Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Biểu tượng mẫu hệ trên cầu thang nhà dài của người Gia Rai

Hồ Xuân Toản - 11:34, 14/05/2023

Cộng đồng các DTTS vùng Trường Sơn - Tây Nguyên nói chung, người Gia Rai nói riêng theo chế độ mẫu hệ. Đặc trưng chế độ mẫu hệ trong xã hội truyền thống của người Gia Rai, là do người phụ nữ làm chủ và được biểu hiện ở nhiều khía cạnh trong cuộc sống. Trong đó, chiếc cầu thang nhà dài - một vật dụng biểu hiện rõ nét yếu tố mẫu hệ trong xã hội, trong văn hóa cũng như trong quan niệm sống của người Gia Rai.

"Sang Dlông Jrai Đưm" - Nhà dài ngày xưa của người Gia Rai.
"Sang Dlông Jrai Đưm" - Nhà dài ngày xưa của người Gia Rai.

Nhà dài (sang Dlông) là kiến trúc độc đáo của người Gia Rai, chủ yếu phân bố ở vùng Đông Nam của tỉnh Gia Lai, nơi có các nhóm Gia Rai Mthur, Gia Rai Chor sinh sống. Người Gia Rai ở vùng này không làm nhà rông, mà chỉ có nhà dài. Do vậy, nhà dài không chỉ là nơi sinh sống của gia đình, mà đôi khi còn là nơi để sinh hoạt, hội họp của cộng đồng khi cần giải quyết các công việc của làng (nhà của già làng, trưởng thôn).

Nhà dài được làm bằng vật liệu chủ yếu như: Gỗ dùng để làm cột, vì kèo, xẻ làm ván lót sàn; tranh dùng để lợp; tre nứa, lồ ô đập dập dùng để làm vách... Điểm nổi bật trong kiến trúc nhà dài của người Gia Rai là chiếc cầu thang. Mỗi nhà dài đều có một cầu thang chính đặt ngay đầu hồi, mặt chính của ngôi nhà và một cầu thang phụ ở phía sau. Có nhà còn làm thêm những cầu thang phụ khác để lên xuống cửa hông khi có việc, hoặc khi thực hành các nghi thức, lễ cúng. Loại cầu thang này được làm rất đơn giản, chỉ bằng một đoạn thân cây tre, hoặc thanh gỗ nhỏ.

Chiếc cầu thang (kơnam) ở trước nhà được xem là cầu thang chính, khách đến nhà phải đi qua cầu thang này. Độ dài - rộng, lớn - bé của cầu thang tùy thuộc vào việc gia chủ làm nhà cao hay thấp, điều kiện kinh tế giàu hay nghèo. Nguyên liệu để làm cầu thang thông thường được làm bằng gỗ cà chít, đây là loại gỗ tốt, có độ bền cao, ít mục ruỗng, nứt nẻ, mối mọt.

Nhà dài với chiếc cầu thang ngay đầu hồi của người Gia Rai ở huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. (Ảnh: Xuân Toản)
Nhà dài với chiếc cầu thang ngay đầu hồi của người Gia Rai ở huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai.

Người Gia Rai quan niệm, số lẻ là số may mắn, do vậy khi làm cầu thang, số bậc trên mỗi cầu thang cũng được xem xét, tính toán cẩn trọng và làm theo số lẻ (3,5,7). Thông thường loại cầu thang với 7 bậc cấp là phổ biến nhất. Việc làm cầu thang theo số lẻ được người Gia Rai lý giải sẽ đem lại cho gia chủ tài lộc, sung túc.

Cầu thang chính lên nhà dài của người Gia Rai phong phú về loại hình và được sáng tạo dưới nhiều dạng thức khác nhau: Cầu thang đơn giản (không có các chi tiết điêu khắc); cầu thang có điêu khắc đôi bầu vú (tơsâu) của người phụ nữ; cầu thang có điêu khắc biểu tượng mặt trăng (yă blan), ngà voi, hình cây rau dớn…

Chiếc cầu thang nhà dài của người Gia Rai đang lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai. (Ảnh: Xuân Toản)
Chiếc cầu thang nhà dài của người Gia Rai đang lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai

Cầu thang nhà dài được người Gia Rai chia làm 2 phần: Phần thứ nhất là các bậc thang, được đục đẽo sao cho phù hợp với bàn chân (đi nghiêng) và sải bước khi lên xuống nhà dài. Phần thứ hai là nửa trên của cầu thang - nơi có các chi tiết điêu khắc, thường chiếm khoảng 1/4 chiều dài của cầu thang. 

