Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

ĐBSCL: Từ "dấu chân lấm bùn" đến bước chuyển mới

PV - 10:30, 10/03/2021

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cần chuyển đổi mô hình phát triển bền vững, chuyển đổi số để tạo ra nhiều giá trị hơn là tăng sản lượng, nhưng thực hiện bằng cách nào, công cụ gì? Đây là những câu hỏi chờ lời đáp từ thực tiễn với “bộ ba” chính sách phát triển vùng đất trù phù này, với tầm nhìn xa và quyết tâm cao của Chính phủ.

Ngày 14/3/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm các cánh đồng mẫu trồng các giống lúa mới của Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành, Tập đoàn Lộc Trời tại An Giang. - Ảnh: VGP
Ngày 14/3/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm các cánh đồng mẫu trồng các giống lúa mới của Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành, Tập đoàn Lộc Trời tại An Giang. - Ảnh: VGP

Thủ tướng Chính phủ vừa giao các bộ, ngành liên quan và địa phương vùng ĐBSCL chuẩn bị Hội nghị sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, dự kiến tổ chức vào trung tuần tháng 3/2021.

Tài nguyên đất và nước được ví như đôi chân kiến tạo và phát triển vùng ĐBSCL, hình thành trục xương sống của kinh tế vùng là nông nghiệp, thủy sản. Tuy nhiên, “đôi chân” này đang đứng trước 3 tầng thách thức to lớn mang tính quốc tế, từ khu vực Mekong và vướng mắc, hạn chế nội vùng. Các tầng thách thức không tác động riêng lẻ mà mang tính tích lũy, liên hoàn tạo ra nhiều hệ lụy, cần lời giải và quyết sách để vừa giải quyết bất cập trước mắt, vừa bảo đảm phát triển bền vững trong tương lai.

Yêu cầu đặt ra không chỉ là nhận thức đúng về thời cơ và thách thức, định vị đúng vai trò, vị trí của vùng ĐBSCL trong tiến trình phát triển hay một bản quy hoạch đẹp, mà điều cần quan tâm nhất là hiệu quả của hành động.

Mệnh lệnh từ thực tiễn đòi hỏi Nhà nước tăng vai trò kiến tạo, vai trò doanh nghiệp cần được phát huy, người dân cần không gian đủ rộng để tăng cường đổi mới, sáng tạo, huy động tốt hơn nữa khu vực tư nhân tham gia phát triển vùng.

ĐBSCL đòi hỏi một mô hình phát triển mới, vượt qua các điểm nghẽn bằng cơ chế tài chính vượt trội, hành động đột phá, không chỉ tập trung vào tăng trưởng kinh tế mà hướng tới phát triển toàn diện, bền vững.

Nghị quyết 120/NQ-CP: Mô hình phát triển mới

Những thách thức to lớn mà ĐBSCL đang đối mặt đòi hỏi sự nhận diện hệ thống, có chiến lược ứng phó dài hạn, sự tiếp cận đa ngành và phối hợp giải quyết liên ngành, liên vùng. Trong bối cảnh đó, Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu; quy hoạch tích hợp vùng đang được hoàn thiện; và tổng hợp các cơ chế chính sách phát triển vùng được kỳ vọng góp phần chuyển đổi mô hình phát triển mới cho vùng đất này. Theo đó, diện mạo tương lai của ĐBSCL được hình thành trên các trụ cột phát triển bền vững: Kinh tế, xã hội, môi trường và văn hóa bản địa.

Bộ 3 chính sách này chính là “công cụ” để xây dựng mô hình phát triển mới cho vùng ĐBSCL, đang được cụ thể hóa bằng các chương trình kế hoạch trung hạn, ngắn hạn và hằng năm, không chỉ nằm trong những cân đối từ khu vực đầu tư công mà còn đang được chuyển hóa thành chương trình, dự án đầu tư cụ thể từ khu vực tư nhân.

Cách tiếp cận theo vùng, liên vùng, phối hợp liên ngành cùng hành động mới mong thích ứng trước các biến đổi tự nhiên và xã hội qua hơn 3 năm triển khai thực hiện ngày càng chứng minh là quyết sách sống còn cho vùng nông nghiệp trọng điểm quốc gia.

Nghị quyết 120/NQ-CP giao 16 bộ, ngành liên quan cùng UBND 13 tỉnh, thành Tây Nam Bộ và TPHCM thực hiện 52 đầu việc thuộc các lĩnh vực: xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách vùng, tiểu vùng; quy hoạch, kế hoạch; xác định nguồn lực đầu tư, vốn; nguồn nhân lực, tài nguyên đất và nước … Các quyết sách mới có tính hệ thống, chiến lược, tầm nhìn dài hạn, với các đột phá về quan điểm phát triển, đặt ra yêu cầu sớm được hiện thực hóa bằng các quy hoạch, chương trình, kế hoạch hành động thực tế.

Triển khai Nghị quyết, các bộ, ngành Trung ương và địa phương đã lồng ghép vào nhiệm vụ, quan tâm thực hiện yêu cầu công tác quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, tăng cường liên kết các tiểu vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, ven biển phía Đông và bán đảo Cà Mau để đáp ứng yêu cầu trước mắt lẫn lâu dài.

Từ dấu chân lấm bùn…

Vượt qua thiên tai, dịch bệnh và trận hạn mặn nghiêm trọng năm 2020 như “cú đấm bồi”, nhiều sản phẩm nông nghiệp ĐBSCL từ lúa gạo, tôm, trái cây không chỉ về đích thắng lợi mà còn tạo ra vị thế mới. Ngành nông nghiệp đang tạo ra bước chuyển từ lượng sang chất, từ sản xuất theo dấu chân lấm bùn của kinh nghiệm truyền thống, sang ứng dụng công nghệ cao, từ đồng ruộng ra thương trường. Bước chuyển mới tiếp tục khẳng định tư duy sản xuất nông nghiệp hàng hóa, từ canh tác sang kinh doanh nông nghiệp, làm trụ đỡ cho các ngành công nghiệp chế biến, thương mại nông sản và an sinh xã hội.

Những lô gạo giá cao chinh phục các thị trường EU khó tính đã tham gia cuộc “xuất quân” đầu năm mới 2021. Cùng với hạt gạo, một số nông sản ĐBSCL như tôm, trái cây cũng đang được kỳ vọng đóng góp cho sự phục hồi chung của nền kinh tế. Tiếp sau các ưu đãi theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 01/8/2020 như “đường bay mới” mà nông sản vùng ĐBSCL đã bước đầu tận dụng để nâng cao năng lực thích ứng. Tiếp theo là Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), mặc dù có nhiều thách thức nhưng cũng đang mở ra nhiều cơ hội cho bước chuyển mới của nông sản ĐBSCL.

Năm 2020, nước ta vào nhóm các quốc gia hiếm hoi có tăng trưởng kinh tế dương trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, trong top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất và phục hồi kinh tế hình chữ V, những thành tựu chung này có vai trò bệ đỡ của kinh tế nông nghiệp và vai trò của nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Đó chính là kết quả tổng hợp của sự chuyển đổi liên tục cơ cấu kinh tế, nhiều mô hình thích ứng hiệu quả của nông dân, doanh nghiệp trước nhiều thay đổi từ biến đổi khí hậu, tài nguyên nước sông Mekong, thiên tai, dịch bệnh đến tác động của thị trường, sự dịch chuyển các chuỗi cung ứng và dịch vụ trong khu vực và trên thế giới.

“Nông sản kỹ thuật số”, tại sao không?

Tuy ở vị thế đang lên, nhưng nhìn tổng thể, với độ khó và tính cạnh tranh trên thương trường ngày càng lớn, nông sản vùng ĐBSCL sẽ “không dễ chơi” cả ở sân nhà – thị trường Việt Nam và sân khách – thị trường xuất khẩu. Trong bối cảnh chung, ngành nông nghiệp ĐBSCL cần tận dụng thời cơ “chuyển đổi số”.

Không chỉ nỗ lực của Chính phủ, đã có những doanh nghiệp tiên phong, nhiều nông dân đồng bằng đang hiện thực hóa nền kinh tế số trên những cánh đồng, vườn cây, ao cá. Nhiều ứng dụng mà cách đây vài năm được coi như chuyện đùa, nay là sự thật, như ứng dụng viễn thám cho đồng ruộng, công nghệ sinh học tuyển chọn giống lúa, kỹ thuật canh tác, quản lý đồng ruộng, thu hoạch - chế biến sau thu hoạch - tiêu thụ…

Sự tiếp cận vùng, theo chuỗi ứng dụng công nghệ, phát huy đổi mới sáng tạo và những ưu thế của kinh tế số (digital economy), kinh tế chia sẻ (sharing economy) không xa lạ với nông dân và người tiêu dùng thời gian gần đây qua các ứng dụng trực tuyến truy xuất nguồn gốc nông sản, kiểm xuất quy trình canh tác, điều khiển tự động... Nhưng “lúa gạo digital” hay “nông sản digital” cần các chuỗi giá trị liên kết chặt chẽ các tác nhân tham gia quy trình trong mối quan hệ gắn bó công nghệ - thị trường - lợi ích.

Việc chuyển đổi sang phương thức kinh doanh nông nghiệp của vùng ĐBSCL và “chuyển đổi số” cho nông sản Việt đòi hỏi phải nghiên cứu, kết nối thực tiễn, ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ trong việc xây dựng chuỗi liên kết thực phẩm, chọn các tiêu chuẩn phù hợp, xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng tin cậy làm công cụ, xây dựng các tác nhân nòng cốt tham gia chuỗi và huớng đến cộng đồng theo định hướng một chuỗi chất lượng mở.

Cần tiếp tục thực thi nhiều cơ chế, chính sách giải pháp xây dựng chuỗi giá trị nông sản hoàn chỉnh. Phải kiểm soát được tiêu chuẩn chất lượng từ sản xuất, chế biến đến các kênh phân phối bằng pháp luật và chất lượng quản lý. Nông dân đang cần tiếp tục được tập hợp lại cùng với các doanh nghiệp đủ mạnh phát triển sản xuất theo các chuỗi giá trị được quản lý từ đầu vào đến đầu ra. Vị thế của một cường quốc thế giới về xuất khẩu gạo hay các mặt hàng nông sản khác không phải không cần, nhưng quan trọng hơn là những giá trị mà nó mang lại.

Lời giải cho bài toán điều phối vùng

Một số vấn đề mới, quan trọng, mang tính đột phá nêu trong Nghị quyết 120 là thành lập Hội đồng điều phối vùng, đề xuất hình thành Quỹ phát triển bền vững vùng; thành lập Trung tâm thông tin tích hợp dữ liệu vùng đang dần lộ rõ hình hài.

Mọi hoạt động đầu tư phải được điều phối thống nhất, bảo đảm tính liên vùng, liên ngành, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình hợp lý, trong đó trước mắt tập trung ưu tiên các công trình cấp bách, các công trình có tính chất động lực, thúc đẩy phát triển kinh tế toàn vùng, các công trình thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân.

Quyết định 593/QĐ-TTg ngày 06/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thí điểm liên kết vùng ĐBSCL xác lập “cơ chế tài chính sáng tạo đầu tư vùng”, cho phép bố trí “mức vốn tối thiểu 10% so với tổng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương phân bổ cho các địa phương trong vùng”. Nhưng vấn đề mới này cho đến nay chưa thực hiện được, còn nhiều khó khăn, lúng túng. Việc hình thành Quỹ phát triển bền vững vùng ĐBSCL tới đây cần tháo được điểm nghẽn này.

