Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 giúp Tà Cạ hồi sinh sau lũ dữ

Phạm Tiến - 04:16, 02/12/2023

Ngược theo con suối Huồi Giảng, người Thái, người Mông ở bản Hòa Sơn, xã Tà Cạ (Kỳ Sơn, Nghệ An) cũng đã kịp kiến tạo lại những gì lũ dữ cuối trôi. Bên kia đồi, con đường bê tông mới từ bản Cánh đi bản Bình Sơn II, sử dụng nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 cũng vừa hoàn thành và đưa vào sử dụng. Cùng với sự chung tay góp sức của bà con mường trên, bản dưới, Tà Cạ đã thực sự “hồi sinh” sau lũ dữ.

 Tà Cạ "hồi sinh"

Hơn 1 năm về trước, Tà Cạ, huyện miền núi Kỳ Sơn (Nghệ An) trở thành tâm điểm của cơn “đại hồng thủy”. Lũ quét xẩy ra vào rạng sáng ngày 2/10/2022 dường như đã san phẳng bản Hòa Sơn và ảnh hưởng nặng nề ở những bản lân cận của xã Tà Cạ. Theo thống kê, lũ đã khiến 1 người chết, 55 căn nhà bị cuốn trôi, 141 căn khác bị hư hỏng nặng, 36 hộ dân phải di dời khẩn cấp vì sạt lở, 2 xe ô tô và hàng trăm xe máy bị vùi lấp…Thiệt hại ước tính lên đến 200 tỷ đồng.

(CĐ Vận động) Tà Cạ “hồi sinh”
Một góc Bản Hòa Sơn, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) sau hơn 1năm lũ quét tràn qua

Với tinh thần tương thân tương ái và chia sẻ với đồng bào trong cơn hoạn nạn, cấp, các ngành, Quân khu IV, những đoàn tình nguyện viên mang theo thuốc men, nhu yếu phẩm... về với Tà Cạ. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, số tiền 55 tỷ đồng đã được quyên góp gửi về hỗ trợ Hòa Sơn, ngoài ra còn nhiều nhu yếu phẩm khác được hơn 600 đoàn sẻ chia kịp thời với đồng bào người Thái, Khơ Mú, Mông ở Tà Cạ.

Trở lại Tà Cạ hôm nay, dọc theo con suối Hồi Giảng, nhiều ngôi nhà mới kiên cố đã được xây dựng còn thắm màu ngói mới. Có những ngôi nhà vẫn đang trong quá trình xây dựng, ngổn ngang dàn giáo, cọc chống. Cùng với đó, những ngôi nhà lắp ghép do Bộ Công an tặng đồng bào cũng hiện hữu làm cho Hòa Sơn thêm khang trang.

(CĐ Vận động) Tà Cạ “hồi sinh” 1
Tuyến đường giao thông từ bản Cánh đi bản Bình Sơn 2 sử dụng nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 đã hoàn công đưa vào sử dụng

Bên kia đồi, tuyến đường bê tông từ bản Cánh đi bản Hòa Sơn II, cũng vừa mới hoàn thành đưa vào sử dụng. Đây là công trình sử dụng nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719, với tổng mức đầu tư gần 2,5 tỷ đồng. Bên taly dương của tuyến đường liên bản này, đồng bào đang kè bê tông để bảo vệ nơi làm nhà mới.

 Cũng từ nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719, Tà Cạ hiện đang làm chủ đầu tư xây dựng các công trình khác như: Công trình nước tập trung bản Cánh với tổng mức đầu tư trên 1,1 tỷ đồng. Khi hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ cung cấp nước sinh hoạt cho 74 hộ đồng bào DTTS. Cũng một công trình nước sạch khác có tổng mức đầu tư trên 2,3 tỷ đồng tại bản Hòa Sơn (Khu tái định cư mới) sử dụng nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719.

Đặc biệt, khu tái định cư bản Hòa Sơn cũng đang được triển khai xây dựng, dự kiến cuối năm nay hoàn thành bàn giao cho bà con về xây dựng nơi ở mới an toàn hơn. Đây là công trình trọng điểm sử dụng nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, do UBND huyện Kỳ Sơn làm chủ đầu tư. Khi hoàn thành mặt bằng, dự kiến sẽ tạo chỗ ở an toàn cho 70 hộ đồng bào ở bản Hòa Sơn - nơi tâm lũ quét hồi tháng 10/2022.

