Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề nghiệp - Việc làm

Đan lát - Nghề truyền thống độc đáo của người Khùa

Quỳnh Chi - Hương Giang - 07:01, 06/10/2021

Nghề đan lát đã gắn bó với người Khùa ở Quảng Bình từ thuở xa xưa. Hiện nay, nghề đan lát mây tre đang tiếp tục được đồng bào duy trì, gìn giữ.

Nghề đan lát đã gắn bó máu thịt, với người Khùa ở Minh Hóa. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)
Nghề đan lát đã gắn với người Khùa ở Minh Hóa từ lâu đời. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)

Lưu giữ linh hồn của người Khùa

Chúng tôi có dịp đến thăm đồng bào người Khùa (nhóm địa phương thuộc dân tộc Bru Vân Kiều) ở hai xã Dân Hóa, Trọng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình). Ở hầu hết các gia đình đều có những chiếc cu tôốc (mâm cơm), a chói (gùi), cà nhăng (gùi nhỏ), típ (giỏ nhỏ đựng cơm), cù pá (giỏ đựng cá)… được đan bằng mây, tre, vầu. Những dụng cụ ấy không chỉ phục vụ đời sống hàng ngày, mà còn thể hiện sự trân trọng giá trị văn hóa truyền thống của mỗi gia đình người Khùa.

Nhiều sản phẩm từ mây tre đan trở thành lễ vật không thể thiếu trong các nghi lễ quan trọng của người Khùa, như dịp cúng tế, cưới hỏi… Tại lễ cưới, trong các lễ vật mà nhà trai đưa đến nhà gái, có 3 sản phẩm của nghề đan lát, gồm cu tôốc, cà nhăng, típ. Trong đó, cu tôốc là một lễ vật bắt buộc.

Nếu những cô gái người Khùa giỏi thêu thùa, may vá, thì những chàng trai giỏi đan lát, đi rừng. Từ nhỏ, đàn ông người Khùa đã được dạy đan lát, thể hiện sự tài hoa, khéo léo của mình.

Ở bản Rôông, xã Trọng Hóa, cụ ông Hồ Xây nổi tiếng là nghệ nhân đan lát khéo nhất vùng. Nay đã 78 tuổi, nhưng ông vẫn nhanh nhẹn và tháo vát. Cụ Hồ Xây kể, từ năm 10 tuổi, cụ đã học đan lát, từ đó trở thành niềm say mê. Nghề đan lát đã gắn bó máu thịt, đến nỗi nhắm mắt cụ cũng có thể đan đẹp. Mỗi khi có nhà nào trong bản muốn đan cu tôốc, a chói làm quà cho con gái đi lấy chồng, họ lại đến nhờ cụ Xây đan.

Cụ chia sẻ, để làm nên những chiếc Cu Tôốc đẹp mắt, quan trọng nhất là kỹ thuật vót tre, vót mây phải đẹp, mềm mại, ngâm tẩm từng loại phải tốt thì khi đan, sản phẩm mới bóng và sắc sảo. Điều quan trọng nữa là tình yêu, niềm đam mê với nghề đan lát gửi gắm vào từng nan tre, sợi mây... Mỗi chiếc Cu Tôốc của người Khùa gồm 2 phần thân và đế. Tùy theo dụng ý sử dụng mà người nghệ nhân làm ra những chiếc Cu Tôốc to hay nhỏ, cũng như bố trí mức độ nông, sâu của bề mặt chiếc mâm cho phù hợp.

Sản phẩm đan xong, người Khùa treo lên gác bếp để hun khói. Khói bếp làm cho những sản phẩm này ngả sang mầu nâu đậm, hoặc vàng mật rất đẹp và bền.

Để hoàn thành mỗi chiếc Cu Tôốc, cụ Xây phải mất hơn 10 ngày, đó là chưa tính ngày đi rừng để lấy vật liệu. Nếu kiên trì ngồi đan thì mỗi tháng sẽ làm được 3 sản phẩm, mỗi sản phẩm bán được từ 1 đến 1,5 triệu đồng. Bình quân mỗi năm, cụ Xây cũng chỉ làm được 8 đến 10 chiếc Cu Tôốc, vài chục chiếc Cà Nhăng… Sản phẩm làm ra đều bán được hết, đặc biệt là trong ngày chợ phiên ở Y Leng, xã Dân Hóa.

Tại bản Rông, già làng Hồ Mai cũng được xem là một trong những người đan lát giỏi của xã Trọng Hóa. Hàng ngày, trong căn nhà sàn của mình, già Hồ Mai vẫn chăm chút vót từng sợi lạt để đan Cà Nhăng, Cù Pá, A Chói.

“Đã gọi là đan lát thì đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm, khéo léo và kiên trì thì mới cho ra sản phẩm bền và đẹp được. Ở đây, hầu hết đàn ông đều biết đan lát, nhưng để kiên trì và sống được với nghề thì vẫn khó”, già Mai nói.

Một nghệ nhân ở xã Trọng Hóa đang giới thiệu sản phẩm mây, tre của mình với khách. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)
Một nghệ nhân ở xã Trọng Hóa đang giới thiệu sản phẩm mây, tre của mình với khách. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)

Tìm hướng đi mới cho sản phẩm đan lát

Bà Hồ Thị Thoi, Bí thư Đảng ủy xã Trọng Hóa chia sẻ, những năm gần đây, sự phát triển không ngừng của các sản phẩm hiện đại khiến cho nghề đan lát truyền thống đang dần bị mai một. Thế nhưng, vẫn còn có những con người như già Hồ Xây, Hồ Mai, bằng sự đam mê, tâm huyết với các sản phẩm đan lát đã và đang góp phần giữ gìn, bảo tồn nghề truyền thống dân tộc. Đây là một nghề có tiềm năng những vẫn chưa được đầu tư đúng mức, địa phương rất cần các doanh nghiệp, cơ quan hỗ trợ quảng bá và mở lối tiêu thụ sản phẩm để tạo công ăn việc làm cho người dân.

Ông Đinh Văn Lĩnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa, đánh giá cao sản phẩm đan lát của đồng bào Khùa. “Chúng tôi đang hướng dẫn địa phương lập đề án, tổ chức lại sản xuất cho người dân để chủ động nguyên liệu và tăng năng suất, tạo thành sản phẩm trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Từ đó, huyện tiếp tục hỗ trợ xây dựng thương hiệu và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân…”, ông Lĩnh nói.

Phó Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình Đặng Đông Hà nhìn nhận, Chương trình OCOP ở các xã đang ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp truyền thống chất lượng cao phục vụ rất tốt cho du lịch. Đây là những sản phẩm lưu giữ nét độc đáo của vùng đất mà du khách đến và mang theo về. Vật dụng mây tre đan do người Khùa tạo ra cũng là một trong số các sản phẩm lưu niệm đặc trưng đó.

Sở Du lịch đã có hướng dẫn, khuyến khích các doanh nghiệp du lịch kết nối, lựa chọn những sản phẩm lưu niệm tiêu biểu để giới thiệu với du khách. Hơn thế, doanh nghiệp du lịch cần tham gia sâu hơn vào quá trình sản xuất của người dân, để nâng cao chuỗi giá trị, tạo ra nhiều sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách du lịch, chứ không chỉ là các vật dụng đẹp.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Dấu ấn từ cơ sở…

Dấu ấn từ cơ sở…

“Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS đã khá đầy đủ, vấn đề còn lại là ở việc thực thi. Do đó, khi nhận nhiệm vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, điều tôi quan tâm nhất là triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đảm bảo đúng đối tượng, đúng địa bàn, chính xác và khách quan…”. Chia sẻ của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đầu tháng 4/2021, trong những ngày đầu khi Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chính là mục tiêu hàng đầu mà Người đứng đầu cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc hướng tới. Bởi vậy, trong 3 năm qua, ông đã để lại nhiều dấu ấn trong những chuyến công tác về cơ sở.
Vì sự phát triển vùng DTTS và miền núi

Vì sự phát triển vùng DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - T. Bảo - L. Hường- N. Tâm - 2 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) là một chương trình lớn, lần đầu tiên được triển khai. Trong quá trình thực hiện, với sự đồng hành của Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu đề ra, vì sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi. Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi nhận những chia sẻ của lãnh đạo một số địa phương xung quanh vấn đề này.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thời sự - Minh Nhật (T/h) - 4 giờ trước
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Tin tức - PV - 5 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024.
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 8 giờ trước
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 8 giờ trước
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 9 giờ trước
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 9 giờ trước
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Chuyên đề - Song Vy - 9 giờ trước
Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) có trụ sở chính đặt tại ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, H.Châu Thành, Hậu Giang vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) liên quan nhân sự cấp cao thuộc NSH Petro.
Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Xã hội - T. Nhân- H. Trường - 9 giờ trước
Trước đây, Quảng Ngãi là một trong những địa phương có số lượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) rất lớn. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, đến nay tình trạng TH&HNCHT đã chấm dứt, những “lời ru buồn” trên non cao đã thưa dần.
Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Xã hội - Thúy Hồng - 9 giờ trước
UBND huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị và toàn bộ Nhân dân trên địa bàn huyện về việc mặc trang phục truyền thống các DTTS trên địa bàn huyện vào dịp Ngày hội Háng Pò năm 2024.