây dựng nhà ở kết hợp được yếu tố hiện đại và truyền thống. Nhờ đó, nhiều thôn, bản đã trở thành điểm du lịch cộng đồng, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, trải nghiệm, tạo nguồn thu nhập cho chính người dân.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 04/CT-TTg về việc định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn Việt Nam, tạo bản sắc và giữ gìn kiến trúc truyền thống. Chỉ thị nêu rõ mục tiêu: Xây dựng nền kiến trúc Việt Nam hiện đại, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc kế thừa và phát huy giá trị di sản kiến trúc truyền thống, phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội. Giữ gìn bản sắc, kiến trúc nông thôn vừa là yêu cầu cấp thiết, vừa mang ý nghĩa dài lâu cho mục tiêu phát triển bền vững.

Việc triển khai Chỉ thị này trong thực tiễn, đòi hỏi cần nghiên cứu để quan tâm quy hoạch kiến trúc về nhà ở,cũng như các công trình khác theo hướng hiện đại, giữ gìn bản sắc dân tộc, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Để có sự hài hòa của kiến trúc nông thôn trong sự giao thoa của đô thị hóa cần giải quyết được ba yếu tố: Nét truyền thống, sự đan xen, đổi mới trong bảo tồn.

Bảo tồn kiến trúc, cảnh quan nông thôn là việc làm mang tính chiến lược dài lâu. Việc xây dựng kiến trúc, cảnh quan nông thôn vừa đáp ứng yêu cầu phát triển, vừa kế thừa các giá trị truyền thống là thách thức rất lớn, đòi hỏi sự tham gia của nhiều ban, ngành, đặc biệt là sự đồng thuận chủ thể chính từ người dân.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Cây thông chữa bệnh gì?

Cây thông chữa bệnh gì?

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 2 giờ trước
Cây thông còn có tên gọi khác là thông, thông nhựa, thông hai lá... Trong Đông y, tất cả các bộ phận của cây thông đều có thể được dùng làm thuốc chữa bệnh cho con người. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây thông mời các bạn tham khảo.
“Tỉnh Bắc Kạn đã cụ thể hóa các Nghị quyết của Chính phủ thành kế hoạch, chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương”

“Tỉnh Bắc Kạn đã cụ thể hóa các Nghị quyết của Chính phủ thành kế hoạch, chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương”

Tin tức - Thanh Huyền - 2 giờ trước
Đó là phát biểu của đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thành viên Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 tại buổi làm việc với UBND tỉnh Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, ngày 15/5 tại tỉnh Bắc Kạn.
Những loại nước uống giải khát giúp hạ nhiệt trong mùa hè oi ả

Những loại nước uống giải khát giúp hạ nhiệt trong mùa hè oi ả

Sức khỏe - Hoàng Minh - 10 giờ trước
Mỗi dịp hè về, thời tiết nóng nực khiến chúng ta dễ gặp phải những vấn đề về sức khỏe. Trong đông y, một số loại nước uống có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, sinh tân dịch giúp chúng ta giải quyết được tình trạng này.
Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn

Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn

Xã hội - Minh Thu - 11 giờ trước
Sau gần 6 năm chiến đấu ở chiến trường K (Campuchia), ông Huỳnh Tấn Hùng (SN 1962) trở về quê hương ở thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam lập nghiệp. Trong hành trang trở về, ông Hùng luôn tâm niệm rằng, là bộ đội Cụ Hồ thì phải biết vượt qua khó khăn, giúp đời, giúp người.
Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Xã hội - Hoàng Thùy - 11 giờ trước
Hạn hán, nắng nóng kéo dài khiến cho hàng nghìn người dân ở các xã biên giới tỉnh Đắk Lắk thiếu nước sinh hoạt. Để giúp người dân vùng biên qua cơn khát, các đơn vị bộ đội đóng quân ở khu vực biên giới đã huy động nguồn lực khoan giếng làm công trình nước sinh hoạt tập trung, chở từng bồn nước khu dân cư hỗ trợ người dân.
Tin trong ngày - 14/5/2024

Tin trong ngày - 14/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 14/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập huấn điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Tràn lan hạt giống và thuốc bảo vệ không rõ nguồn gốc tại chợ phiên . Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ngoại hạng Anh: Man City tiến sát tới chức vô địch, Tottenham hết hy vọng vào top 4

Ngoại hạng Anh: Man City tiến sát tới chức vô địch, Tottenham hết hy vọng vào top 4

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 11 giờ trước
Chạm trán nhau trong trận đá bù vòng 34 Ngoại hạng Anh, cả Man City và Tottenham đều có những mục tiêu quan trọng cần hướng đến. Thế nhưng, chỉ có Man City hoàn thành mục tiêu của mình với 3 điểm giành được và tiến sát tới chức vô địch mùa giải năm nay.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Cao Bằng

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Cao Bằng

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 22:47, 14/05/2024
Ngày 14/5, tại tỉnh Cao Bằng, Đoàn công tác của Chính phủ do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc với UBND tỉnh Cao Bằng về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.
Trải nghiệm lễ Cầu mưa của dân tộc Lô Lô tỉnh Cao Bằng

Trải nghiệm lễ Cầu mưa của dân tộc Lô Lô tỉnh Cao Bằng

Sắc màu 54 - Thúy Hồng - 21:56, 14/05/2024
Vừa qua, nhân sự kiện chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, đồng bào Lô Lô đến từ tỉnh Cao Bằng đã tái hiện lễ cầu mưa thu hút đông đảo du khách thăm quan, trải nghiệm.
Phát huy vai trò Người có uy tín tại vùng đồng bào DTTS Quảng Bình

Phát huy vai trò Người có uy tín tại vùng đồng bào DTTS Quảng Bình

Chính sách dân tộc - Ngọc Ánh - 21:25, 14/05/2024
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1265/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức tập huấn về công tác văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch cho cán bộ, công chức cấp xã, nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS tại Quảng Bình.
Quảng Trị: Vùng đồng bào DTTS và miền núi khởi sắc sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Quảng Trị: Vùng đồng bào DTTS và miền núi khởi sắc sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 21:23, 14/05/2024
Sau gần 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị đã có những bước phát triển mới. Nổi bật là cơ sở hạ tầng, nhất là các công trình dân sinh không ngừng được đầu tư, hoàn thiện; Nhiều mô hình sinh kế hình thành và đã phát huy hiệu quả..., góp phần cải thiện đáng kể đời sống của Nhân dân, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu.