Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chuyện giảm nghèo ở Phiêng Lơi

Thanh Nguyên - 10:49, 24/11/2023

Phiêng Lơi là bản văn hóa của xã Thanh Minh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Những năm qua, nhờ có những chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ phát triển vùng đồng bào DTTS, đời sống của Nhân dân bản Phiêng Lơi đang từng bước được cải thiện, góp phần thực hiện tốt các chỉ tiêu giảm nghèo của thành phố Điện Biên Phủ.

(BÀI CHUYÊN ĐỀ ĐIỆN BIÊN) Chuyện giảm nghèo ở Phiêng Lơi
Bản du lịch cộng đồng Phiêng Lơi, xã Thanh Minh, thành phố Điện Biên Phủ.

Huy động các nguồn lực hỗ trợ

Từ thành phố Điện Biên Phủ, xuôi 7km theo hướng quốc lộ 279 đi Hà Nội, chúng tôi dừng chân ở bản Phiêng Lơi, xã Thanh Minh. Những ngôi nhà sàn bằng gỗ khang trang, lợp mái ngói, mái tôn thay thế cho những ngôi nhà sàn xiêu vẹo, mái lá trước đây, như minh chứng rõ rệt nhất cho kết quả của chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 của địa phương…

Theo cách lý giải của người dân địa phương, “Phiêng” nghĩa là vị trí bằng phẳng, còn “Lơi” là cách nói lệch đi của từ lâu đời. Tên bản Phiêng Lơi chứa đựng mong ước cuộc sống ổn định, dài lâu của người dân nơi đây. Đúng như mong ước và gửi gắm ấy, Phiêng Lơi được thiên nhiên ưu ái với địa hình khá bằng phẳng. 

Bản Phiêng Lơi nằm bên bờ sông Nậm Rốm hiền hòa với những ngôi nhà sàn tựa lưng vào núi, hướng mặt ra bờ sông, con suối và những cánh đồng khiến cho ta liên tưởng đến bức tranh thủy mặc vẽ cảnh cuộc sống yên bình giữa trùng điệp núi rừng.

(BÀI CHUYÊN ĐỀ ĐIỆN BIÊN) Chuyện giảm nghèo ở Phiêng Lơi 1
Đường giao thông liên bản được bê tông hóa mang đến diện mạo mới cho Phiêng Lơi.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Lường Văn Muôn, Trưởng bản Phiêng Lơi phấn khởi cho biết: “So với nhiều năm về trước, hiện nay cuộc sống của bà con nơi đây đã có nhiều khởi sắc. Đường sá được làm mới khang trang, sạch đẹp, kinh tế phát triển, thu nhập của bà con nhân dân ngày càng được tăng lên. Đáng lưu ý, bản chỉ còn duy nhất 1 hộ nghèo, 01 hộ cận nghèo”.

Để có được kết quả ấy là nhờ vào những chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước như: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS (Chương trình MTQG 1719), Chương trình giảm nghèo bền vững, sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Đảng bộ thành phố Điện Biên Phủ, sự vào cuộc tích cực của Đảng bộ xã Thanh Minh. 

Theo anh Trưởng bản Phiêng Lơi, Đảng bộ xã đã chỉ đạo quyết liệt thực hiện Nghị quyết 17-NQ/TU ngày 10/12/2021 của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi gắn với thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và an sinh xã hội tỉnh Điện Biên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. 

(BÀI CHUYÊN ĐỀ ĐIỆN BIÊN) Chuyện giảm nghèo ở Phiêng Lơi 2
Cây cầu bắc qua sông Nậm Rốm được xây dựng mới, giúp cho việc giao thông đi lại thuận tiện và là điểm thu hút rất nhiều khách du lịch đến check in chụp ảnh và trải nghiệm

Theo đó, người dân bản Phiêng Lơi được hưởng các chính sách từ chương trình giảm nghèo và an sinh xã hội như: Chính sách hỗ trợ giáo dục và đào tạo, Chính sách y tế, Chính sách hỗ trợ hộ nghèo tiền điện…để triển khai có hiệu quả công tác giảm nghèo. Cụ thể, địa phương được đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn. 100% đường giao thông liên bản được bê tông hóa. 

Đặc biệt, người dân được tham gia các lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi nhằm ứng dụng có hiệu quả khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng. Bà con được hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi để sản xuất. 100% trẻ em trong độ tuổi đến trường được đi học, không có trẻ bỏ học.

Cũng theo chia sẻ của Trưởng bản Lường Văn Muôn, bản Phiêng Lơi có 68 hộ gia đình với 287 nhân khẩu. Trong đó, đa số bà con Nhân dân trồng ngô, khoai, sắn, lúa nước và chăn nuôi, ít nghề phụ. Chính vì vậy, sự quan tâm từ các cấp chính quyền đã tạo nhiều thuận lợi để việc canh tác của bà con thuận lợi, hiệu quả hơn. Những năm gần đây, một số gia đình trong bản có hướng đến phát triển du lịch cộng đồng với loại hình homestay, dịch vụ ăn uống.

“Trong bộn bề khó khăn của địa phương vùng đồng bào DTTS xa xôi, cấp ủy, chính quyền đã nghĩ đến giải pháp, tận dụng lợi thế sẵn có của địa phương để phát triển du lịch nông nghiệp và du lịch cộng đồng”, anh Lường Văn Muôn cho biết.