Nhiều công trình ở Tà Cạ được khởi công xây mới,đảm bảo an toàn cho cuộc sống của đồng bào ở Tà Cạ
Nhiều công trình ở Tà Cạ được khởi công xây mới,đảm bảo an toàn cho cuộc sống của đồng bào ở Tà Cạ

Cùng với đó, nguồn lực từ Dự án 1 Chương trình MTQG 1719, đã kịp thời hỗ trợ cho đồng bào các DTTS ở Tạ Cạ đất ở, nhà ở, đất sản xuất với hàng trăm hộ gia đình hưởng lợi. Từ đó, đồng bào đã sớm ổn định cuộc sống sau lũ dữ.

Hồi sinh từ trên “đống đổ nát”

Không giấu được cảm xúc, Chủ tịch UBND xã Tà Cạ Vi Văn Mằn bộc bạch “Tà Cạ hồi sinh rồi chú ạ”. Dừng lại hồi lâu rồi ông Mằn rưng rưng, sau lũ, Bộ Công an đã tặng đồng bào ở Tà Cạ 58 ngôi nhà lắp ghép. Tòa án Nhân dân tỉnh cùng Tòa án Nhân dân huyện xây 2 nhà đại đoàn kết....Cùng với đó, đã có trên 600 đoàn đến với đồng bào Tà Cạ chia sẻ thiệt hại sau lũ. 

Đặc biệt, gần đây nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719 đã giúp Tà Cạ xây dựng thêm nhiều công trình dân sinh thiết thực, nhiều mô hình sinh kế hiệu quả nên đời sống đồng bào dần ổn định, hướng đến phát triển bền vững.

Sau lũ, để các hộ đồng bào các DTTS ở Tạ Cạ bị trôi nhà sớm ổn định cuộc sống, Bộ Công an đã tặng 58 nhà lắp ghép cho các hộ
Sau lũ, để các hộ đồng bào các DTTS ở Tạ Cạ bị trôi nhà sớm ổn định cuộc sống, Bộ Công an đã tặng 58 nhà lắp ghép cho các hộ

Tà Cạ đã “hồi sinh”, cùng với cơ sở hạ tầng đã và đang kiến thiết lại, bào con cũng đã tập trung khôi phục sản xuất. Trong 9 tháng đầu năm 2023, toàn xã đã gieo cấy lúa 2 vụ khoảng gần 60ha, trong đó riêng vụ Hè thu gieo cấy 30,1ha hiện lúa đang vào giai đoạn làm đòng. Các loại cây hoa màu khác như ngô hè thu cũng được phục hồi sản xuất sớm. Toàn xã trồng trỉa được 12,5ha chỉ giảm hơn các năm trước 11,7ha do chưa kịp cải tạo. Đặc biệt là cây lạc, toàn xã trồng được 40ha, vượt hơn so với các năm trước 3ha.

Bản Hòa Sơn trước đây là vùng trọng điểm trồng rau phục vụ cho thị trường thị trấn Mường xén. Sau lũ, đồng bào Mông, Thái cũng đã nhanh chóng cải tạo lại vườn để trồng 6ha rau các loại. Cùng với sự hỗ trợ sinh kế là cây giống, con giống từ Chương trình MTQG 1719, trồng trọt và chăn nuôi của người Khơ Mú, người Thái ở Hòa Sơn đã phục hồi hoàn toàn.

Chính sách hỗ trợ đất ở và cây, con giống để đồng bào phát triển sinh kế trong Chương trình MTQG 1719 , bản Hòa Sơn đã có 6ha đất được cải tạo trồng rau màu các loại
Chính sách hỗ trợ đất ở và cây, con giống để đồng bào phát triển sinh kế trong Chương trình MTQG 1719 , bản Hòa Sơn đã có 6ha đất được cải tạo trồng rau màu các loại

Trên những đỉnh núi dốc đứng phía sau bản Hòa Sơn, vẫn còn đó những vết nham nhở của lở núi, đất trôi chưa liền “sẹo”. Cùng với sự chung tay của cộng đồng, đặc biệt là nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719, Tà Cạ đã “hồi sinh”. 

Trên những bản làng ở Tà Cạ, người Mông, người Thái, người Khơ Mú đã ổn định cuộc sống. Đồng bào lại đoàn kết một lòng cùng với chính quyền địa phương xây dựng Tà Cạ giàu đẹp hơn xưa.   

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
Tin nổi bật trang chủ
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 5 giờ trước
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 12 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Du lịch - Minh Nhật - 10:00, 28/04/2024
Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.