Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đăk Lăk: Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống chưa có hồi kết

Phúc An - 16:52, 12/12/2020

Tình trạng tảo hôn, sinh đông con ở các thôn, buôn vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk đã diễn ra nhiều năm nay, và vẫn chưa có hồi kết. Bởi người dân vẫn chưa thay đổi được quan niệm lạc hậu, sợ ế và tử tưởng “trời sinh voi, trời sinh cỏ”.

Chị Nông Thị Lý lấy chồng từ năm 15 tuổi
Chị Nông Thị Lý lấy chồng từ năm 15 tuổi

Lấy chồng từ thuở 13

Nạn tảo hôn và sinh đông con đã diễn ra tại xã Cư Kbang, huyện Ea Súp (Đăk Lăk) hơn 20 năm đến nay, vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Mỗi năm xã này vẫn con khoảng chục cặp vợ chồng lấy nhau dưới độ quy định của pháp luật. 

Đáng lo ngại, ở đây vẫn còn nhiều trường hợp kết hôn khi mới 13 - 14 tuổi. Điển hình em Nông Thị Nhất (SN 2002) ở thôn 6. Em bỏ học để lấy chồng từ năm 2016, đến nay đã con bồng con bế. 

Cũng lấy chồng sớm, 16 tuổi chị Nông Thị Lý ở thôn 1, xã Cư Kbang đã sinh con đầu lòng. Chị Lý giãi bày: "Theo quan niệm của ông bà, tổ tiên để lại thì, mỗi gia đình phải có ít nhất 2 trai, tôi sinh 3 lần nhưng vẫn chưa đủ con trai nên sẽ còn sinh tiếp".

Chị Hoàng Thị Châm, cán bộ dân số xã Cư Kbang cho biết: toàn xã có 98% dân số là người DTTS, hầu hết trẻ đều bỏ học khi mới học hết cấp 2. Do đó, mặc dù cán bộ các đoàn thể cùng với 17 cộng tác viên dân số ở các thôn liên tục tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các quy định về Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Dân số, kế hoạch hóa gia đình, nhưng người dân chỉ nghe mà không thực hiện. 

Theo quan niệm của ông bà, tổ tiên để lại thì mỗi gia đình phải có ít nhất 2 trai, tôi sinh 3 lần nhưng vẫn chưa đủ con trai nên sẽ còn sinh tiếp.

Chị Nông Thị Lý, người dân thôn 1, xã Cư Kbang

Tương tự, tình trạng tảo hôn đã diễn ra ở một số xã thuộc huyện M’Đrăk suốt nhiều năm nay và chưa có hồi kết. Theo số liệu thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2020, trên địa bàn huyện M’Đrăk có 11 trường hợp tảo hôn, có 82 trẻ được sinh ra là con thứ ba trở lên.

Như Thôn 4, xã Ea M'đoal hiện có 124 hộ, với 778 khẩu, 98% là đồng bào dân tộc Mông; tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của thôn hiện chiếm khoảng 80%. Hầu hết hộ nghèo đều rơi vào những gia đình đông con, những cặp vợ chồng tảo hôn. 

Lấy chồng từ thuở 13, đến nay mới ngoài 30 tuổi nhưng chị Giàng Thị Sáo có đến 8 người con, và đã lên chức bà ngoại. Chị Sáo chia sẻ: Vợ chồng mình không tổ chức cưới xin gì mà dọn về sống với nhau, ruộng nương ít chồng đi làm thuê nuôi cả gia đình. Phong tục của người Mông là thế, 14 - 15 tuổi chưa lấy chồng thì coi như ế rồi.

Tảo hôn và sinh con đông là nguyên nhân chủ yếu khiến cho tình trạng đói nghèo diễn ra “bền vững” tại địa phương nhiều năm nay, khiến cho tỉ lệ hộ nghèo trên toàn xã chiếm hơn một nửa. Nạn tảo hôn ảnh hưởng không ít đến sức khỏe của người mẹ sinh con khi chưa phát triển toàn diện về thể chất, tâm sinh lý. Trẻ sinh ra từ nạn tảo hôn thường bị suy dinh dưỡng, còi cọc, hay đau ốm.

