Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sứ giả của hát Then, đàn tính

Hồng Phúc - Trương Vui - 09:05, 08/11/2023

Ở Hà Giang, người dân đã quá quen thuộc với hình ảnh Xuân Hữu, sinh năm 1991- chàng trai người Tày với cây đàn tính rong ruổi trên những cung đường, đến tận những bản làng xa xôi nhất để tìm hiểu, lan tỏa phát triển đàn tính và chắp cánh những điệu Then của dân tộc mình mãi ngân vang.

Với Hữu, âm thanh Then, tiếng đàn tính là những giai điệu thần tiên đẹp đẽ nhất của tuổi thơ
Với Xuân Hữu, âm thanh Then, tiếng đàn tính là những giai điệu thần tiên đẹp đẽ nhất của tuổi thơ

Dũng cảm sống với đam mê

Xuân Hữu sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Hà Giang, nơi nổi tiếng với những điệu Then, đàn Tính mượt mà, những thanh âm ấy tự bao giờ đã thấm dần vào tâm hồn anh. Đối với Hữu, đó là những giai điệu thần tiên đẹp đẽ nhất của tuổi thơ. 

Ước mơ hát Then, đánh đàn tính, được nối tiếp các thế hệ, bảo tồn và lưu giữ những thanh âm đẹp đẽ của dân tộc mình đã nhen nhóm trong Hữu từ những ngày thơ bé. Nhưng Hữu cũng phải tạm “cất” ước mơ đó khi thi vào ngành sư phạm.

Năm 2012, Hữu có cơ hội được tham gia lớp học đàn tính do xã tổ chức, với mục đích thành lập đội văn nghệ dân gian, bảo tồn văn hóa của dân tộc. Anh chia sẻ: “Thật sự lúc đầu mình đăng ký tham gia chỉ vì niềm đam mê từ nhỏ, nhưng như có một sức hấp dẫn lạ lùng, càng học càng thấy hay, càng mê. Những lời hát Then, điệu đàn tính uyển chuyển khiến mình tò mò, thôi thúc mình tiếp tục con đường học đàn, học hát”.

Đó cũng là lúc Hữu vừa tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Giáo viên Tiểu học. Nhưng tình yêu mãnh liệt với hát Then, đàn tính đã thôi thúc anh rẽ ngang, quyết tâm trở lại với niềm đam mê của mình. Hữu chia sẻ, đời người chỉ sống một lần, không thể hoài phí ước mơ, niềm yêu thích của mình được. Dù cho gia đình, bạn bè ngăn cản, anh vẫn quyết tâm đến Tuyên Quang, xin theo học thầy Chu Văn Thạch, một nghệ nhân nổi tiếng về hát Then, đàn tính.

Bằng tình yêu với Then, Hữu chinh phục ước mơ, gặt hát được nhiều thành tích đáng ngưỡng mộ
Bằng tình yêu với Then, Xuân Hữu đã gặt hát được nhiều thành tích đáng ngưỡng mộ

Những ngày đầu đến xin thầy theo học, Hữu phải xin ở nhờ nhà một người bạn. Trong gần một tháng trời, dù chưa được thầy chấp nhận, anh vẫn kiên trì đi xem thầy diễn, hỏi han các nghệ nhân, một lòng xin thầy được học. Có lẽ nhìn thấy sự bền bỉ, lòng yêu nghệ thuật của cậu thanh niên trẻ tuổi, thầy Thạch đã đồng ý. Bắt đầu từ đó, Hữu theo thầy, thầy làm gì, anh làm nấy, một thầy một trò, ban ngày đi làm nương, làm rẫy, tối đến học Then, học đàn.

Nhớ lại khoảng thời gian ấy, chàng trai người Tày vui vẻ chia sẻ: “Thầy tôi nói đam mê khác với sự yêu thích nhất thời. Bởi một thứ phải vất vả, hy sinh, nhọc nhằn mới đem lại quả ngọt. Muốn nắm được tinh hoa của hát Then, đàn tính, phải như một người giữ lửa, dù có gió mưa cũng phải giữ ngọn lửa luôn cháy. Mãi sau này tôi mới nhận ra thử thách của thầy lại có ý nghĩa sâu xa đến vậy”.

Hữu quyết định tổ chức các lớp dạy hát Then, đàn tính trực tiếp cho những ai yêu thích, với mong muốn góp sức mình tô đậm lại những nét văn hoá của người Tày đang dần mờ nhạt trong đời sống
Hữu quyết định tổ chức các lớp dạy hát Then, đàn tính trực tiếp cho những ai yêu thích, với mong muốn góp sức mình tô đậm lại những nét văn hoá của người Tày đang dần mờ nhạt trong đời sống

Cứ thế, tình yêu với Then chưa bao giờ tắt, Hữu chinh phục ước mơ, gặt hát được nhiều thành tích đáng ngưỡng mộ. Anh đạt được huy chương vàng tiết mục “Độc tấu đàn tính” tại hội diễn các Đoàn nghệ thuật bán chuyên nghiệp của tỉnh Hà Giang năm 2022, cùng nhiều giải thưởng trong các cuộc thi Liên hoan dân ca dân vũ. Đây chính là kết quả xứng đáng cho những nỗ lực, cố gắng học hỏi không ngừng của Hữu với môn nghệ thuật này.

