Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giữ hồn quê ở vùng đất mới

T.Nhân-N.Triều - 07:29, 08/12/2023

Những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, theo phong trào làm kinh tế mới, nhiều hộ đồng bào Tày, Nùng rời vùng núi Tây Bắc di dời đến các địa phương trong cả nước để xây dựng cuộc sống mới, trong đó có xã Ea Ly, huyện Sông Hinh (Phú Yên).

An cư, lập nghiệp

Hưởng ứng phong trào kinh tế mới, vào tháng 4/1989, 25 hộ dân tộc Tày, Nùng ở các tỉnh miền núi phía Bắc rời quê hương vào định cư tại xã Ealy. Hơn 30 năm ở vùng đất mới, nhờ đất đai phì nhiêu, khí hậu thích hợp và sự cần cù chịu khó làm ăn, cuộc sống của hầu hết những hộ dân di cư đều ổn định, nhà cửa khang trang, mỗi gia đình đều có dăm ba héc ta mía, sầu riêng, cây ăn trái các loại.

Con đường vào các thôn của những hộ dân Tày, Nùng được xây dựng khang trang
Con đường vào các thôn của người Tày, Nùng ở Ea Ly được xây dựng khang trang

Những ngày cuối năm, chúng tôi về xã Ea Ly, gặp được ông Nông Văn Thức, 57 tuổi, dân tộc Tày, sinh sống tại thôn Tân Lập, được nghe ông chia sẻ những câu chuyện từ những ngày đầu dừng chân tại mảnh đất này. Ông Thức chia sẻ, vì cuộc mưu sinh, gia đình tôi phải di cư từ Lạng Sơn vào Phú Yên, đến nay cũng đã hơn 23 năm. Lúc bấy giờ, ở quê chúng tôi đá nhiều hơn đất cuộc sống khổ trăm bề. Nên khi có phong trào di cư vào Nam làm kinh tế mới, nhiều người dân hưởng ứng, chấp nhận xa quê hương, tìm nơi có điều kiện thuận lợi hơn để lập nghiệp.

“Khi mới vào đây, gom tất cả vốn liếng của gia đình cũng chỉ mua được 1 sào đất trồng mía. Thời gian rảnh, mình đi làm thuê để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Thấy mình siêng năng nên được nhiều người thuê. Dần dần tích cóp được ít vốn, tôi vay mượn thêm người thân bạn bè mua mua được 1ha đất trồng mía và trồng xen canh các loại cây ngắn ngày để tăng thêm thu nhập", ông Thức kể. 

Ông Thức cho biết, cứ thế, năm này qua năm khác, đến nay gia đình ông đã có được 4ha đất trồng mía, sầu riêng cùng nhiều cây ăn quả khác. Giờ thì gia đình có cuộc sống ổn định, con cái cũng lớn khôn, ăn học đàng hoàng; Ông không còn đi làm thuê nữa mà tập trung sản xuất trên diện tích đất của gia đình, mỗi năm cũng cho thu nhập hơn 300 triệu đồng. 

Ông Nông Văn Thức, đang chăm sóc vườn sầu riêng
Ông Nông Văn Thức, đang chăm sóc vườn sầu riêng

Còn ông Triệu Văn Tân 67 tuổi, người dân tộc Nùng, sống tại thôn Tân Sơn cho hay: Đến vùng đất mới, gia đình rất lo vì trong tay không có gì. Mình đi làm nhiều công việc như phát bãi, thu hoạch mía, sắn… lấy tiền để trang trải cho cuộc sống. Lúc mới vào gia đình chạy ăn từng bữa, cũng đâu có tiền mua đất làm kinh tế. 

Sau này, được sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương về vay vốn ưu đãi phát triển kinh tế, gia đình mạnh dạn vay tiền mua đất trồng mía và cây ăn quả. Hiện tại gia đình mình có 3,2ha đất trồng mía, mắc ca… Cứ thế, kinh tế dần ổn định và phát triển theo thời gian, đến nay mỗi năm gia đình tôi để ra tầm 200 triệu đồng.

Tại xã Ealy hiện nay, hầu hết các hộ di cư từ phía Bắc vào đều có cuộc sống ổn định. Ông Hoàng Đình Năm, Chủ tịch UBND xã Ea Ly cho biết: Trên địa bàn xã có 6 thôn, buôn, 13 dân tộc anh em đang sinh sống, chiếm 58% dân số. Tính riêng các dân tộc từ phái Bắc di chuyển vào có khoảng 1.700 hộ, chiếm 30%. Những hộ này làm kinh tế rất tốt, luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái hỗ trợ nhau phát triển kinh tế. Chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

“Giữ hồn quê hương” ở vùng đất mới

Mặc dù đã định cư lâu năm ở vùng đất mới, ngoài thời gian làm kinh tế, những người con xa quê luôn giữ lửa, với niềm đam mê nghệ thuật truyền thống và câu hát Then bên cây đàn tính giúp cho họ vơi đi nỗi nhớ quê nhà.

Vì cuộc mưu sinh, gia đình bà Lương Thị Hỷ phải di cư từ Cao Bằng vào Phú Yên, nhưng không vì thế mà bà quên hát Then. Đối với bà, việc gìn giữ và lưu truyền hát Then, như là một cách "giữ hồn quê hương” mình trên vùng đất mới.

Những hộ đồng bào Tày, Nùng ở Xã Ea Ly làm kinh tế rất tốt, luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái hỗ trợ nhau phát triển kinh tế.
Những hộ đồng bào Tày, Nùng ở Xã Ea Ly làm kinh tế rất tốt, luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái hỗ trợ nhau phát triển kinh tế.

