Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề nghiệp - Việc làm

Đổi mới công tác đào tạo nghề, giúp phụ nữ phát triển kinh tế

PV - 11:38, 19/08/2021

Đại dịch Covid-19 đang tác động và gây nhiều khó khăn đến thị trường lao động, việc làm. Vì vậy, trong thời điểm hiện tại, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phụ nữ TP. Cần Thơ đã linh hoạt, chủ động triển khai đào tạo bằng hình thức trực tuyến. Bên cạnh đó, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Thành phố cũng quan tâm công tác tuyên truyền định hướng nghề nghiệp bằng nhiều hình thức, góp phần nâng cao nhận thức cho hội viên trong việc chọn ngành nghề phù hợp.

Giáo viên dạy lớp nghề tóc online tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp phụ nữ TP Cần Thơ
Giáo viên dạy lớp nghề tóc online tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp phụ nữ TP Cần Thơ

Thực hiện nghiêm Chỉ thị 16/CT-TTg, Trung tâm DGNN phụ nữ TP. Cần Thơ linh hoạt chuyển đổi phương pháp dạy học trên lớp sang dạy trực tuyến. Hiện nay, Trung tâm DGNN phụ nữ TP Cần Thơ mở khóa dạy nghề tóc online đầu tiên nhằm đáp ứng nhu cầu của học viên. Việc tổ chức đào tạo nghề online giúp các học viên làm quen với phương pháp học tập mới; đồng thời là cơ hội để đội ngũ giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong xây dựng các bài giảng dễ hiểu, dễ tiếp thu.

Chị Lê Thị Dung, giáo viên kiêm quản lý Công ty TNHH L’Oreal Việt Nam, chia sẻ: “Trước khi dịch bệnh bùng phát, mỗi năm, chúng tôi dạy 2 - 4 lớp nghề tóc; mỗi lớp 20 - 25 học viên trở lên. Thông qua lớp học miễn phí này, nhiều học viên trở thành thợ tóc chuyên nghiệp. Nhiều bạn còn đầu tư được tiệm làm đẹp riêng, qua đó giúp tạo việc làm cho nhiều hội viên khác. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, để tránh lớp nghề bị gián đoạn, tôi chuyển sang dạy online”.

Theo chị Dung, chỉ cần 1 máy tính hoặc điện thoại có kết nối internet, học viên đã có thể tham gia lớp đào tạo nghề tóc online. Thông qua ứng dụng zoom, các chị em được xem giáo viên thao tác và thực hành; tương tác với giáo viên để chỉnh sửa. Mỗi học viên được trung tâm hỗ trợ bộ dụng cụ nghề tóc đem về nhà, nên việc thực hành cũng thuận lợi hơn. Hiện nay, lớp nghề tóc online được dạy 3 - 4 buổi/tuần, vào các buổi sáng.

Nguyễn Lý Xuân Ngọc, học viên K15 lớp nghề tóc, ngụ tại phường Lê Bình, quận Cái Răng, chia sẻ: “Tôi đã theo học khóa nghề tóc này từ 3 tháng trước, chuẩn bị hoàn thành thì bị gián đoạn do dịch bệnh. Chính vì thế, Trung tâm đã hỗ trợ dụng cụ và dạy online. Qua màn hình điện thoại, tôi được giáo viên hướng dẫn tỷ mỉ các thao tác. Sau khi kết thúc khóa học, tôi dự định xin vào làm tại salon tóc và sẽ tiếp tục tham gia các khóa học nghề tóc nâng cao tại Trung tâm”.

Đào tạo nghề, hướng nghiệp cho hội viên phụ nữ là một trong những chỉ tiêu quan trọng được Hội LHPN TP. Cần Thơ quan tâm chỉ đạo, đưa vào nghị quyết thực hiện hàng năm. Tính đến đầu tháng 8/2021, Trung tâm DGNN phụ nữ TP Cần Thơ đã phối hợp Công ty TNHH L’Oreal đã khai giảng lớp tóc miễn phí cho 13 học viên; tổ chức để các học viên cắt tóc miễn phí cho 425 học sinh, người dân nhằm nâng cao tay nghề. Trung tâm DGNN phụ nữ TP. Cần Thơ còn phối hợp Trung tâm Chính sách nhân quyền Liên hiệp quốc Hàn Quốc (Kocun) tổ chức 1 lớp tin học và 1 lớp pha chế cho 10 phụ nữ hồi hương. Đa số học viên sau khi học nghề được các cấp Hội LHPN giới thiệu tìm việc làm theo nghề đã học.

Cùng với hoạt động của Trung tâm, tại các cơ sở Hội, hoạt động dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ được triển khai linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế. Qua đó, 8 tháng năm 2021, các cấp Hội LHPN đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho trên 2.200 chị; tranh thủ các nguồn vốn cho chị em vay phát triển kinh tế qua các dự án, như Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế; Quỹ “Vì quê hương”. Từ đầu năm đến nay, các cấp Hội LHPN đã hỗ trợ cho 7.670 hộ vay vốn từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội với tổng số tiền trên 192 tỷ đồng. Thông qua các nguồn vốn tiết kiệm, tổ hùn vốn, các cấp Hội đã phát vay cho 4.722 lượt phụ nữ nghèo với tổng số tiền trên 10,5 tỷ đồng.

Từ nhiều chương trình hỗ trợ thiết thực, các cấp Hội LHPN đã giúp cho nhiều hội viên có việc làm ổn định, phát triển sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, góp phần giúp chị em vươn lên làm giàu chính đáng./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Việc làm và "lỗ hổng" về an toàn lao động đối với đồng bào DTTS !?

Việc làm và "lỗ hổng" về an toàn lao động đối với đồng bào DTTS !?

Hiện lao động người DTTS có xu hướng dịch chuyển đến các vùng trọng điểm kinh tế, các khu công nghiệp, khu chế xuất và các làng nghề ven đô thị lớn để làm việc. Tuy nhiên, việc làm của lao động (LĐ) người DTTS vẫn chủ yếu là công việc giản đơn; phần lớn LĐ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Vì vậy, rủi ro luôn thường trực đối với LĐ người DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 8 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Xã hội - T.Nhân - 8 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính về kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đồng thời kiến nghị, hỗ trợ kinh phí để thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 8 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.

"Chữa bệnh" cho chiêng

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 8 giờ trước
Với sứ mệnh lưu giữ “hồn cốt” của cồng chiêng Tây Nguyên, những nghệ nhân tại các buôn làng Gia Lai đang miệt mài chỉnh sửa những tiếng chiêng lạc nhịp, để tiếng chiêng, tiếng cồng cổ mãi ngân vang “chín suối, mười đồi”. Họ như những bác sỹ không quản ngại ngày đêm lặn lội trên khắp các buôn làng để "chữa bệnh" cho chiêng.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 8 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 9 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 9 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 9 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Tin tức - PV - 16:15, 11/05/2024
Sáng 11/5, sau khi khảo sát tình hình khai thác cát sông phục vụ san lấp các tuyến cao tốc trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gặp gỡ người dân tại khu vực khai thác cát sông ở 3 xã Tích Thiện, Thiện Mỹ, Lục Sĩ Thành và thị trấn Trà Ôn (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long).