Trưởng bản còn cho biết thêm: “Chúng tôi huy động người dân dựng cầu tre, cọn nước, lán ven suối… để du khách có thể lưu lại những bức ảnh đẹp. Từ đó, biến mảnh đất thuần nông trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách đến thưởng ngoạn, tìm hiểu văn hóa, phong tục, tập quán. Nhờ vậy, lượng khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm tại Phiêng Lơi ngày càng tăng với những phản hồi rất tích cực”.

(BÀI CHUYÊN ĐỀ ĐIỆN BIÊN) Chuyện giảm nghèo ở Phiêng Lơi 3
Những cô gái Thái tích cực bảo tồn nghề thêu trang phục truyền thống.

Những đổi thay…

Bản Phiêng Lơi hiện có 100% hộ dân là đồng bào dân tộc Thái đen. Nếu trước đây, đời sống người dân phụ thuộc chủ yếu 100%vào các hoạt động nông nghiệp, thì hiện nay, luồng gió mới đã thổi về bản làng nhỏ - đó là tư duy về phát triển du lịch cộng đồng.

Ông Lường Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Thanh Minh, thành phố Điện Biên Phủ, cho biết: Phát triển mô hình du lịch cộng đồng gắn với du lịch nông nghiệp (du lịch xanh) không chỉ giúp nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần vào việc bảo tồn, phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc Thái đen tại Phiêng Lơi. Giờ đây, người dân chú trọng việc chỉnh trang nhà cửa, phục vụ nhu cầu nghỉ tại chỗ cho du khách. Đồng thời, các hộ gia đình còn kết hợp cùng nhau trong việc tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp cho đường làng, ngõ bản.

(BÀI CHUYÊN ĐỀ ĐIỆN BIÊN) Chuyện giảm nghèo ở Phiêng Lơi 4
Du khách thích thú checkin cảnh thiên nhiên đẹp ở Phiêng Lơi.

Cùng với việc phát triển kinh tế, du lịch cộng đồng kết hợp với du lịch nông nghiệp, người dân Phiêng Lơi cũng duy trì có hiệu quả các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Đội văn nghệ truyền thống của bản hiện có gần 20 người, trong đó có 10 thành viên cốt cán. Ban ngày các thành viên bận rộn với công việc làm nương, chăn nuôi, trồng trọt, đan lát thủ công, tối đến họ lại tập trung thành từng nhóm, say sưa cùng nhau hòa mình vào các hoạt động luyện tập, chỉnh sửa những tiết mục, điệu múa truyền thống.

Điều đó, không chỉ giúp cho bà con thắt chặt tinh thần đoàn kết, cùng nhau giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình, mà còn có thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Từ đó, đóng góp tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu lao động, xóa đói giảm nghèo. Đồng thời, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân Phiêng Lơi.

Ngày nay, đến với bản Phiêng Lơi, du khách không chỉ được “check - in” với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, không gian núi rừng, sông suối trong lành mà còn được thưởng thức văn hóa ẩm thực hấp dẫn của đồng bào Thái, hòa mình trong không gian văn hóa Thái với những điệu xòe, nhảy sạp say đắm lòng người, trải nghiệm trực tiếp dệt vải trên khung dệt của đồng bào Thái, mua sắm các sản phẩm thổ cẩm do bà con làm ra…

Cuộc sống của người dân Phiêng Lơi đã và đang có những sự đổi thay rõ rệt. Những ngôi nhà sàn khang trang, lợp mái ngói thay thế cho những ngôi nhà sàn siêu vẹo mái lá trước đây. Các gia đình đã có điều kiện mua sắm tivi, xe máy, máy xay sát, mở hàng dịch vụ, tăng thu nhập để cuộc sống ngày một sung túc hơn.

(BÀI CHUYÊN ĐỀ ĐIỆN BIÊN) Chuyện giảm nghèo ở Phiêng Lơi 6
Du khách trải nghiệm nghề dệt truyền thống của đồng bào Thái ở Phiêng Lơi.

Trong những ngày cuối năm 2023, anh Lường Văn Muôn phấn khởi cho biết, địa phương đang làm đường ống nước sạch. Dự kiến, chỉ trong ít ngày ngắn ngủi nữa, gần 300 hộ nhân khẩu tại địa phương sẽ được sử dụng nước sạch trong sinh hoạt. Đây là kết quả của sự nỗ lực từ cấp ủy, chính quyền địa phương và sự cần cù, chịu khó của bà con dân tộc Thái đen. Đó cũng là tiền đề quan trọng để bản Phiêng Lơi, xã Thanh Minh tiếp tục có những bước phát triển mới, bền vững trong tương lai.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Ở nơi “bới cát lấy tiền”

Ở nơi “bới cát lấy tiền”

Kinh tế - Thảo Linh - 49 phút trước
Ở vùng đất pha cát - xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng có đủ các loại rau thương phẩm được trồng, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, sinh trưởng và phát triển tốt. Vụ này nối tiếp vụ kia đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào DTTS.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng) chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển vùng; kế hoạch điều phối vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Xã hội - Minh Nhật - 11 giờ trước
Mạng xã hội chưa bao giờ phát triển như hiện nay, cả về mức độ phổ biến và những tính năng kỹ thuật. Từ nhiều năm qua, nhiều hội, nhóm công khai có, kín có được thành lập trên mạng, thu hút rất nhiều thành viên (có những nhóm tới hàng trăm ngàn hội viên) lan truyền những nội dung phản cảm tiêu cực, kích động, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 11 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 11 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 11 giờ trước
Ngày 8/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5/2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 11 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 11 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 11 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 11 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.