Bà bảo, sinh ra và lớn lên ở vùng đất Cao Bằng, từ nhỏ, bà đã nghe các mẹ, các chị hát Then và dần thấm sâu trong tâm hồn mình. Rời quê vào Phú Yên lập nghiệp, hàng chục năm qua, cây đàn tính cùng điệu hát này vẫn theo bà trong những lúc nông nhàn, vào mỗi dịp lễ, Tết. Và rồi tình yêu với hátTthen của bà Hỷ đã lan tỏa đến những người con xa quê, thậm chí người dân địa gốc địa phương, gắn kết họ với nhau, để từ đó CLB Hát then xã Ea Ly ra đời vào năm 2014.

Đến nay, CLB đã có 16 thành viên ở độ tuổi từ 40 - 60, sinh hoạt định kỳ vào tối thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần. Vậy là, cứ khi xong việc nhà, việc đồng áng, đặc biệt là vào những dịp lễ, Tết, các bà, các cô lại cùng nhau hát cho nhau nghe và tập trung ôn luyện các câu ca, điệu nhạc chuẩn bị cho các hoạt động lễ hội của cộng đồng. 

Bà Hỷ chia sẻ: Ở Cao Bằng chúng tôi, đá nhiều hơn đất nên cuộc sống cũng rất khó khăn. Thế nhưng nhờ âm thanh đàn tính và lời hát Then vang vọng mà bao nhiêu thế hệ cha ông đã vượt qua nhiều khó khăn để trường tồn và phát triển. Chính vì vậy, khi đi đến vùng đất mới, chúng tôi cũng không quên mang theo món ăn tinh thần này.

Ông Nguyễn Đình Sao, dân tộc Tày, cũng là một người dành tình yêu đặc biệt cho điệu hát Then và cây đàn tính. Ông Sao tâm sự: Ông sinh ra và lớn lên tại tỉnh Lạng Sơn. Từ nhỏ, ông thường xuyên được nghe những lời hát Then của bà, tiếng đàn tính của mẹ. Cứ như vậy, những câu hát và tiếng đàn theo ông lớn dần và ngấm vào máu thịt. 

“Tôi vào xã Ea Ly lập nghiệp cũng được 31 năm rồi. Sau khi làm xong công việc, hễ có thời gian rảnh là tôi lại ngân nga những câu then và say cùng âm điệu của cây đàn tính”, ông Sao chia sẻ thêm.

Câu lạc bộ hát Then, đàn tính của những người con xa quê hương vào Xã Ea Ly lập nghiệp
Câu lạc bộ hát Then, đàn tính của những người con xa quê hương vào xã Ea Ly lập nghiệp

Là một người dành tình yêu lớn cho hát Then, hơn ai hết, ông Sao hiểu rằng, nếu không có người giữ lửa và trao truyền thì sẽ bị mai một. Chính vì thế, ông dành nhiều thời gian chỉ dạy các học viên trong CLB hát Then. Theo ông Sao, để có thể hát Then đúng điệu cần khá nhiều thời gian và công sức luyện tập. Muốn học hát Then phải thật sự đam mê nó, người học phải mắt thấy, tai nghe, tay sờ, cảm nhận

Ông Phan Ngọc Cường, Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh - Truyền hình huyện Sông Hinh cho hay: Giữa cuộc sống hiện đại, với nhiều dòng nhạc và nhạc cụ được du nhập mạnh mẽ, những việc làm của bà Lương Thị Hỷ, ông Nguyễn Đình Sao đang góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn và gìn giữ giá trị văn hóa dân tộc, nhất là việc lưu giữ những làn điệu hát Then với cây đàn tính trên quê mới.

Thực hiện Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, huyện Sông Hinh đã xây dựng Đề án bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống, gắn với phát triển du lịch. Tiếp tục tuyên truyền và cùng chung tay với xã Ea Ly duy trì, nhân rộng, để hát Then, đàn tính đến được với nhiều người hơn, đặc biệt là thế hệ trẻ.

  Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho Câu lạc bộ hát Then đi lưu diễn nhiều nơi, hỗ trợ về chi phí đi lại, may trang phục và mua đàn tính để bà con có động lực gìn giữ nét văn hoá truyền thống độc đáo của dân tộc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bảo tồn nghệ thuật hát Aday của đồng bào Khmer

Bảo tồn nghệ thuật hát Aday của đồng bào Khmer

Hát Aday- Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của đồng bào dân tộc Khmer vùng Nam Bộ nói chung, tỉnh Hậu Giang nói riêng là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian đặc sắc, có từ lâu đời. Nhằm bảo tồn, phát huy nghệ thuật trình diễn hát Aday, tỉnh Hậu Giang đã và đang ưu tiên nguồn kinh phí để các địa phương, nghệ nhân thực hiện những hoạt động thiết thực đối với loại hình nghệ thuật này.
Tin nổi bật trang chủ
Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Xã hội - Minh Nhật - 1 giờ trước
Mạng xã hội chưa bao giờ phát triển như hiện nay, cả về mức độ phổ biến và những tính năng kỹ thuật. Từ nhiều năm qua, nhiều hội, nhóm công khai có, kín có được thành lập trên mạng, thu hút rất nhiều thành viên (có những nhóm tới hàng trăm ngàn hội viên) lan truyền những nội dung phản cảm tiêu cực, kích động, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 1 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Công ty Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Ngày 8/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5/2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 1 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 1 giờ trước
Sau 3 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Bắc Kạn.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 1 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.