Anh em họ hàng kết duyên chồng vợ

Không những tảo hôn, trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk còn phổ biến tình trạng hôn nhân cận huyết thống. Hậu quả từ việc kết hôn này để lại rất nặng nề, song nhận thức người dân vẫn hạn chế.

Tảo hôn, đông con vẫn phổ biến ở các buôn làng vùng sâu
Tảo hôn, đông con vẫn phổ biến ở các buôn làng vùng sâu

Chưa đủ tuổi kết hôn, vợ chồng H’Khuyết ở buôn A Yun, xã Ea Kuêh, huyện Cư M’gar quyết đến với nhau, mặc cho gia đình và chính quyền địa phương ngăn cản. Điều đáng nói là, người chồng của H’Khuyết lại chính là cháu ruột của bố, tức là anh em đời thứ 2. Sau hơn 1 năm H’Khuyết sinh con đầu lòng, may mắn bé lành lặn và phát triển bình thường.

Đứa con đầu may mắn vậy, nhưng không ai dám chắc chắn rằng, những đứa con sau của vợ chồng H’Khuyết có được như vậy hay không. Bởi khoa học đã chứng minh, hôn nhân cận huyết thống có nguy cơ cao sinh ra những đứa trẻ què quặt, bệnh tật, đau ốm và khả năng phát triển trí tuệ rất thấp.

Theo báo cáo Sơ kết 05 năm thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trong vùng dân tộc thiểu số” (giai đoạn 2015-2020) của Ban Dân tộc tỉnh Đăk Lăk thì,  trong những năm qua, thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn đang diễn ra phổ biến trong vùng đồng bào trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Năm 2019, tỉ lệ tảo hôn ở Đăk Lăk vẫn còn khoảng 28,98%, tập trung tại các huyện như: Ea Súp, Krông Búk, Ea H’leo, Krông Bông, M’Drắk, Krông Pắc, Lắk, Cư M’gar.... 

Trong đó, các dân tộc thiểu số có tỷ lệ tảo hôn cao là: Êđê, M’nông, Mông, Tày, Nùng, Dao, Gia Rai... Ở các xã vùng III; thôn, buôn đặc biệt khó khăn có tỷ lệ tảo hôn cao hơn so với những khu vực khác.

Cũng theo báo cáo, mặc dù chính quyền quan tâm, các ngành vào cuộc để đẩy lùi tình trạng hôn nhân cận huyết thống, và cũng đã có chiều hướng giảm so với những năm trước, song toàn tỉnh còn tồn tại 1.815 người có hôn nhân cận huyết thống, chủ yếu là dân tộc như Êđê (897 người), Gia Rai (294), Mông (158), M’nông (128)...Trong đó, phổ biến là kết hôn giữa con cô với con cậu, con dì; con chú với con bác...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 năm 2024 ở Nghệ An: Sớm có kế hoạch phân bổ nguồn vốn sự nghiệp

Chương trình MTQG 1719 năm 2024 ở Nghệ An: Sớm có kế hoạch phân bổ nguồn vốn sự nghiệp

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An vừa ban hành Nghị quyết số 12 ngày 22/4/2024 về việc phân bổ kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, năm 2024 (Chương trình MTQG 1719). Đây là cơ sở quan trọng để các địa phương có nguồn lực thực hiện các nội dung, tiểu dự án, dự án của Chương trình MTQG 1719. Tuy nhiên, tỉnh Nghệ An cần ưu tiên xem xét, lập kế hoạch phân bổ nguồn vốn này sớm hơn, làm cơ sở cho các địa phương chủ động thực hiện.
Tin nổi bật trang chủ
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Media - BDT - 19 phút trước
Ngày 8/5, tại trụ sở UBDT, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5 năm 2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê

Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê

Media - Tuấn Ninh - 1 giờ trước
Chiều 7/5, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và Tổng cục Thống kê (TCTK) ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà và Tổng Cục trưởng TCTK Nguyễn Thị Hương đồng chủ trì buổi lễ.
Chương trình MTQG 1719 năm 2024 ở Nghệ An: Sớm có kế hoạch phân bổ nguồn vốn sự nghiệp

Chương trình MTQG 1719 năm 2024 ở Nghệ An: Sớm có kế hoạch phân bổ nguồn vốn sự nghiệp

