Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Chút tâm tình của những người thoát nghèo ở Quế Phong

Phạm Việt Thắng - 10:41, 12/03/2023

“Nhà ta nghèo mấy đời nay rồi, đến ta, 70 tuổi mới thoát được nghèo. Mà thoát hẳn luôn, không còn cận nghèo chi nữa cả. Nhiều nhà còn nghèo hơn, ta ôm lấy cái hộ nghèo mãi sao được”, ông Sầm Văn Phương ở huyện Quế Phong (Nghệ An) cười rõ tươi, ánh mắt rực sáng khi nói về việc tự nguyện xin ra khỏi diện hộ nghèo.

Cụ Lô Văn Luận (bản Chiếng, xã Hạnh Dịch): “Mang danh hộ nghèo mãi rầy (xấu hổ) lắm”
Cụ Lô Văn Luận (bản Chiếng, xã Hạnh Dịch): “Mang danh hộ nghèo mãi rầy (xấu hổ) lắm”

“Mang danh hộ nghèo rầy lắm”

Tôi háo hức đi Quế Phong bởi không thể chần chừ trước những câu chuyện hết sức cảm động của 34 hộ dân đã nỗ lực vươn lên thoát nghèo. Mỗi nhà một hoàn cảnh, có nhà nghèo truyền kiếp đến mấy đời nay, lại có nhà do bạo bệnh mà khuynh gia bại sản…Điểm chung nhất của họ là từng ngày vươn lên, thoát cái “danh nghèo”, để nhường cho những gia đình còn nghèo hơn mình có cơ hội được hỗ trợ, cũng để mà vươn lên.

Câu chuyện của cụ Lô Văn Luận ở bản Chiếng, xã Hạnh Dịch đã làm tôi xúc động đến rơi nước mắt. Không phải vì thương cụ nghèo, cũng chẳng phải ngưỡng mộ cụ đã vươn lên thoát nghèo, mà cảm động trước đức hi sinh cao cả của một người chồng, người cha.

Hơn 70 tuổi rồi, nhưng cụ Luận còn tinh anh lắm. Cụ chậm rãi: Trước, nhà tôi thuộc loại khá giả của xã này; có 18 con bò, 7 con trâu và ruộng thì nhiều lắm, mỗi mùa thu hoạch chừng 3 tấn lúa, cuộc sống luôn dư giả. Năm 2017, bà nhà tôi đổ bệnh. Đi khám thì họ kết luận bị ung thư. Bấy giờ mấy đứa con còn đi học đại học, nhất là thằng út vừa mới nhập trường. Nó đòi bỏ học để về chăm mẹ, giúp đỡ bố. Tôi tuyệt đối không đồng ý. Con phải có cái chữ, phải có kiến thức thì mới có tương lai.

Cứ mỗi tháng, vợ chồng tôi lại dắt díu nhau 20 ngày đi viện. Đã thế còn phải chu cấp tiền ăn học cho con. Công việc đồng áng, chăn nuôi phải gác lại. Đúng là miệng ăn núi lở, lúa cạn dần, trâu bò cũng phải bán hết. Vợ tôi qua đời cũng là lúc nhà tôi trắng tay. Thế là trở nên nghèo đói. “Nhưng mà cứ mang danh hộ nghèo mãi, rầy (xấu hổ) lắm”, cụ Luận nói. Công cuộc “khởi nghiệp” lại bắt đầu với cụ, dẫu không thể có quy mô như xưa. Rồi con cái cũng học xong, đứa nào cũng có việc làm, lương tương đối được.

Cụ Luận nói trong niềm hân hoan: “Tôi thấy mình đã không còn nghèo nữa, thế là viết đơn tự nguyện xin ra khỏi diện hộ nghèo. Mình thoát nghèo thì có thêm gia đình khác được hỗ trợ, rồi họ lại thoát nghèo như tôi…”.

Vợ chồng cụ Sầm Văn Phương (bản Hiệp Phong, xã Thông Thụ): “Chúng tôi xin ra hẳn diện hộ nghèo luôn, không có cận nghèo chi nữa cả”
Vợ chồng cụ Sầm Văn Phương (bản Hiệp Phong, xã Thông Thụ): “Chúng tôi xin ra hẳn diện hộ nghèo luôn, không có cận nghèo chi nữa cả”

Ngược về xã biên giới Thông Thụ, tìm nhà cụ Sầm Văn Phương ở bản Hiệp Phong. Ngỡ ngàng trước một ông cụ râu tóc bạc phơ, tôi thốt lên: Đẹp như một ông tiên!

Cụ bà Phan Thị Minh, cười đùa: Đẹp thì như tiên, mỗi tội rất nghèo. Cụ ông cự cãi: Nay đã hết nghèo rồi mà. Rồi cả hai ông bà cười vang, không ai còn tin họ đã từng là người nghèo. Bây giờ thì tôi mới hiểu câu nói vui nhưng rất thật của người dẫn đường, rằng “ông bà ấy già rồi nhưng quấn nhau như đôi cù cu (bồ câu)”. Trong câu chuyện của ông bà, mới hay họ yêu nhau đến mức không chỉ vượt trăm suối nghìn khe mà vượt qua cả sự ngăn cản của gia đình. Ông là bộ đội, đóng quân ở thành phố Vinh, gần nhà bà. Hai người phải lòng nhau, bà chấp nhận bỏ thành phố để theo ông về bản làng hẻo lánh và nghèo khổ này từ năm 1982.

- Ông bà làm gì để thoát nghèo, tôi hỏi?

Ông thành thật: Nhà ta được Nhà nước hỗ trợ một con bò. Rồi gom góp để có thêm trâu, một con trâu nó đẻ ra một con nghé... Từ ngày làm lúa nước thì gạo đủ ăn, rau cỏ có trong vườn. Dần dần cuộc sống đỡ lên, nay thì thoát được cái nghèo rồi.

Đoạn ông hóm hỉnh nói về việc bán trâu bò mà không ai nhịn được cười: Bây giờ có chủ trương không được thả rông trâu, bò nên ta phải bán đi, gửi ngân hàng nó nuôi cho, đến tháng nó đẻ tiền để sinh sống. “Đấy, mình có tiền gửi ngân hàng rồi, tại sao phải cứ là hộ nghèo, trong lúc nhiều nhà còn nghèo lắm. Cho nên, xã có cho chế độ hộ cận nghèo, vợ chồng ta cũng không nhận nữa. Nhà ta thống nhất là thoát hẳn nghèo luôn, không có cận nghèo chi nữa cả”- cụ Phương dứt lời, chúng tôi không ai bảo ai, cùng vỗ tay tán thưởng.

Chị Sầm Thị Lan (bản Hiệp Phong, xã Thông Thụ) nói về nỗ lực thoát nghèo của gia đình mình
Chị Sầm Thị Lan (bản Hiệp Phong, xã Thông Thụ) nói về nỗ lực thoát nghèo của gia đình mình

“Vui vì con biết làm ăn, chia sẻ”

Cách nhà “ông tiên” không xa là nhà chị Sầm Thị Lan và anh Vi Văn Hào. Anh Hào đi làn thợ mộc ở tận huyện Diễn Châu, nhà chỉ có chị Lan và mẹ chồng là cụ Cầm Thị Ổm. Ai cũng khen chị Lan là người con dâu hiếu thảo. Và trong câu chuyện của hai mẹ con, tôi cảm nhận được niềm hạnh phúc của bà mẹ chồng đã gần 80 tuổi. Cụ nói, thương con Lan lắm, vì về làm dâu của cụ trong hoàn cảnh túng thiếu quanh năm, cả nhà ở chung một cái chòi, gió lùa tứ phía. Thế mà nó không chê, làm lụng cả ngày chẳng kêu ca nửa tiếng.

Chị Lan nhỏ nhẹ nói về nỗ lực của hai vợ chồng. Ban đầu được giao đất rừng mình cũng không biết làm gì ngoài việc chờ tiền công bảo vệ. Rảnh rang thì ai thuê gì làm nấy, làm mãi, làm mãi mà vẫn không ngóc đầu lên được. Thế rồi được hướng dẫn, được vay vốn, hai vợ chồng bắt đầu trồng keo, trồng dần, trồng dần, bây giờ nhà em có đến 10 ha keo. Bán được keo, dành một phần tiền để trồng 3 ha quế, dù đang nhỏ nhưng mỗi lần tỉa cành cũng đã có thu nhập. Một phần tiền nữa thì đem đi mua trâu, rồi nó đẻ ra nghé, giờ tổng đàn là 5 con. Năm ngoái, vợ chồng em bàn với nhau xin ra khỏi diện hộ nghèo, vì mình đã thoát nghèo. “Mình được hỗ trợ nhiều rồi, đỡ nghèo rồi thì nên dành cho người khác còn nghèo hơn mình chứ”, chị Lan tâm tình.

Nhìn con dâu rất âu yếm, cụ Ổm chỉ vào trong nhà: “Ta vui lắm, các con được huyện tặng giấy khen, thưởng 500 nghìn đồng, được nhà báo về viết bài. Nhưng vui hơn là chúng nó biết thương yêu, bảo bản nhau, nhất là đã biết cách làm ăn, chia sẻ với người khác…”.

Ông Lương Văn Trường ở bản Cọ Muồng, xã Châu Kim khoe rằng, sang năm sẽ làm lại nhà mới
Ông Lương Văn Trường ở bản Cọ Muồng, xã Châu Kim khoe rằng, sang năm sẽ làm lại nhà mới

Riêng ông Lương Văn Trường ở bản Cọ Muồng, xã Châu Kim, thì tình cảnh rất éo le. Ba lần sinh nở không thành, ông bà trở nên chán nản, bi quan; việc làm ăn cũng vì thế là bê trễ, thế là nghèo triền miên. Rồi cao xanh cũng đoái thương hai người, ba lần sau, ông bà sinh được hai gái, một trai.

