Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bình Định: Khai thác cát ồ ạt ảnh hưởng tới đời sống của người dân

T.Nhân – T.Đại - 11:31, 06/04/2021

Hiện nay, tại Bình Định đang là cao điểm mùa xây dựng nên nhu cầu sử dụng cát tăng cao, những doanh nghiệp khai thác cát đang hoạt động hết công suất. Tuy nhiên, hầu hết các mỏ các đều không thực hiện đúng quy trình khai thác, xe cộ chạy tấp nập, ầm ĩ gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân.

Ồ ạt khai thác cát trên sông Hà Thanh,đoạn qua xã Canh Vinh, huyện Vân canh
Tình trạng khai thác cát ồ ạt trên sông Hà Thanh, đoạn qua xã Canh Vinh, huyện Vân Canh

Ô nhiễm môi trường

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện tại, trên địa bàn huyện Vân Canh có 8 mỏ cát được UBND tỉnh Bình Định cấp phép hoạt động. Cụ thể, xã Canh Vinh có 5 mỏ: Công ty TNHH TM-DV Duy Hiệp, Công ty TNHH TM - XD Khôi, DNTN Thiện Phú, Công ty TNHH Danh Thành Đạt, Công ty TNHH Tân Thịnh chuyển cho Công ty TNHH Yến Tùng khai thác. Tại xã Canh Hiển có 3 doanh nghiệp: DNTN Đinh Toàn, Công ty CP Đầu tư Nắng Ban Mai, Công ty TNHH Tấn Thành.

Từ khoảng đầu tháng 2 đến nay, trung bình mỗi ngày ở mỗi mỏ có khoảng 100 lượt xe chở cát ra vào. Xe chạy ầm ầm cả ngày lẫn đêm làm ồn ào, bụi bay mù mịt, ảnh hưởng đến sức khỏe những người dân sống xung quanh. Ngoài ra, nhiều xe chở cát để nước từ xe chảy ướt cả mặt đường, gây ra nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông cho người đi đường.

Có mặt tại cầu Ngô La (km13+100) tuyến QL 19C, thuộc thôn Hiệp Vinh, xã Canh Vinh vào buổi trưa cuối tháng 3, chỉ trong vòng chưa đầy 30 phút, chúng tôi quan sát thấy có hàng chục xe chở cát đi - đến, gây tắc nghẽn lối ra vào mỏ cát. 

Theo người dân sống quanh khu vực, các xe này chạy cả ngày, song cao điểm nhất là vào lúc sáng sớm, trưa và chiều tối. Chị Nguyễn Thị Hồng, nhà ngay cạnh đường đi xuống bãi cát, nói: Việc kinh doanh, vận chuyển cát theo đúng giấy phép của cơ quan chức năng cấp, tôi không có ý kiến. Nhưng các xe chạy tấp nập, bấm còi inh ỏi, bụi mù mịt, gây nguy hiểm cho người đi đường thì không thể chấp nhận được.

Không chỉ gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến môi trường, việc khai thác cát với tần suất cao còn ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân xung quanh mỏ cát. Ông Đỗ Kim Chung, sống cạnh cầu Ngô La, xã Canh Vinh, bức xúc: “Việc khai thác cát rầm rộ khiến cho các giếng nước trong vùng bị cạn. Chẳng những vậy, nguồn nước cũng bị ô nhiễm, đục ngầu, làm ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của chúng tôi. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp múc cát quá sâu làm thay đổi hiện trạng dòng chảy, mỗi khi vào mùa mưa, nước chảy xiết gây sạt lở đất của người dân.

Trong khi đó, anh Thạch Kim Triều, một người dân ở gần mỏ cát bức xúc nói: Mỗi năm, cứ đến mùa khai thác cát, là cuộc sống của người dân chúng tôi bị đảo lộn, nhà cửa thì bụi bám đầy, giếng nước thì khô cạn. Chưa kể, do xe chở cát quá tải, nước chảy lênh láng trên đường, làm cho nhiều đoạn quốc lộ 19C bị hư hại nghiêm trọng. Đoạn đường này đã được sửa chữa nhiều lần, nhưng vừa nâng cấp xong, các xe chở cát lại tiếp tục phá hỏng. Người dân ở đây đã nhiều lần gửi đơn đến ngành chức năng, yêu cầu chấn chỉnh tình trạng khai thác, vận chuyển cát, nhưng đâu lại vào đó.

Nhiều đoạn bờ sông gần mỏ cát bị sạt lở nghiêm trọng
Nhiều đoạn bờ sông gần mỏ cát bị sạt lở nghiêm trọng

Cần siết chặt quản lý

Được biết, quy trình khai thác mỏ cát, ngoài các thủ tục cấp phép, thì doanh nghiệp phải  bảo đảm các yếu tố an toàn mỏ; cắm bảng thông báo mỏ, biển báo nguy hiểm; rào chắn bảo vệ; cắm mốc phạm vi, độ sâu khai thác cát; yêu cầu mỏ cát phải gắn camera, lắp đặt trạm cân trong hoạt động khai thác khoảng sản trên các dòng sông, bảo vệ môi trường, không gây ảnh hưởng đến tính mạng, đời sống người dân.

