Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hà Nội: “Điểm sáng” trong xây dựng nông thôn mới

Mai Hương - 18:10, 07/10/2023

Với 16/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới, 5 huyện đang hoàn thiện hồ sơ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 111 xã nông thôn mới nâng cao, 20 xã nông thôn mới kiểu mẫu... Thủ đô Hà Nội đang là “điểm sáng” trong xây dựng nông thôn mới (NTM) của cả nước.

NTM nâng cao đã đem lại cho người dân cuộc sống mới
NTM nâng cao đã đem lại cho người dân cuộc sống mới

Lợi ích thiết thực từ xây dựng NTM

Đơn cử như huyện Chương Mỹ, năm 2009, huyện vinh dự được Trung ương chọn xã Thụy Hương là một trong 11 xã điểm của cả nước xây dựng mô hình NTM. Đến nay, huyện đã có 30/30 xã đạt chuẩn NTM, được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM năm 2022. Hết năm 2022, huyện có 5 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và năm 2023 huyện tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để phấn đấu đạt 6 xã chuẩn NTM nâng cao và 1 xã đạt NTM kiểu mẫu.

Giờ đây, diện mạo nông thôn huyện Chương Mỹ đã đổi thay rõ rệt, với cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang. Huyện có 189/208 thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa; có 14 khu thể thao xã, 124 khu thể thao thôn, tổ dân phố; góp phần đáp ứng nhu cầu giao lưu, sinh hoạt, hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân. Nhiều mô hình, cách làm hay được nhân nhân rộng tại địa phương như: Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu bền vững; phong trào xây dựng các công trình, phần việc của thanh niên; phụ nữ duy trì các đoạn đường tự quản, đường nở hoa; đoàn viên, hội viên các tổ chức chính trị - xã hội trong huyện tích cực tham gia vệ sinh môi trường, làm những đoạn đường hoa, đường bích họa…

Song song với giao thông, hệ thống điện, trường học, trạm y tế ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện cũng được đầu tư xây dựng, nâng cấp phục vụ đời sống nhân dân, góp phần làm đổi thay diện mạo nông thôn. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Công nghiệp chiếm 57,6%, dịch vụ 27,1%, nông nghiệp 15,3%. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản đạt 17.490 tỷ đồng, bằng 100,4% kế hoạch năm và tăng 12% so cùng kỳ; giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ đạt 8.790 tỷ đồng, bằng 101,6% kế hoạch, tăng 15,2% so cùng kỳ; giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản đạt 4.836 tỷ đồng, bằng 103,8% kế hoạch năm, tăng 5,9% so cùng kỳ. Tổng thu ngân sách nhà nước của huyện đạt hơn 789,843 tỷ đồng…

Huyện Chương Mỹ thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp
Huyện Chương Mỹ thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp

Tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh cũng là một đơn vị điển hình trong xây dựng NTM với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt cao, bình quân thu nhập đạt 75 triệu đồng/người/năm. Theo Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Nhuế, xã Kim Chung, Đỗ Trung Ngự, xây dựng NTM nâng cao, người dân được hưởng rất nhiều thành quả, điện - đường - trường - trạm khang trang. “Trước kia, trong các khu dân cư còn để bậc thềm lấn chiếm lòng đường, xây dựng nông thôn mới nâng cao, chúng tôi vận động người dân xóa bỏ. Ngoài ra, tất cả ngõ, xóm đều có điện thắp sáng, các thôn đều có công viên mini để người dân thư giãn, thể dục. Giờ đây, nông thôn trên địa bàn đã mang dáng dấp của đô thị", ông Đỗ Trung Ngự chia sẻ thêm.

Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh Nguyễn Tuấn Hà cho biết: Đông Anh là một trong hai đơn vị đầu tiên của TP. Hà Nội vinh dự được đón “Bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015” của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2018. Đến nay, hạ tầng phục vụ các tiêu chí NTM đã được Lãnh đạo thành phố quan tâm đầu tư đồng bộ, hiện đại, gắn với tiêu chí phát triển đô thị. Hiện, huyện Đông Anh đã hoàn thành 31/31 chỉ tiêu huyện thành quận và 10/13 tiêu chí xã, thị trấn thành phường, đủ điều kiện được công nhận thành quận, thành phường.

