Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Biểu tượng độc đáo trong kiến trúc nhà mồ của người Chăm Hroi

Hồ Xuân Toản - 10:34, 28/07/2023

Buôn Ma Giai, xã Đất Bằng, huyện Krông Pa (Gia Lai) là nơi tập trung đông người Chăm H’roi sinh sống với 185 hộ. Sống cận cư với người Gia Rai từ lâu nên các tín ngưỡng văn hóa, đời sống sinh hoạt có những nét tương đồng nhất định, biểu hiện rõ nét nhất là qua kiến trúc và các biểu tượng trang trí ở ngôi nhà mồ.

Một góc buôn Ma Giai (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa)- nơi tập trung đông người Chăm Hroi sinh sống. Ảnh: T.D
Một góc buôn Ma Giai (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa)- nơi tập trung đông người Chăm Hroi sinh sống. Ảnh: T.D

Cũng như người Gia Rai, người Chăm H’roi ở huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai quan niệm, người chết không mất đi mà sống ở một thế giới khác. Cho nên, nhà mồ và lễ bỏ mả của các dân tộc vùng Trường Sơn - Tây Nguyên nói chung, người Chăm H’roi nói riêng là biểu tượng, là hoạt động đề cao sự bất diệt của cuộc sống con người. Vì vậy, khi người thân mất đi, họ sẽ dựng nhà mồ và tổ chức Lễ bỏ mả để thể hiện sự tôn trọng, lòng tiếc thương của người sống đối với người chết.

Nhà mồ của người Chăm H’roi ở Gia Lai với cột Kút Na vươn cao (Ảnh: Xuân Toản)
Nhà mồ của người Chăm H’roi ở Gia Lai với cột Kút Na vươn cao (Ảnh: Xuân Toản)

Nhà mồ của người Chăm H’roi cũng tương đồng với nhà mồ của người Gia Rai. Nó là một kiến trúc vừa trang trọng, hoành tráng, vừa sinh động, vui tươi với những chi tiết chạm khắc, trang trí vô cùng độc đáo. Đặc biệt là các cột Kút, Klao. Xưa kia, người Chăm H’roi ở Gia Lai làm nhà mồ bằng cây gỗ và tre, mái lợp tranh. Ngày nay hầu hết làm bằng bê tông, cốt thép, mái lợp tôn. Song, các chi tiết chạm khắc, các cột tượng, Kút, Klao nhiều nơi vẫn được làm bằng gỗ theo lối truyền thống.

Kiến trúc nhà mồ theo bình diện hình chữ nhật, hai đầu hồi được bố trí theo trục Đông - Tây, cửa được mở về hướng Tây, mái hình tam giác đổ xuống hai bên theo hướng Bắc - Nam. Diềm mái được gắn một thanh gỗ xẻ hình răng cưa kéo dài theo trục dọc nhà mồ.

Trên nóc nhà mồ, thanh gỗ được tạo hình chóp phủ xuống hai bên khoảng 20 cm, trang trí các hoa văn hình học, ngôi sao bốn cánh, bông hoa tám cánh. Đỉnh của đường nóc là một thanh gỗ dài đẽo hình răng cưa, sơn kẻ hai màu trắng - đen kéo dài từ đầu hồi phía Đông đến đầu hồi phía Tây; mỗi đầu của thanh gỗ được điêu khắc biểu tượng ngọn rau dớn uốn cong. Hai đầu hồi được tạo hình chữ “V” với biểu tượng hai ngọn rau dớn chéo nhau, vươn cao giữa trời xanh.

Biểu tượng mặt trăng, mặt trời trên cột Kút Na của người Chăm H’roi ở Gia Lai (Ảnh: Xuân Toản)
Biểu tượng mặt trăng, mặt trời trên cột Kút Na của người Chăm H’roi ở Gia Lai (Ảnh: Xuân Toản)

Xung quanh nhà mồ trang trí các cột tượng cao vượt đỉnh nóc. Bốn cột Klao được dựng ở bốn góc, không gắn liền với kết cấu chính của nhà mồ. Ở mỗi cột Klao, phần chân cột không trang trí hoa văn, phần trên được trang trí biểu tượng 2 ngọn cây rau dớn như hai cánh tay vươn xa đỡ lấy cụm họa tiết với biểu tượng nồi đồng, mặt trời ở phía trên. Xung quanh nhà mồ dựng nhiều cây nêu để buộc trâu hiến sinh trong Lễ bỏ mả.

Nếu như đa phần nhà mồ của người Gia Rai Mthur cột Kút được dựng hoặc gắn ở vị trí giữa, trên đường nóc nhà mồ thì người Chăm H’roi, cột Kút được dựng ở hai đầu hồi nhà mồ. Cả hai cột Kút đều được đẽo từ những thân cây lớn hoặc nhỏ tùy thuộc vào quy mô của nhà mồ. Cột Kút ở đầu hồi phía Tây cao khoảng 2 m, nửa phần dưới không trang trí hoa văn, nửa phần trên tô vẽ hoa văn với nhiều chủ đề khác nhau, trên cùng điêu khắc hình dáng chiếc nồi đồng, biểu trưng cho sự sinh sôi nảy nở.