 Thế nhưng, hầu hết các doanh nghiệp được khai thác cát trên sông Hà Thanh đều không thực hiện đầy đủ. Khi đi vào khai thác cát, các doanh nghiệp không cắm mốc chỉ giới tọa độ, cắm biển báo nguy hiểm, bảng thông tin mỏ khoáng sản, không lắp đặt camera mỏ cát nơi doanh nghiệp được phép khai thác.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Bài, Chủ tịch UBND xã Canh Vinh cho biết: Theo quy định, các chủ mỏ phải bảo đảm khai thác cát khô, để cát dồn thành đống mới được múc lên xe vận chuyển trên đường. Hiện nay, đang là mùa nắng nên vấn đề nước chảy trên đường không đáng ngại. Song, vấn đề khiến người dân bức xúc và phản ánh lên xã, là mật độ xe chở cát quá dày, gây mất an toàn giao thông, bụi đất bay vào nhà, ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

“Biết là các doanh nghiệp đều được cấp phép khai thác cát, hiện nay đang là mùa xây dựng nên nhu cầu cát tăng cao, các doanh nghiệp tranh thủ làm. Tuy nhiên, để không ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, chính quyền xã đề nghị các doanh nghiệp phải tuân thủ đúng quy trình khai thác. Các tài xế lái xe nên chạy chậm và giãn thời gian để hạn chế bụi bay vào nhà dân”, ông Bài chia sẻ thêm.

Còn ông Nguyễn Quả, Chánh Thanh tra Giao thông (Sở Giao thông Vận tải Bình Định) cho hay: Khi có mặt lực lượng chức năng thì các lái xe chở cát né tránh, cho xe đứng yên dưới mỏ cát. Thậm chí có những xe đã chạy được một đoạn, thì quay lại mỏ đổ cát rồi chạy xe không về, nên rất khó xử lý. Trước phản ánh của người dân về vấn đề xe chở cát quá khổ, quá tải, gây ra bụi bẩn ra đường, tôi sẽ chỉ đạo các đội tăng cường công tác tuần tra, xử phạt; đồng thời buộc các đơn vị khai thác cát cam kết thực hiện đúng các quy định khi tham gia giao thông và bảo vệ môi trường.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê”: Cấp 108 con nhưng chỉ thanh tra 62 con

Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê”: Cấp 108 con nhưng chỉ thanh tra 62 con

Thanh tra huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã có Kết luận thanh tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong thực hiện Tiểu dự án 2 – Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2023 tại xã Ngọk Wang, với tổng số 62 con bò đã được cấp. Vậy 46 con bò thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững được triển khai cùng thời điểm liệu có cấp đúng, đủ trọng lượng hay không mà không tổ chức thanh tra? Đó là điều mà dư luận quan tâm hiện nay.
Tin nổi bật trang chủ
Một lần được “tình tự” tại chợ Khâu Vai

Một lần được “tình tự” tại chợ Khâu Vai

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Khâu Vai không chỉ đẹp bỡi phong cảnh núi non hoang sơ, trùng điệp, kết với màu xanh óng ánh của lớp lớp những nương ngô ẩn hiện trong nền mây thấp, mà còn đẹp bởi ở đây có phiên chợ phong lưu.
Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Cách TP.Kon Tum khoảng 60 km về hướng bắc, làng Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, Kon Tum) nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. Sâu trong khu rừng tại huyện Đăk Tô (Kon Tum) có một cây Sao cát hàng trăm năm tuổi đang được lực lượng chức năng luân phiên bảo vệ. Và câu chuyện giữ rừng của họ cũng đầy cam go, nguy hiểm.
SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

Kinh tế - Vũ Mừng - 1 giờ trước
SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Sự kiện - Bình luận - Tào Đạt - 1 giờ trước
Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Sắc màu 54 - Minh Anh - 1 giờ trước
Ngày 4/5, UBND huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô lần thứ 2 năm 2024, tại xã Đức Hạnh.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 18): “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 18): “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”

Việt Nam có nguồn dược liệu dồi dào, nhiều bài thuốc gia truyền, nhiều người lựa chọn sử dụng thuốc Nam vì quan niệm những loại thuốc này lành tính. Tuy nhiên, thói quen tự dùng thuốc, dược liệu của người dân đã dẫn đến hậu quả tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”.
Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Triển khai Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức lớp truyền dạy nghề đan lát cho 20 học viên là hội viên phụ nữ, nông dân dân tộc Cơ Ho trên địa bàn xã tại Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc.
Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Tin tức - Như Tâm - 1 giờ trước
Ngày 4/5, tại Tp. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Hội đồng Dân tộc (HĐDT) của Quốc hội tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ 9 với nhiều nội dung như: thẩm tra Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, Thẩm tra Luật Phòng chống mua bán người (sửa đổi); Thẩm tra Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Thẩm tra Luật Địa chất và khoáng sản; cho ý kiến Kế hoạch, đề cương giám sát chuyên đề của HĐDT về: “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ DTTS, giai đoạn 2016 - 2023”; đồng thời, cung cấp thông tin về việc lập Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Thông tin về Nghị quyết 969 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp của HĐDT, Ủy ban của Quốc hội.
Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Công tác Dân tộc - An Yên - 2 giờ trước
Diện mạo hạ tầng cơ sở ngày một khang trang, đời sống dân sinh đang tiếp tục chuyển biến tích cực..., chính là kết quả từ sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) trong thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 ( Chương trình MTQG 1719).
Đồi A1 rực đỏ sắc phượng trong những ngày tháng 5 lịch sử

Đồi A1 rực đỏ sắc phượng trong những ngày tháng 5 lịch sử

Sắc màu 54 - Tào Đạt - 2 giờ trước
Trong không khí kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), những ngày này, hoa phượng trên đỉnh đồi A1 bung nở đỏ rực như lửa, để chào đón những người chiến sĩ năm xưa và du khách đến thăm quan, chụp ảnh.
Tuổi trẻ Điện Biên dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Tuổi trẻ Điện Biên dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Tin tức - Tào Đạt - 2 giờ trước
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 4/5, Ban thường vụ Tỉnh đoàn Điện Biên tổ chức Lễ dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ tại các Nghĩa trang Liệt sĩ: A1, Him Lam, Độc Lập và Tông Khao.