Diện mạo NTM ở huyện Đông Anh-sáng giá trở thành quận mới của Hà Nội
Diện mạo NTM ở huyện Đông Anh-sáng giá trở thành quận mới của Hà Nội

Bức tranh nông thôn Thủ đô thay đổi toàn diện

Kể từ khi triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, đặc biệt là Chương trình 02 và nay là Chương trình 04 của Thành ủy Hà Nội về phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng NTM, ngoại thành ở Thủ đô đã trở thành những miền quê đáng sống. Hiện, Hà Nội chỉ còn 2 huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức chưa đạt chuẩn NTM, còn Đan Phượng, Gia Lâm, Đông Anh, Hoài Đức, Thanh Trì đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023. Theo đó, toàn TP đã có 382/382 xã đạt chuẩn NTM, 111 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 20 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), lũy kế từ năm 2019 đến nay, Thủ đô Hà Nội đã tổ chức đánh giá, công nhận được 2.167 sản phẩm OCOP. Trong đó có 1.871 sản phẩm OCOP còn hiệu lực. Riêng trong năm 2022, Hà Nội đánh giá, công nhận được 518 sản phẩm OCOP, tăng 118 sản phẩm so với kế hoạch đề ra.

Về phát triển kinh tế nông thôn, hiện Hà Nội đã có 1.389 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, trong đó 1.165 HTX đang hoạt động. Toàn TP. Hà Nội hiện có 321 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc 24 quận, huyện, thị xã. Có 70 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động, tổng diện tích theo quy hoạch là 1.686 ha. Hiện, các cơ sở sản xuất hoạt động ổn định và có xu hướng tiếp tục phát triển. Tốc độ gia tăng giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân hàng năm 3,03%.

Bức tranh đời sống của người dân thay đổi mạnh mẽ nhờ xây dựng NTM
Bức tranh đời sống của người dân thay đổi mạnh mẽ nhờ xây dựng NTM

Nhờ được quan tâm, bố trí nguồn lực đầu tư nên chỉ trong thời gian ngắn, hạ tầng xã hội, hạ tầng phục vụ sản xuất, dân sinh của Hà Nội đã phát triển khá đồng bộ. Sản xuất nông nghiệp, các làng nghề có nhiều bước phát triển, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tốt, doanh thu lẫn giá trị sản xuất tính theo héc-ta tăng cao lên tới hàng tỷ đồng như: Mô hình trồng hoa ứng dụng công nghệ cao ở Đan Phượng, Hoài Đức hay mô hình nuôi vỗ béo bò 3B của một số nông dân ở Hoài Đức, Đan Phượng cho lợi nhuận hàng tỷ đồng...

Nhờ đó, đời sống của người nông dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người tại khu vực nông thôn đã đạt trên 54 triệu đồng/người/năm. Một số huyện có thu nhập bình quân tính theo đầu người dân cao như: Đan Phượng (66 triệu đồng/người/năm), Gia Lâm (65 triệu đồng/người/năm)… Đa số các hộ gia đình có nhà ở kiên cố, khang trang; 100% trạm y tế xã có bác sĩ công tác tại trạm; đường làng ngõ xóm khang trang, bê tông hóa...

Ông Nguyễn Văn Chí, Phó chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối NTM TP. Hà Nội cho biết, theo Quyết định số 3098/QĐ-UBND của UBND TP. Hà Nội, Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao gồm 19 tiêu chí, 78 chỉ tiêu. Trong đó có một số tiêu chí, chỉ tiêu mới so với Bộ tiêu chí giai đoạn 2016 - 2020 và một số chỉ tiêu yêu cầu cao hơn hoặc cụ thể so với quy định của Thủ tướng Chính phủ. Đối với xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, phải đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 theo quy định. Ngoài ra, phải đạt các chỉ tiêu bắt buộc như: Thu nhập, mô hình “thôn thông minh”. Đối với các tiêu chí tự chọn, các xã chọn 1 trong 8 lĩnh vực để thực hiện, là: An ninh trật tự, môi trường, sản xuất, y tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, du lịch, chuyển đổi số...

Có thể thấy, sau nhiều năm quyết tâm thực hiện xây dựng NTM, bức tranh nông thôn của Thủ đô Hà Nội đã có sự thay đổi toàn diện, tích cực. Chương trình xây dựng NTM đã thực sự đi vào cuộc sống, nhờ vào "ý Đảng lòng dân" thống nhất, đồng lòng. Đây cũng là đích đến cuối cùng của Chương trình xây dựng NTM mà Đảng và Nhà nước quan tâm xây dựng.