Nỗ lực trở thành sứ giả âm nhạc

Trong hành trình đi diễn, anh nhận ra, môn nghệ thuật truyền thống của đồng bào mình đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Hữu quyết định tổ chức các lớp dạy hát Then, đàn tính trực tiếp cho những ai yêu thích, với mong muốn góp sức mình tô đậm lại những nét văn hoá của người Tày đang dần mờ nhạt trong đời sống.

Cứ thế, hơn chục năm nay gắn bó với Then, Hữu đã rong ruổi nhiều nơi, tổ chức các lớp dạy Then ở nhiều huyện của tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng… Cây đàn tính và nghệ danh Xuân Hữu đã cùng anh miệt mài trên con đường bảo tồn, quảng bá điệu Then đàn tính, với mong muốn lan tỏa được sự vui tươi như mùa xuân của lời hát Then, tiếng đàn tính ấy đến với mọi người.

“Hiện tôi có vài trăm học sinh ở đủ mọi lứa tuổi. Trẻ nhất là đang học Tiểu học, người lớn tuổi nhất đã gần 90 tuổi. Cũng nhờ thế mà mình nhận ra sức sống, sự lan tỏa và hấp dẫn của Then, đây chính là động lực để mình cố gắng. Chừng nào còn có thể, mình sẽ còn tiếp tục dạy hát Then, đàn tính”, Hữu nói.

Lớp học của Hữu dạy cho cả các em nhỏ, lan tỏa đến các em tình yêu hát Then, đàn tính và văn hóa dân tộc
Lớp học của Xuân Hữu lan tỏa đến các em tình yêu hát Then, đàn tính và văn hóa dân tộc

Đặc biệt, Hữu còn tận dụng sự phát triển của mạng xã hội để quảng bá hát Then, đàn tính. Trong quá trình dạy Then, anh quay video đăng tải lên Youtube, Facebook và nhận được hàng chục nghìn lượt xem của khán giả trong và ngoài nước. Hiện tại kênh Youtube Xuân Hữu đàn tính đã có gần 20 nghìn người theo dõi.

“Tôi đã tạo ra một kênh nghệ thuật cho những ai yêu Then, muốn học và tìm hiểu về Then và đàn tính. Trong thế giới phẳng như ngày nay, mỗi người con của dân tộc cần phải có tinh thần chủ động bảo tồn văn hoá. Phải biết yêu, biết quý kho báu của cộng đồng mình”, Hữu chia sẻ.

Cũng từ đó, Hữu nảy ra ý tưởng sẽ kết hợp hát Then, đàn tính với phát triển du lịch địa phương, vừa là cơ hội để giới thiệu, quảng bá hát Then và đàn tính vừa tăng thêm thu nhập cho đồng bào. Nghĩ là làm, Hữu bắt đầu dạy thử nghiệm hát Then ở Du Già và nhận được hiệu ứng rất mạnh mẽ, đặc biệt là khách nước ngoài.

Từng kỹ thuật tỉ mỉ được Hữu chỉ dạy nhiệt tình cho từng
Từng kỹ thuật tỉ mỉ được chàng trai Xuân Hữu chỉ dạy nhiệt tình cho các học viên

Du khách rất hào hứng với môn nghệ thuật này, bởi nhìn qua thì rất đơn giản, mà âm thanh lại rất đặc sắc, khi réo rắt, rộn rã, lúc lại nhịp nhàng, khắc khoải. Có người xin học, thích thú đến nỗi 12h đêm vẫn học. Có người đến tận khi ra sân bay trở về quê hương, vẫn còn chia sẻ ấn tượng với đàn tính, mặc dù họ không hiểu hết thanh âm và ý nghĩa của từng câu hát. Thậm chí, khi về nước, họ còn giới thiệu nhiều bạn khác lên gặp trực tiếp Hữu để được trò chuyện, nghe và học hát Then.

Hữu nhận ra âm nhạc nói chung và hát Then, đàn tính nói riêng có thể phá vỡ rào cản ngôn ngữ. Văn hóa chính là cách chạm đến trái tim mọi người nhanh nhất.

“Tôi nguyện trở thành một sứ giả âm nhạc, bảo tồn và phát triển âm thanh độc đáo của Then. Tôi muốn góp phần nhỏ bé làm sống lại không khí sống động của Then như ngày thơ bé, mang những thanh âm tuyệt vời của dân tộc mình bay cao, bay xa hơn nữa”, Xuân Hữu chia sẻ. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.
Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Xã hội - Minh Nhật - 10 giờ trước
Mạng xã hội chưa bao giờ phát triển như hiện nay, cả về mức độ phổ biến và những tính năng kỹ thuật. Từ nhiều năm qua, nhiều hội, nhóm công khai có, kín có được thành lập trên mạng, thu hút rất nhiều thành viên (có những nhóm tới hàng trăm ngàn hội viên) lan truyền những nội dung phản cảm tiêu cực, kích động, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 10 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 10 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 10 giờ trước
Ngày 8/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5/2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 10 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 10 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 10 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Trang địa phương - Mỹ Dung - 10 giờ trước
Ngày 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán nhân dịp đoàn có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Xã hội - Khánh Ngân - 10 giờ trước
Trung tá Hồ Lê Luận - Chính trị viên Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa cử cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn để hỗ trợ đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa vụ Đông xuân 2023 - 2024.