Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giải pháp ngăn chặn các xã tái đặc biệt khó khăn ở Thanh Hóa: Nhiều xã thoát nghèo lại rớt chuẩn (Bài 1)

PV - 06:02, 11/11/2022

Những năm qua, nhờ triển khai thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, các chương trình mục tiêu quốc gia, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và Nhân dân, Thanh Hóa có 79 xã vùng đồng bào DTTS và miền núi được đưa ra khỏi xã ĐBKK trở thành xã NTM. Để các xã phát triển bền vững, nguồn "trợ lực" từ các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là Chương trình mục quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-20230 giữ vai trò đặc biệt quan trọng.

Thanh Hóa có 79 xã ra khỏi diện đặc biệt khó khăn theo Quyết định 861 của Thủ tướng Chính phủ.
Thanh Hóa có 79 xã ra khỏi diện đặc biệt khó khăn theo Quyết định 861 của Thủ tướng Chính phủ.

Dấu ấn trong công tác giảm nghèo

Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa, đến cuối năm 2021, các mục tiêu giảm nghèo của tỉnh Thanh Hóa về cơ bản đã hoàn thành. Tỷ lệ hộ nghèo của các huyện miền núi Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020, bình quân mỗi năm giảm 4,62%; trong đó đối với 100 xã ĐBKK, xã biên giới, xã an toàn khu, vùng đồng bào DTTS và miền núi đã giảm được 6,84%/năm; hộ nghèo DTTS giảm 5,82%/năm.

Đến nay, Thanh Hóa có 11 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; 341 xã trong tổng số 465 xã và 809 thôn, bản miền núi đạt chuẩn NTM. Trong đó, 48 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 5 xã và 145 thôn, bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Số xã đạt về tiêu chí trường học, cơ sở vật chất văn hóa, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn lần lượt là 84,3%, 86% và 92%. Đáng chú ý, các tiêu chí duy trì tỷ lệ số xã đạt hoặc tăng 1-4%.

Việc ra khỏi xã ĐBKK là một động lực to lớn đối với các địa phương, thể hiện sự tuyên dương và ghi nhận của Chính phủ đối với những nỗ lực của các xã trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới
Việc ra khỏi xã ĐBKK là một động lực to lớn để các địa phương tiếp tục phát triển trong thời gian tới

Sau 12 năm triển khai xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn, miền núi Thanh Hóa có nhiều thay đổi. Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội của các địa phương, đặc biệt là vùng miền núi đã có bước phát triển; đời sống vật chất, tinh thần vùng đồng bào được cải thiện rõ rệt, người nghèo đã tiếp cận thuận lợi và đầy đủ hơn các chính sách trợ giúp của Nhà nước; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường và củng cố.

Dấu ấn nổi bật nhất trong công tác giảm nghèo là đến năm 2021, Thanh Hóa có 79 xã ra khỏi diện ĐBKK theo Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Về phê duyệt danh sách xã khu vực III, II, I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025” (sau đây gọi tắt là Quyết định 861).

Việc ra khỏi xã ĐBKK  và được công nhận hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng NTM, là động lực, sự cổ vũ tích cực đối với các địa phương từ sự ghi nhận của Chính phủ đối với những nỗ lực của các xã trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới

Tuy nhiên, nhìn nhận từ thực tế, đối với một số địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi, với đặc thù về địa lý, thổ nhưỡng, xuất phát điểm thấp nên công tác giảm nghèo chưa đồng đều và bền vững, vẫn còn nhiều hộ khó khăn.

Thanh Hóa huy động các nguồn lực để hỗ trợ thêm mức đóng BHYT ngoài mức hỗ trợ đóng từ ngân sách Trung ương cho một số nhóm đối tượng
Thanh Hóa huy động các nguồn lực để hỗ trợ thêm mức đóng BHYT ngoài mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho một số nhóm đối tượng

Chưa hết khó khăn

Việc xã ra khỏi vùng khó khăn đồng nghĩa với nhiều chính sách ưu tiên về an sinh xã hội bị cắt giảm. Điều này cũng gây khó cho các địa phương trong việc hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an sinh. Như việc khó khăn trong thiếu hụt chỉ tiêu về bảo hiểm y tế cho người dân. Đến hết năm 2021, sau khi không còn sự hỗ trợ của Nhà nước về mua thẻ BHYT, thì đầu năm 2022, tỷ lệ BHYT ở các huyện giảm mạnh. Nhiều hộ dân dù không thuộc diện hộ nghèo, nhưng hoàn cảnh còn khó khăn không đủ điều kiện tham gia BHYT tự nguyện.