* Trang thông tin có sự phối hợp của Văn Phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP. Hà Nội

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Trị: Vùng đồng bào DTTS và miền núi khởi sắc sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Quảng Trị: Vùng đồng bào DTTS và miền núi khởi sắc sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Sau gần 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị đã có những bước phát triển mới. Nổi bật là cơ sở hạ tầng, nhất là các công trình dân sinh không ngừng được đầu tư, hoàn thiện; Nhiều mô hình sinh kế hình thành và đã phát huy hiệu quả..., góp phần cải thiện đáng kể đời sống của Nhân dân, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu.
Tin nổi bật trang chủ
Nhiều ý kiến tâm huyết góp phần nâng cao vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Nhiều ý kiến tâm huyết góp phần nâng cao vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tin tức - Văn Hoa - Hương Diệp - 5 giờ trước
Ngày 15/5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị xin ý kiến góp ý dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Đắk Lắk: Xử lý nhóm đối tượng chế tạo, mua bán vũ khí trái phép qua mạng xã hội

Đắk Lắk: Xử lý nhóm đối tượng chế tạo, mua bán vũ khí trái phép qua mạng xã hội

Pháp luật - Lê Hường - 5 giờ trước
Ngày 15/5, Công an Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa phát hiện xử lý nhóm đối tượng chế tạo, mua bán súng và các vũ khí, công cụ hỗ trợ trái phép qua mạng xã hội.
Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức hội thảo về thực hiện Nghị quyết số 06 tại Bắc Sơn

Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức hội thảo về thực hiện Nghị quyết số 06 tại Bắc Sơn

Chính sách dân tộc - Minh Anh - 5 giờ trước
Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo Đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII và Đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-BCH, ngày 19/02/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam, khóa XI về "Tăng cường công tác vận động phụ nữ DTTS, phụ nữ có đạo trong tình hình hiện nay”; Triển khai nghị quyết Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, kết quả đóng góp trong việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; thực hiện Dự án 8 thực hiện bình đẳng giới trong Chương trình MTQG DTTS và miền núi năm 2024 trên địa bàn xã Nhất Hòa, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Bình Gia (Lạng Sơn): Ra mắt Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Tày, Nùng

Bình Gia (Lạng Sơn): Ra mắt Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Tày, Nùng

Tin tức - Thúy Hồng - 5 giờ trước
Ban Tổ chức xây dựng mô hình Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian thuộc Chương trình MTQG 1719 năm 2024 tỉnh Lạng Sơn vừa tổ chức chương trình báo cáo kết quả xây dựng mô hình và Lễ ra mắt Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Tày, Nùng các thôn thuộc xã Hưng Đạo, huyện Bình Gia.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Media - BDT - 20:00, 15/05/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cây thông chữa bệnh gì?

Cây thông chữa bệnh gì?

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 19:03, 15/05/2024
Cây thông còn có tên gọi khác là thông, thông nhựa, thông hai lá... Trong Đông y, tất cả các bộ phận của cây thông đều có thể được dùng làm thuốc chữa bệnh cho con người. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây thông mời các bạn tham khảo.
“Tỉnh Bắc Kạn đã cụ thể hóa các Nghị quyết của Chính phủ thành kế hoạch, chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương”

“Tỉnh Bắc Kạn đã cụ thể hóa các Nghị quyết của Chính phủ thành kế hoạch, chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương”

Tin tức - Thanh Huyền - 19:01, 15/05/2024
Đó là phát biểu của đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thành viên Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 tại buổi làm việc với UBND tỉnh Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, ngày 15/5 tại tỉnh Bắc Kạn.
Thoái hóa khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Media - BDT - 16:00, 15/05/2024
Thoái hóa khớp là quá trình lão hóa của khớp theo độ tuổi, tình trạng sụn khớp - bộ phận có chức năng bảo vệ và giảm ma sát trong khớp bắt đầu bị bào mòn, phá vỡ cấu trúc. Vì thoái hóa khớp là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, nên khó tránh khỏi. Tuy nhiên chúng ta có thể làm chậm quá trình thoái hóa đó.
Đắk Lắk: Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản Mo Mường

Đắk Lắk: Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản Mo Mường

Sắc màu 54 - Hoàng Thùy - 11:56, 15/05/2024
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định số 1466/QĐ-UBND ngày 13/5/2024 về việc giao thực hiện quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Mo Mường.
Vụ hàng trăm công nhân ở Vĩnh Phúc bị ngộ độc: Đình chỉ bếp ăn, điều tra nguyên nhân

Vụ hàng trăm công nhân ở Vĩnh Phúc bị ngộ độc: Đình chỉ bếp ăn, điều tra nguyên nhân

Pháp luật - Minh Nhật - 11:53, 15/05/2024
Ngoài việc đình chỉ bếp ăn gây ngộ độc cho hàng trăm công nhân ở Vĩnh Phúc, Bộ Y tế đề nghị tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc theo quy định, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân.