Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giá vật liệu tăng, việc xây dựng đường giao thông ở vùng cao gặp nhiều khó khăn

Trọng Bảo - 19:58, 02/04/2023

Hiện nay, tỉnh Lào Cai đã và đang tập trung triển khai thi công các công trình giao thông nông thôn từ nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), trong đó, có nguồn vốn từ Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Tuy nhiên, giá cả nguyên vật liệu đang tăng cao khiến cho việc triển khai thi công các công trình đường giao thông nông thôn ở các xã vùng cao gặp rất nhiều khó khăn…

Tuyến đường thôn Tả Thền A được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi
Tuyến đường thôn Tả Thền A được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi

Tuyến đường giao thông đi thôn Sàng Lùng Phìn, xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương khởi công từ tháng 10/2022; đường được mở mới với chiều dài 2,5 km. Công trình được thiết kế với chiều rộng nền đường 6 m, mặt bê tông 3,5 m, rãnh 0,8 m, với tổng mức đầu tư 4,9 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. 

Dự kiến đến tháng 5/2023, công trình sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, hiện nay do giá nguyên vật liệu như: Cát, đá, xi măng tăng cao trong khi định mức đầu tư theo Nghị quyết 22/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Lào Cai về chính sách đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn xây dựng từ năm 2020 thấp và không phù hợp với giá cả thị trường hiện nay.

“Theo Nghị quyết 22, với tuyến đường này chúng tôi được hỗ trợ 90 triệu đồng cho nhân công đổ 1 km bê tông mặt đường. Trong khi đó, bình quân mỗi cây số đường cần khoảng 700 m3 bê tông, theo giá nhân công hiện nay là 300.000 đồng đổ 1 m3, thì mỗi cây số đường, giá nhân công phải là 210 triệu đồng. Với mức hỗ trợ hiện tại thì quá thấp, các tổ đội rất khó khăn trong quá trình thi công”, ông Ma Chiến Phúc - Bí thư xã Nậm Chảy cho biết.

Tương tự, tuyến đường thôn Tả Thền A, xã Thanh Bình, huyện Mường Khương có chiều dài 1,2 km, hiện đang thi công những mét bê tông mặt đường cuối cùng để có thể đưa vào sử dụng. Ông Phùng Huy Tường - Chủ tịch UBND xã Thanh Bình cho biết: Hiện nay, giá cả nguyên vật liệu đã khác rất nhiều so với trước đây, thậm chí như giá cát đến chân công trình cao gấp 2 - 3 lần so với dự toán.

“Thực tế thì xây dựng đường giao thông nông thôn đang thực hiện theo tinh thần Nhà nước và Nhân dân cùng làm. Trong đó, phần đóng góp của người dân rất quan trọng như hiến đất mở đường, tham gia ngày công lao động, đóng góp tiền… Tuy nhiên, đời sống của đồng bào các dân tộc trên vùng cao còn rất nhiều khó khăn, bà con rất đồng tình ủng hộ hiến đất mở đường còn đóng góp về tiền thì rất là khó…”, ông Tường thông tin.

Chương trình xây dựng giao thông nông thôn với phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm
Chương trình xây dựng giao thông nông thôn đang được thực hiện với phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm

Năm 2022, huyện Mường Khương có 39 tuyến đường giao thông nông thôn được đầu tư xây dựng, với tổng vốn đầu tư hơn 150 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn từ Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi là trên 80 tỷ đồng.

Ông Phạm Đức Trung, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện cho biết: Mường Khương là huyện 30a của tỉnh Lào Cai, giao thông đi lại khó khăn, cước vận chuyển cao, địa hình thi công có nhiều núi đá… nên việc áp định mức đầu tư như đối với các huyện vùng thấp thì rất khó khăn trong quá trình triển khai. Bên cạnh đó, hai năm trở lại đây giá cát, đá xây dựng tăng khoảng 200%.

“Năm 2022, khi phê duyệt dự án thì giá cát giao động từ 110 - 120 nghìn đồng/m3; nhưng hiện nay giá cát là 220 - 250 nghì đồng/m3. Bên cạnh đó, theo Nghị quyết 22 thì cũng khoán cho ngân sách huyện tương đối cao, ví dụ như phần làm rãnh đường thì chỉ hỗ trợ 6,2 tấn xi măng cho 100 m rãnh còn lại là ngân sách huyện. Trong khi đó, Mường Khương là huyện nghèo, thu ngân sách hàng năm rất thấp, nên để huy động nguồn đối ứng cũng rất khó. Khó khăn là như vậy, nhưng huyện cũng đang quyết tâm làm với quan điểm phần nào dễ làm trước, khó làm sau”, ông Trung phân tích.

Với mục tiêu, đến năm 2025, toàn tỉnh Lào Cai có 100% các xã cơ bản hoàn thành tiêu chí giao thông theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, 100% các thôn bản có đường giao thông đến trung tâm được bê tông hóa… UBND tỉnh đã giao danh mục chuẩn bị đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu cho các huyện, xã giai đoạn 2021 - 2025, với 1.055 công trình, tổng chiều dài 2.148 km. 

Riêng trong năm 2022, toàn tỉnh đã khởi công 374 tuyến đường, với tổng chiều dài hơn 665 km. Theo ông Phan Thành Dương - Trưởng phòng quản lý giao thông, Sở Giao thông vận tải và Xây dựng Lào Cai, thời gian qua, tỉnh đã lồng ghép các nguồn lực từ các Chương trình MTQG và ngân sách địa phương để thực hiện mở mới, nâng cấp các tuyến đường giao thông. Chương trình xây dựng giao thông nông thôn với quan điểm là Nhà nước và Nhân dân cùng làm, trong đó Nhà nước sẽ hỗ trợ những phương tiện, vật liệu người dân không thể sản xuất được như máy lu, xi măng, cát, đá. Về phía người dân sẽ hiến đất, đóng góp nguồn lực để làm đường…

Giao thông nói chung, giao thông nông thôn nói riêng có vai trò hết sức quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK
Giao thông nói chung, giao thông nông thôn nói riêng có vai trò hết sức quan trọng trong thúc đẩy phát triển KT-XH vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn

“Theo Nghị quyết 22 thì với các xã vùng III, Nhà nước sẽ hỗ trợ 90 triệu đồng tiền nhân công đổ bê tông 1 km đường, còn lại là cân đối từ nguồn ngân sách huyện, nhưng không quá 130 triệu đồng. Còn đối với vật liệu, khi các địa phương lập dự án thì tính theo giá tại thời điểm đó. Còn việc quản lý giá vật liệu thì trách nhiệm thuộc về chính các địa phương có mỏ cát, mỏ đá phối hợp với cơ quan thuế để tránh tình trạng chênh lệch giá thực tế với giá lập dự án”, ông Dương nhấn mạnh.

Giao thông nói chung, giao thông nông thôn nói riêng có vai trò hết sức quan trọng trong thúc đẩy phát triển KT-XH, giao thương hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy, việc giá vật liệu tăng cao đã và đang ảnh hưởng tới tiến độ thi công các công trình giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Để bảo đảm chất lượng, tiến độ các công trình, cũng như giải quyết khó khăn cho cơ sở, các cơ quan liên quan cần sớm khảo sát, đánh giá để có những giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kiên Giang: Chính sách dân tộc góp phần bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển

Kiên Giang: Chính sách dân tộc góp phần bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển

Kiên Giang xác định việc thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng. Theo đó, thành quả trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, là “bằng chứng sống, sinh động”, khẳng định chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta trong việc bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển.
Tin nổi bật trang chủ

"Hiến kế" để thành lập Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Du lịch - Ngọc Ánh - 5 giờ trước
Tại Tọa đàm “Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng – những cơ hội của tương lai”, nhiều chuyên gia văn hóa, bảo tàng, di sản và người dân làng cổ cùng bàn thảo, "hiến kế" để thành lập Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng. Tọa đàm do Ban Đại diện Nhân dân làng Bát Tràng phối hợp với Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt tổ chức.
Quảng Nam: Thành lập Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên cả nước

Quảng Nam: Thành lập Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên cả nước

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 5 giờ trước
Tỉnh Quảng Nam vừa đưa vào hoạt động Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước. Đây là hoạt động triển khai thực hiện Đề án tổ chức Năm phục hồi đa dạng sinh học Quốc gia - Quảng Nam 2024 - Chung sống hài hòa với thiên nhiên; đồng thời hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2024 - “Hãy là một phần của Kế hoạch đa dạng sinh học” và Ngày Quốc tế Bảo tàng 2024 - “Bảo tàng vì giáo dục và nghiên cứu”.
Nam Giang (Quảng Nam): Chuẩn bị tổ chức Liên hoan cồng chiêng lần thứ VI

Nam Giang (Quảng Nam): Chuẩn bị tổ chức Liên hoan cồng chiêng lần thứ VI

Sắc màu 54 - T.Nhân - H.Trường - 5 giờ trước
UBND huyện Nam Giang (Quảng Nam) vừa thống nhất nội dung tổ chức Liên hoan “Âm vang cồng chiêng” lần thứ VI năm 2024.
Bình Định: Tổ chức chuỗi sự kiện du lịch Hè năm 2024

Bình Định: Tổ chức chuỗi sự kiện du lịch Hè năm 2024

Du lịch - T.Nhân - 6 giờ trước
Nhằm hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia 2024 và tiếp nối thành công của Tuần lễ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định năm 2024 (Amazing Binh Dinh Fest 2024); đẩy mạnh quảng bá thương hiệu du lịch Bình Định đến du khách trong và ngoài nước, UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch tổ chức chuỗi sự kiện du lịch Hè năm 2024.
Ngoại hạng Anh: Chiến thắng sát nút Newcastle, Man United chấm dứt mạch trận tồi tệ

Ngoại hạng Anh: Chiến thắng sát nút Newcastle, Man United chấm dứt mạch trận tồi tệ

Thể thao - Hoàng Minh - 6 giờ trước
Đá bù vòng 34 Ngoại hạng Anh, Newcastle đến làm khách trên sân nhà của Man United. Dù đã rất nỗ lực, nhưng đội khách vẫn phải nhận thất bại sát nút trước một Man United đang gặp nhiều khó khăn.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Giới thiệu hơn 9.000 vị trí việc làm cho người lao động

Kon Tum: Giới thiệu hơn 9.000 vị trí việc làm cho người lao động

Xã hội - Ngọc Chí - 6 giờ trước
Sáng 16/5, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tỉnh Đoàn Kon Tum và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Ngày việc làm năm 2024. Với hơn 9.000 vị trí việc làm trong nước và đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đây là cơ hội để người lao động tiếp cận đầy đủ, kịp thời thông tin thị trường lao động và lựa chọn việc làm phù hợp.
Đắk Nông: Người dân gửi thư cảm ơn Công an giải cứu bé gái bị lừa “việc nhẹ lương cao”

Đắk Nông: Người dân gửi thư cảm ơn Công an giải cứu bé gái bị lừa “việc nhẹ lương cao”

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 6 giờ trước
Ngày 16/5, Công an Tp. Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị vừa nhận được thư cảm ơn của chị H’Riêu Byă, dân tộc Ê Đê, ở Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk vì đã kịp thời giải cứu và đưa em gái của chị về với gia đình an toàn khi bị kẻ xấu dụ dỗ lừa đảo với chiêu trò "việc nhẹ lương cao".
Ngoại hạng Anh: Chelsea có chuỗi 4 trận bất bại sau chiến thắng trước Brighton

Ngoại hạng Anh: Chelsea có chuỗi 4 trận bất bại sau chiến thắng trước Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 6 giờ trước
Chelsea đã vươn lên vị trí thứ 6 trên bảng xếp hạng sau khi đánh bại Brighton tại trận đá bù Vòng 34 Ngoại hạng Anh. Đây là chiến thắng thứ tư liên tiếp của Chelsea sau trận thua nặng nề Arsenal 0-5 ngày 24/4.
Truyền dạy nhạc cụ truyền thống Chăm tại huyện Hàm Thuận Bắc

Truyền dạy nhạc cụ truyền thống Chăm tại huyện Hàm Thuận Bắc

Chính sách dân tộc - Lâm Tấn Bình - 6 giờ trước
Bảo tàng tỉnh Bình Thuận vừa phối hợp với UBND xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tổ chức mở lớp truyền dạy nhạc cụ truyền thống Chăm gồm trống Ginang và kèn Saranai cho 21 học viên là con em đồng bào Chăm thuộc xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc.
Đắk Lắk: Nhiều tập thể, cá nhân hiến tặng hiện vật văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Nhiều tập thể, cá nhân hiến tặng hiện vật văn hóa truyền thống

Sắc màu 54 - Lê Hường - 12 giờ trước
Ngày 15/5, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk tổ chức sinh hoạt chuyên đề năm 2024 “Tự soi, tự sửa trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn thị xã Buôn Hồ”.