Đặc biệt, ở đầu hồi phía Đông một cột Kút cao vút được dựng lên, làm toát nên vẻ uy nghi, hoành tráng của ngôi nhà mồ. Cả người Chăm H’roi và người Gia Rai ở Krông Pa đều gọi cột Kút này là “Kút Na”- cột Kút được dựng riêng cho những người có công trong việc lập buôn. Cột được đẽo từ một thân cây gỗ tròn, có đường kính khoảng 20 cm, cao khoảng 7 m.

Các chi tiết chạm khắc trên cột Kút Na của người Chăm H’roi ở Gia Lai (Ảnh: Bá Tính)
Các chi tiết chạm khắc trên cột Kút Na của người Chăm H’roi ở Gia Lai (Ảnh: Bá Tính)

Cột Kút Na được chia làm hai phần, phần chân cột từ mặt đất đến ngang đỉnh nhà mồ không trang trí hoa văn. Phần thứ hai từ ngang đỉnh nhà mồ trở lên, đây là nơi tập trung nhiều chi tiết chạm khắc, tô vẽ sặc sỡ. Ở phần thứ hai, các họa tiết trang trí cũng lần lượt được bố trí theo từng chủ đề, tầng lớp nhất định. 

Tầng thứ nhất bắt đầu bằng bệ đỡ hình tròn, tượng trưng cho miệng của chiếc cối giã gạo, là biểu tượng cho sinh thực khí nữ được tô vẽ hình bông hoa tám cánh và các đường thẳng chấm bi, chia mặt phẳng bệ đỡ làm bốn phần cân đối ở bốn góc. Trên bệ đỡ là hình tượng “bắp chuối” thuôn dài như chiếc chày - biểu tượng sinh thực khí nam cắm thẳng vào bệ đỡ, làm chúng ta liên tưởng đến biểu tượng Linga – Yoni trong văn hóa Champa.

Cách bệ đỡ khoảng 60cm có hai cặp thanh ngang cắm vào bốn góc. Đầu của mỗi thanh ngang được tạo hình ngọn cây rau dớn và gắn thêm các tua rua, có nơi gắn hình các con chim. Chi tiết này được nhiều người giải thích tượng trưng cho cánh tay của thần (T’ngan Yang). Biểu tượng hình “bắp chuối” thuôn dài kéo thẳng lên một đoạn rồi tiếp tục được ngắt ngang bằng hai cặp thanh ngang thứ hai cắm vào bốn góc cây cột. Toàn bộ phần “bắp chuối” được chạm khắc, tô vẽ nhiều họa tiết hình răng cưa, hình thoi, hình chấm bi…

Bầu vú trang trí trên cột Kút Na của người Chăm H’roi ở Gia Lai (Ảnh: Xuân Toản)
Bầu vú trang trí trên cột Kút Na của người Chăm H’roi ở Gia Lai (Ảnh: Xuân Toản)

Tầng thứ hai được bắt đầu từ chỗ hai cặp thanh ngang trở lên, tiếp nối bằng việc điêu khắc biểu tượng bốn bầu vú bao quanh. Biểu tượng này một lần nữa gợi chúng ta liên tưởng đến cách trang trí bầu vú phụ nữ trên bệ thờ ở các đền tháp Champa, phản ánh tập tục thờ Mẫu - Nữ thần Xứ sở theo chế độ mẫu hệ của cư dân Champa. Phía trên là bốn ngọn rau dớn uốn cong xòe ra bốn hướng. Tiếp theo là biểu tượng của vầng trăng khuyết uốn cong, biểu thị cho tính âm. Trên cùng được gắn một vòng tròn với điểm trung tâm được sơn màu đỏ, các tia tỏa ra xung quanh, chi tiết này được lý giải là biểu tượng cho mặt trời, biểu thị cho tính dương.

Như vậy, Kút Na là nơi biểu hiện các giá trị thẩm mỹ, sự khéo léo của con người cũng như biểu thị vũ trụ quan, nhân sinh quan và quan niệm về tâm linh, tín ngưỡng của người Chăm H’roi. Nó có nhiều điểm tương đồng với biểu tượng Homkar - một biểu tượng đặc biệt trong văn hóa Champa.

Chi tiết chạm khắc ở hai đầu hồi tại nhà mồ người Chăm H’roi ở Gia Lai (Ảnh: Xuân Toản)
Chi tiết chạm khắc ở hai đầu hồi tại nhà mồ người Chăm H’roi ở Gia Lai (Ảnh: Xuân Toản)

Từ bao đời nay, cột Klao, Kút vẫn tồn tại và giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người Chăm H’roi và người Gia Rai Mthur ở Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Mặc dù, kết cấu chính của ngôi nhà mồ ngày nay được xây dựng bằng chất liệu hiện đại, song những chi tiết trang trí kiến trúc truyền thống vẫn được giữ gìn theo năm tháng. 