Công tác Dân tộc - Thanh Hải - 1 giờ trước
Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An vừa ban hành Nghị quyết số 12 ngày 22/4/2024 về việc phân bổ kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, năm 2024 (Chương trình MTQG 1719). Đây là cơ sở quan trọng để các địa phương có nguồn lực thực hiện các nội dung, tiểu dự án, dự án của Chương trình MTQG 1719. Tuy nhiên, tỉnh Nghệ An cần ưu tiên xem xét, lập kế hoạch phân bổ nguồn vốn này sớm hơn, làm cơ sở cho các địa phương chủ động thực hiện.
Quy trình thi giấy phép lái xe hạng A3 và A4 từ ngày 1/6/2024

Quy trình thi giấy phép lái xe hạng A3 và A4 từ ngày 1/6/2024

Xã hội - Minh Nhật - 1 giờ trước
Khi thi Giấy phép lái xe hạng A3 và A4 thì phải trải qua những phần thi nào và bao nhiêu điểm thì đậu? Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Hà Giang: Tổ chức Đại hội điểm Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV cấp huyện

Hà Giang: Tổ chức Đại hội điểm Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV cấp huyện

Công tác Dân tộc - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Sáng 8/5, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Đây là Đại hội được lựa chọn làm điểm cấp huyện.
Tin trong ngày - 9/5/2024

Tin trong ngày - 9/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Nguy cơ cao lũ quét, sạt lở ở vùng núi Bắc Bộ. Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương. Cô học trò dân tộc Mông xuất sắc giành giải Nhất tại cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sẽ diễn chuỗi hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” 2024

Sẽ diễn chuỗi hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” 2024

Xã hội - Văn Hoa - Hải Đăng - 1 giờ trước
Trong tháng 5/2024, Trung ương Hội Liên Hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam phối hợp với Công ty TCP Việt Nam - Nhãn hàng Red Bull tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2024. Chuỗi ngày hội cấp Trung ương sẽ diễn ra tại 3 tỉnh thành, gồm: Đà Nẵng, Thanh Hóa và Hải Phòng.
Sóc Trăng: Gian hàng 0 đồng dành cho đồng bào nghèo khu vực biên giới

Sóc Trăng: Gian hàng 0 đồng dành cho đồng bào nghèo khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - V.Long - M.Triết - 1 giờ trước
Ngày 9/5, tại xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Đồn Biên phòng Lai Hòa phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức “Gian hàng 0 đồng” dành cho người có hoàn cảnh khó trên địa bàn xã Lai Hòa. Đây là xã biên giới có trên 70% là đồng bào dân tộc Khmer.
Hoài Ân (Bình Định): Chuẩn bị tổ chức Ngày hội nông sản đặc trưng lần thứ II

Hoài Ân (Bình Định): Chuẩn bị tổ chức Ngày hội nông sản đặc trưng lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân - 1 giờ trước
Theo UBND huyện Hoài Ân (Bình Định), Ngày hội Nông sản lần thứ II sẽ diễn ra trong 3 ngày (16 - 18/5). Đây được đánh giá là ngày hội nông sản quy mô lớn nhất tỉnh Bình Định, quy tụ 105 sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương và một số huyện lân cận.
Festival Huế 2024: Khai thác chuỗi các lễ hội đặc sắc kéo dài trong bốn mùa

Festival Huế 2024: Khai thác chuỗi các lễ hội đặc sắc kéo dài trong bốn mùa

Tin tức - Tào Đạt - 1 giờ trước
Chiều 9/5, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Họp báo quốc tế Giới thiệu Festival Huế 2024 và Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024.
Nhiều hoạt động sôi nổi tại Ngày hội Háng Pò

Nhiều hoạt động sôi nổi tại Ngày hội Háng Pò

Sắc màu 54 - Thúy Hồng - Tuấn Ninh - 2 giờ trước
Ngày 9/5 (tức ngày mùng 2 tháng 4 năm Giáp Thìn), tại sân chợ Pác Khuông, xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, UBND huyện Bình Gia tổ chức khai mạc các hoạt động văn hóa thể thao và Ngày hội Háng Pò năm 2024.