Tuy nhiên, đây chỉ là tỷ lệ tương đối, vì còn phụ thuộc vào chiều dài hoặc số lượng bậc trên mỗi cầu thang và chiều cao - thấp ở mỗi nhà. Phần trên của cầu thang được vạt cong nhẹ, mềm mại, có tạo hình 2 bầu vú hoặc mặt trăng rất sinh động. Những họa tiết này được xem là biểu trưng quyền lực của người phụ nữ, nét uy quyền trong văn hóa mẫu hệ của người Gia Rai.

Bầu vú là biểu tượng cho sự sinh tồn, là mạch nguồn của sự sống. Cũng như người mẹ, người vợ có bầu vú để nuôi dưỡng đời sống con người. Đây còn là biểu tượng cho sự căng đầy, no đủ trong cuộc sống của con người.

Chi tiết điêu khắc mặt trăng trên cầu thang nhà dài Gia Rai cũng là biểu tượng mang tính âm (nữ). Các họa tiết trang trí trên cầu thang, cũng được xem là biểu tượng của sự giàu có và quyền quý. Xưa kia, chỉ những gia đình khá giả, có tiếng nói trong buôn làng mới làm những cầu thang với những họa tiết trang trí sống động này. 

Nếu như người Ê Đê, cầu thang lên nhà dài thường có 2 cầu thang với 2 biểu tượng: Mặt trăng (tính âm), mặt trời (tính dương). thì ở người Gia Rai không thấy có cầu thang mang biểu tượng tính dương. Đây là một trong những điểm khác biệt giữa người Gia Rai và người Ê Đê.

Nét đẹp lao động đời thường của các cô gái Gia Rai trên ngôi nhà dài truyền thống
Nét đẹp lao động đời thường của các cô gái Gia Rai trên ngôi nhà dài truyền thống (Ảnh Phạm Quý)

Người Gia Rai theo tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, mọi vật đều có sự trú ngụ, cai quản của thần linh. Do đó, việc chọn cây làm nhà dài nói chung, làm cầu thang nói riêng phải được thực hiện theo những nghi thực nghiêm ngặt. 

Trước khi lấy gỗ, họ đều có những lễ cúng tạ thần linh xin phép được mang cây gỗ đó về làm nhà, cầu thang, lễ vật thông thường là con gà và ghè rượu. Người thợ làm phải là người có uy tín, tay nghề cao, óc thẩm mỹ tốt, được lựa chọn cẩn thận, khi đó cầu thang mới đẹp, các bậc thang đều, thẳng.

Để làm một chiếc cầu thang có các chi tiết điêu khắc, người thợ mất khoảng 2 đến 3 ngày thì hoàn thiện. Chiếc rìu là dụng cụ xuyên suốt trong quá trình làm ra cầu thang nhà dài, từ việc chặt cây, tạo hình đến việc đẽo gọt từng chi tiết chạm khắc trên cầu thang. Sự khéo léo của người thợ được thể hiện rõ nét qua việc tạo hình các chi tiết bày trí trên cầu thang một cách cân đối, hài hòa và mang tính biểu tượng cao.

 Đây cũng là một trong những chi tiết quan trọng trong tín ngưỡng của người Gia Rai, đồng bào quan niệm, bầu vú trên cầu thang của người Gia Rai phải căng tròn, cân đối hài hòa, khi đó gia chủ mới có được cuộc sống đủ đầy, ấm no.

Phụ nữ Gia Rai giã gạo chuẩn bị cho lễ hội
Phụ nữ Gia Rai giã gạo phục vụ cho lễ hội của làng

Nhà dài là không gian sinh sống, gắn kết bao thế hệ của người Gia Rai. Cầu thang nhà dài không những là một tác phẩm điêu khắc, mà còn là biểu tượng sinh động cho chế độ mẫu hệ cũng như giá trị phồn thực trong ý niệm của người Gia Rai. Bên cạnh chức năng là một vật dùng để lên xuống nhà, cầu thang nhà dài còn là một đặc trưng tiêu biểu trong kiến trúc, văn hóa truyền thống của người Gia Rai ở vùng Đông Nam tỉnh Gia Lai.

Trong điều kiện ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, những ngôi nhà dài, những chiếc cầu thang sinh động dần bị thay thế bằng những ngôi nhà hiện đại, chất liệu hiện đại, những chiếc cầu thang cũng đi vào dĩ vãng. 

Dẫu biết sự biến đổi là điều tất yếu, nhưng làm thế nào để sự biến đổi không làm mất đi những giá trị cốt lõi của văn hóa truyền thống, là bài toán cần được các nhà quản lý xã hội cũng như người dân - là những chủ thể văn hóa lưu tâm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Tin nổi bật trang chủ
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 4 giờ trước
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 11 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Du lịch - Minh Nhật - 10:00, 28/04/2024
Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.