Nghị quyết 120/NQ-CP tiếp tục đi vào cuộc sống phải bằng nguồn lực vật chất cụ thể được bố trí khoa học, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn và bảo đảm hiệu quả, minh bạch. Nhân dân đang kỳ vọng, nhưng nhân dân cũng chính là những người thầy nghiêm khắc từ thực tiễn. Kết quả 4 năm thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP cần được nhân lên trước yêu cầu và thách thức mới trong thực tiễn./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Xây dựng nông thôn mới ở miền núi Quảng Ninh: Sức bật từ Nghị quyết 06

Xây dựng nông thôn mới ở miền núi Quảng Ninh: Sức bật từ Nghị quyết 06

Cách đây 3 năm, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết 06-NQ/TU, ngày 17/5/2021 về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng – an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 06). Với nguồn lực được ưu tiên, nhiều cách làm sáng tạo, việc triển khai Nghị quyết 06 đã tạo sức bật cho những địa bàn khó khăn của tỉnh, nhất là trong xây dựng nông thôn mới.
Tin nổi bật trang chủ
Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Chính sách dân tộc - Phạm Chiến - 2 giờ trước
Ông Vàng Duần Phù, sinh năm 1971, dân tộc Dao, được biết đến là người thầy dạy chữ, dạy những đạo lý tốt đẹp cho lớp thanh niên trong cộng đồng dân tộc Dao đỏ ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ông được bầu là Người có uy tín với những đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Dao.
Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Người có uy tín - Thuận Thanh - 3 giờ trước
“Năm nay, bà con trong xóm Khuổi Khon được Nhà nước quan tâm làm đường bê tông vào tận bản, hỗ trợ, hướng dẫn nhiều cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao hơn, đời sống không còn khó khăn như trước nữa. Bà con phấn khởi lắm”, ông Chi Viết Hải, dân tộc Lô Lô, Người có uy tín xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng phấn khởi thông tin.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 4 giờ trước
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Sức khỏe - Minh Nhật - 15:17, 04/05/2024
Thời tiết nắng nóng dễ làm thực phẩm ôi thiu, hư hỏng, do đó người dân cần chú ý từ khâu lựa chọn thực phẩm, bảo quản, đến chế biến thức ăn.
Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín - Quỳnh Trâm - 14:30, 04/05/2024
Tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chung tay xây dựng quê hương; tiên phong đi đầu trong các phong trào thi đua để bà con tin tưởng làm theo... là công việc mà những Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở Thanh Hóa đã và đang miệt mài thể hiện để xứng đáng với sự tín nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tin yêu của người dân.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng chỉ đạo 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thủ tướng chỉ đạo 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thời sự - PV - 14:00, 04/05/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, trong tháng 5 và thời gian tới cần tập trung chuẩn bị thật tốt việc phục vụ Hội nghị Trung ương, kỳ họp Quốc hội sắp tới và triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 13:47, 04/05/2024
Cơ quan công tác dân tộc các địa phương xác định năm 2024 là năm “nước rút” để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Việc hoàn thành các mục tiêu của Chương trình không chỉ góp phần để vùng DTTS và miền núi cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng mà còn tạo nền tảng để địa bàn “lõi nghèo” bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 13:18, 04/05/2024
Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.
Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Thanh Nam - 13:12, 04/05/2024
Giải Đua ngựa Shanrila Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) được diễn ra với sự tham gia thi đấu của 64 nài ngựa, đến từ 5 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái. Đây là sự kiện thể thao Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).
Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Phóng sự - An Yên - 13:04, 04/05/2024
Lên Kỳ Sơn – huyện rẻo cao xứ Nghệ, đã không ít du khách từng cảm thấy mình “lạc lối”. Cũng bởi, nơi ấy không chỉ có “cổng trời” Mường Lống bảng lảng sương bay, tháp cổ Yên Hòa huyền bí, đỉnh Puxailaileng trên dãy Trường Sơn…; mà còn là những lễ hội Pu nhạ thầu, chọi bò, hoa mận, chợ phiên… thấp thoáng sau những cánh rừng pơ mu, sa mu tuyệt đẹp. Càng cuốn hút và hấp dẫn hơn khi đó là bản sắc văn hóa độc đáo lâu đời của cộng đồng các DTTS Mông, Thái, Khơ mú nơi đây.