Có con, ông bà nỗ lực lam lũ, để trước nhất là nuôi con và nữa là cố gắng thoát nghèo. Ông kể, cứ dư ra được đồng nào là đi mua gà về nuôi. Bán được nhiều gà thì mua lợn; bán được lợn thì mua bò; bán được bò lại đi mua trâu… Rảnh rỗi, ông lại miệt mài đào ao để thả cá… Đến nay, nhà ông có đến 5 con trâu, 2 con bò, 2 ao cá và 1 rừng keo.

Ông cười, khoe: “Năm nay sẽ có thêm mấy con trâu, bò nữa, nó đang chửa đấy”. Đoạn ông vỗ vào mấy cây cột nhà mà rằng, ta trải qua ba bận làm nhà mới có nhà để ở, vất vả lắm. Nay thoát được cái nghèo rồi thì mình xin ra thôi. Đấy, mấy nhà như ông Chung, bà Miện, cháu Tuyến… còn nghèo hơn ta ngày trước nhiều, phải để phần cho họ với chứ. Và ông vui lắm khi kể về đứa con trai út, dù bị tàn tật nhưng cháu vẫn cố gắng đi làm công nhân tận trong miền Nam, thỉnh thoảng có gửi cho ông đôi đồng.

“Nó gửi thì ta cất giữ cho nó thôi, tiêu tiền của con làm gì. Hôm trước ở lễ tuyên dương, ta khoe với cả huyện là sang năm sẽ dựng lại nhà mới, để thằng con nó cưới vợ cho đàng hoàng”, ông Trường tâm sự thật lòng.

Chia tay ông Trường, tôi không dám hứa, sang năm lên uống rượu nhà mới với ông, mà mong và tin rằng, lễ tuyên dương năm tới của huyện Quế Phong, sẽ có gấp nhiều lần số hộ tự nguyện thoát nghèo!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 07:24, 11/05/2024
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.
Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Kinh tế - Minh Thu - 07:21, 11/05/2024
Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị kết nghĩa với các thôn, làng đồng bào DTTS ở tỉnh Gia Lai đã phát huy tinh thần trách nhiệm, bám nắm địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở cơ sở.
Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Pháp luật - Minh Nhật - 07:11, 11/05/2024
Ngày 10/5, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định đưa thị trấn Mađaguôi (huyện Đạ Huoai) và thị trấn Di Linh (huyện Di Linh) ra khỏi danh sách xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Đây là 2 địa bàn được lựa chọn để chuyển hóa địa bàn trong năm 2023.
Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 07:07, 11/05/2024
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang tích cực triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. Chương trình đã huy động sự vào cuộc, tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân.
Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Thể thao - PV - 06:54, 11/05/2024
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn vừa ký văn bản giao Sở Văn hoá và Thể thao (VH&TT) chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, các ngành liên quan thống nhất đề xuất quy định nội dung và mức chi hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Tin trong ngày - 10/5/2024

Tin trong ngày - 10/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”. Lào Cai siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa. Người gìn giữ và trao truyền nghệ thuật trình diễn múa Trống Đu của dân tộc Mường. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Xã hội - Lê Hường - 06:52, 11/05/2024
Ngày 10/5, Công an thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND thị xã tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào DTTS trên địa bàn thị xã.
Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Tin tức - Nguyệt Anh - 20:39, 10/05/2024
Cầu truyền hình "Làng Sen nuôi chí lớn" là chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) đã giúp thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận rõ nét, chân thực hơn về thời thơ ấu, những mảnh đất gắn bó với Bác cũng như sự hình thành nên bậc vĩ nhân, Danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta.
Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 20:31, 10/05/2024
Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV sẽ diễn ra từ ngày 14-16/5/2024 tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới (thị trấn A Lưới, huyện A Lưới).
Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Xã hội - Minh Nhật - 20:30, 10/05/2024
Ban Quản trị chuỗi Bánh mì chảo Cột điện Quán thông báo đã đình chỉ vĩnh viễn hoạt động của cơ sở Cột Điện Quán ở Thái Bình, vì không tuân thủ các nội quy và yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bắt 2 đối tượng vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp qua biên giới

Bắt 2 đối tượng vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp qua biên giới

Pháp luật - Thế Mạnh - Thanh Nguyên - 20:28, 10/05/2024
Ngày 10/5, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Hà Tĩnh thông tin, đơn vị vừa chủ trì phối hợp với Hải quan Hà Tĩnh phát hiện bắt quả tang 2 đối tượng vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp từ Lào về Việt Nam tiêu thụ.