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chương trình “Giao lưu cộng đồng dân tộc Sán Dìu năm 2024" sẽ được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang

Chương trình “Giao lưu cộng đồng dân tộc Sán Dìu năm 2024" sẽ được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang

Theo thông tin từ Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển văn hóa Sán Dìu, Chương trình “Giao lưu cộng đồng dân tộc Sán Dìu năm 2024 sẽ được tổ chức ngày 2 - 3/11, tại tỉnh Tuyên Quang, với sự tham dự của hơn 300 đại biểu người Sán Dìu đến từ các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang và Quảng Ninh.
Bình Thuận: Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc

Bình Thuận: Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Đăng Diện - 2 phút trước
Trong 2 ngày (29 và 30/10/2024, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc cấp tỉnh lần thứ I năm 2024. Hội thi có sự tham gia của 105 thí sinh thuộc 7 đoàn: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Tánh Linh và Đức Linh.
Gia Lai: Khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc năm 2024

Gia Lai: Khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc năm 2024

Tin tức - Ngọc Thu - 26 phút trước
Sáng 31/10, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai đã khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc năm 2024. Tham dự có gần 250 thí sinh của 14 đội thi, đến từ các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
25 giáo viên DTTS tiêu biểu, xuất sắc tham dự Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024

25 giáo viên DTTS tiêu biểu, xuất sắc tham dự Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024

Tin tức - Hải Phong - Khổng Thanh Tuấn - 28 phút trước
Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Trong đó, có 25 thầy cô giáo là người DTTS.
Ủy ban Dân tộc: Chuẩn bị tốt cho Đại hội Đảng các cấp

Ủy ban Dân tộc: Chuẩn bị tốt cho Đại hội Đảng các cấp

Tin tức - Thanh Huyền - 29 phút trước
Ngày 31/10/2024, Đảng ủy cơ quan Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 61, nhiệm kỳ 2020 -2025. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Khắc Tiến, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Phó Trưởng Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ.
Ban Dân tộc tỉnh An Giang: Trao tặng 200 suất quà cho đồng bào DTTS khó khăn

Ban Dân tộc tỉnh An Giang: Trao tặng 200 suất quà cho đồng bào DTTS khó khăn

Nhịp cầu nhân ái - Tào Đạt - Chau Chanh Thay - 32 phút trước
Ngày 31/10, Ban Dân tộc tỉnh An Giang đã phối hợp với UBND huyện Thoại Sơn tổ chức trao quà cho hộ DTTS, hộ nghèo, hộ khó khăn tại xã Phú Thuận (huyện Thoại Sơn, An Giang).
Để du khách không còn đi lạc trên đỉnh Lang Biang

Để du khách không còn đi lạc trên đỉnh Lang Biang

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 31/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Truyền thống và đương đại giao thoa tại Festival Ninh Bình 2024. Để du khách không còn đi lạc trên đỉnh Lang Biang. Người nâng tầm cho sản phẩm dược liệu Mường Động. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Tiếp tục hỗ trợ học sinh, sinh viên DTTS tham gia BHYT

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Tiếp tục hỗ trợ học sinh, sinh viên DTTS tham gia BHYT

Thời sự - Hoàng Quý - 33 phút trước
Trong phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, các Đại biểu Quốc hội đã dành sự quan tâm tới vấn đề mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách được Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ, trong đó nhấn mạnh đến học sinh, sinh viên đồng bào DTTS.
Quảng Nam: Bé trai 7 tuổi tử vong sau khi bị chó cắn

Quảng Nam: Bé trai 7 tuổi tử vong sau khi bị chó cắn

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 35 phút trước
Bé trai 7 tuổi ở thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) bị chó cắn, nhưng không được người nhà đưa đến bệnh viện chích ngừa ngay, mà đi chữa ở thầy lang. Hơn 1 tháng sau bé tử vong, vì dương tính với vi rút bệnh dại.
Tặng quà người khuyết tật, trẻ mồ côi, người có hoàn cảnh khó khăn tại vùng cao tỉnh Quảng Ninh

Tặng quà người khuyết tật, trẻ mồ côi, người có hoàn cảnh khó khăn tại vùng cao tỉnh Quảng Ninh

Trang địa phương - PV - 36 phút trước
Ngày 31/10, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh Quảng Ninh phối hợp tổ chức chương trình tặng quà tại huyện Ba Chẽ và huyện Bình Liêu.
Chương trình “Giao lưu cộng đồng dân tộc Sán Dìu năm 2024

Chương trình “Giao lưu cộng đồng dân tộc Sán Dìu năm 2024" sẽ được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang

Sắc màu 54 - Văn Hoa - 38 phút trước
Theo thông tin từ Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển văn hóa Sán Dìu, Chương trình “Giao lưu cộng đồng dân tộc Sán Dìu năm 2024 sẽ được tổ chức ngày 2 - 3/11, tại tỉnh Tuyên Quang, với sự tham dự của hơn 300 đại biểu người Sán Dìu đến từ các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang và Quảng Ninh.
Bắc Giang tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức

Bắc Giang tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 40 phút trước
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang vừa phối hợp với Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc Tày dành cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện Sơn Động.