Nói về tình trạng này, ông Vũ Cao Cường, Giám đốc BHXH huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) cho hay: “Đầu năm 2022, với 7 xã ra khỏi diện ĐBKK kéo theo đó là giảm 14.000 người không tham gia BHYT. Tính đến tháng 9/2022, tỷ lệ bao phủ BHYT của huyện mới đạt 76,9%, giảm 19,1% so với năm 2021, trong khi đó tỷ lệ tỉnh giao là 90%. Một con số rất khó thực hiện”.

Ra khỏi xã đặc biệt khó là một động lực to lớn đối với các địa phương, tuy nhiên cũng tác động đến một bộ phận giáo viên công tác ở các vùng miền núi khó khăn
Ra khỏi xã đặc biệt khó là một động lực to lớn đối với các địa phương, tuy nhiên cũng tác động đến một bộ phận giáo viên công tác ở các vùng miền núi khó khăn

Quyết định 861 cũng tác động đến một bộ phận giáo viên công tác ở các địa bàn vùng miền núi khó khăn. Bởi lẽ chế độ lương và phụ cấp của giáo viên tại những xã ra khỏi vùng khó khăn cắt giảm, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của các thầy cô giáo.

Cô Ngân Thị Thướng, Hiệu trưởng Trường Mầm non Tam Thanh (Quan Sơn) cho biết: Xã Tam Thanh vừa ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn nên giáo viên cũng bị cắt giảm khoản tiền phụ cấp. Theo cô, trước kia, trường có người hưởng lương và phụ cấp ở mức 8 - 9 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, hiện lương và phụ cấp hàng tháng giảm xuống chỉ còn khoảng 6 triệu/tháng.

“Từ khi cắt giảm khoản tiền phụ cấp này, nhiều giáo viên lâm vào cảnh chật vật. Bởi lẽ, nhiều người đang “cắm” sổ lương, vay tiền ngân hàng để  sửa sang, cải tạo lại nhà cửa, hay mua sắm xe máy làm phương tiện đến trường; mua sắm máy tính để nâng cao chất lượng trong công tác dạy học. Bây giờ, mỗi tháng lương và phụ cấp còn khoảng 6 triệu đồng, sau khi trừ tiền nợ ngân hàng, các khoản đóng góp khác, nhiều cô nhận về số lương ít ỏi lắm”, cô Thướng bộc bạch.

Đối với học sinh, chế độ ăn trưa của các em tại các xã ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn cũng không còn, ảnh hưởng đến tâm lý cho con đến trường của nhiều phụ huỵnh và học sinh.

Tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú - Trung học cơ sở (PTDTBT - THCS) Tam Thanh có 263 học sinh (HS). Năm học trước, nhà trường có 193 HS thuộc diện ăn, ở bán trú trong ký túc xá. Tuy nhiên, từ khi thực hiện Quyết định số 861 có hiệu lực, nhà trường chỉ còn 65 HS thuộc diện bán trú được Nhà nước hỗ trợ ăn, ở hàng tháng để học tập.

Thầy Nguyễn Văn Dương, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Chúng tôi mong UBND tỉnh có phương án để hỗ trợ cho những học sinh bị cắt chế độ hưởng bán trú, để giúp các em có điều kiện đến trường thuận lợi hơn”.

Trước những khó khăn trên, chính quyền, ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa đang nỗ lực tìm các giải pháp để tháo gỡ, hỗ trợ người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi ở những xã vừa thoát nghèo vươn lên. Trong đó, việc triển khai nguồn lực đầu tư, hỗ trợ từ Chương trình mục quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-20230, đang được địa phương xác định là nguồn trợ lực quan trọng, giúp các xã vùng khó khăn vừa đạt chuẩn NTM phát triển bền vững...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Ngày 17/5, UBND huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Cư M’gar lần thứ IV - năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn dự và chỉ đạo Đại hội. Tham dự Đại hội còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, lãnh đạo huyện và 150 đại biểu chính thức đại diện cho gần 95 nghìn người đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.
Tin nổi bật trang chủ
20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam tổ chức lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024, với chủ đề "Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn".
Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 12 giờ trước
Ngày 18/5, tại xã Hải Sơn, Tp Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra khai mạc Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Tin tức - Thanh Nguyên - 12 giờ trước
Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ vừa ra mắt tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết sử thi 5 tập “Nước non vạn dặm” của ông nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024).
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Thời sự - PV - 12 giờ trước
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng việc Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.
Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Thời sự - PV - 12 giờ trước
Chiều 18/5, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 09:21, 18/05/2024
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 09:19, 18/05/2024
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:16, 18/05/2024
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:00, 18/05/2024
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 08:34, 18/05/2024
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 08:30, 18/05/2024
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.