Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các DTTS gắn với phát triển du lịch xứ Nghệ: Đưa giá trị văn hóa trở thành sản phẩm “mũi nhọn” cho du lịch vùng DTTS (Bài 3)

Nguyễn Thanh - 23:52, 23/10/2023

Trong tâm thức của những người làm công tác du lịch thì, du lịch văn hóa tâm linh gắn với nét đặc sắc văn hóa truyền thống của các DTTS, được xác định là 1 trong 3 “chân kiềng” của du lịch Nghệ An. Theo đó, cùng với du lịch biển và du lịch sinh thái và bản sắc văn hóa đặc sắc của đồng bào DTTS...,chính là nguồn tài nguyên có thể hái ra tiền từ hoạt động du lịch vùng DTTS ở miền Tây xứ Nghệ. Do vậy, thực hiện hiệu quả nội dung hỗ trợ, đầu tư giải quyết những vấn đề tồn tại, hạn chế nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa gắn với du lịch đặt ra tại Dự án 6, Chương trình MTQG 1719 được xem là “đòn bẩy” quan trọng để đạt mục tiêu này.

Khách tây thích thú với trải nghiệm tại du lịch cộng đồng ở miền Tây xứ Nghệ
Du khách nước ngoài thích thú với trải nghiệm du lịch cộng đồng ở miền Tây xứ Nghệ

Khách tăng, thu nhập tăng

Vào những ngày hè, dịp cuối tuần, khách du lịch từ mọi miền đổ về các huyện miền Tây Nghệ An như trẩy hội. Trên quốc lộ 7A, từng đoàn khách du lịch lên đất Con Cuông để thưởng ngoạn du lịch cộng đồng bản Khe Rạn, bản Xiềng gắn với thác Khe Kèm, đập Phà Lài; đến Tương Dương với rừng nguyên sinh Săng Lẻ, đền Vạn-Cửa Rào; hay trên quốc lộ 48 là các điểm đến hấp dẫn như Hang Bua, làng du lịch bản Thái cổ Hoa Tiến (Quỳ Châu), Đền chín gian, thác 7 tầng, thác Xao Va (Quế Phong) và Đền Choọng, Mường Ham (Quỳ Hợp)…

Kể về lượng khách du lịch ghé thăm các di tích, thắng cảnh, tham quan văn hóa các DTTS, ông Nguyễn Hùng Sơn, cán bộ phòng văn hóa huyện Quỳ Châu hồ hởi: Trong 9 tháng đầu năm huyện Quỳ Châu đón khoảng 16.000 lượt khách. Trong đó, khách Quốc tế 4 đoàn gồm 25 người (Trung Quốc, Ý, Đức, Nga). Doanh thu ước đạt 3,85 tỷ đồng. Các điểm đón khách tham quan gồm: Bảo tàng văn hóa các dân tộc, Bản du lịch cộng đồng Hoa Tiến, lễ hội Hang Bua – đền Chiêng Ngam, Thác Khe Bàn, Thác Đũa. Khu sinh thái Vườn Thỏ…

Đông đảo du khách về với lễ hội đền Choọng huyện Quỳ Hợp
Đông đảo du khách về với lễ hội đền Choọng huyện Quỳ Hợp

Ở huyện Quế Phong, theo số liệu tổng hợp trong 2 năm 2021 và 2022, trên địa bàn đã đón khoảng 4.500 lượt khách/năm, với tổng thu ước đạt gần 5 tỷ đồng/năm. Lãnh đạo huyện Quế Phong chia sẻ: doanh thu là một phần quan trọng nhưng cũng nhờ lượng khách du lịch ghé thăm mà nhiều người đã biết đến Quế Phong, đó là điều đáng quý hơn.

Nằm ở vùng miền núi thấp, Tân Kỳ cũng là một trong những địa phương ngày càng thu hút được nhiều du khách gần xa từ chính truyền thống văn hóa đặc sắc của đồng bào các DTTS. Chỉ tính trong giai đoạn 2017 – 2020, huyện đã đón tiếp khoảng 12.000 – 15.000 lượt khách/năm. Còn trong 2 năm 2021-2022, lượng khách du lịch đã vượt con số 3 năm trước từ 2.000-3.000 khách mỗi năm. 

Trưởng phòng Văn hóa huyện Tân Kỳ Hoàng Xuân Hạnh cho rằng: khách tăng, tổng thu nhập tăng nên đời sống bà con vùng du lịch cũng đã được cải thiện đáng kể. Từ các homestay, từ dịch vụ ăn uống, từ tổ chức giao lưu dân ca, dân vũ và các trò chơi dân gian tại các điểm du lịch… đã tạo ra việc làm, thu nhập đáng kể cho người dân.

Giới thiệu sản phẩm thổ cẩm Hoa Tiến huyện Quỳ Châu đến du khách nước ngoài
Giới thiệu sản phẩm thổ cẩm Hoa Tiến huyện Quỳ Châu đến du khách nước ngoài

Không chỉ nguồn thu trực tiếp từ buôn bán các sản phẩm, dịch vụ homestay, tham quan… cho khách du lịch, mà tâm lý, nhận thức, suy nghĩ, hành động của mỗi người dân vùng DTTS cũng đã có những chuyển biến tích cực. Ngay câu chuyện phục vụ ăn, nghỉ cho khách du lịch cũng đã được người dân vùng DTTS đầu tư, phát triển mang tính bài bản, dài hơi. 

Trên địa bàn một số huyện, hộ kinh doanh và nông dân sản xuất ra những sản phẩm phục vụ du lịch tại chỗ, đã bắt đầu hình thành và bước đầu hoạt động theo chuỗi. Thậm chí, nhiều sản phẩm của đồng bào, từ chỗ phục vụ du lịch trong nước, trong tỉnh đã được bà con vùng DTTS nâng tầm để vươn xa, như sản phẩm thổ cẩm bản Hoa Tiến (Quỳ Châu) đã có mặt ở một số thị trường khó tính ở Tây âu…

Thu nhập từ du lịch thông qua việc khai thác phát huy giá trị đặc sắc văn hóa các DTTS, đang là nguồn thu mới, và còn đầy tiềm năng. Bởi nó không chỉ giải quyết việc làm, hình thành nên các chuỗi kinh tế (chuỗi từ nuôi trồng, cung ứng, chế biến đặc sản vùng đất thành món ăn, thức uống phục vụ khách du lịch); hình thành tư duy làm kinh tế theo thị trường cho bà con miền núi; mà hơn hết là để gìn giữ, bảo tồn tốt hơn các giá trị văn hóa, cũng là cách để quảng bá, mời gọi nhiều hơn những doanh nhân, doanh nghiệp về tìm hiểu, bắt tay đầu tư trên địa bàn.

Chương trình MTQG 1719 sẽ đưa du lịch vùng DTTS vươn xa

Để phát triển du lịch, đưa du lịch gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các DTTS thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhiều địa phương đã có những giải pháp, kế hoạch cụ thể. 

Một góc làng nghề thổ cẩm người Thái ở bản Na Loi, xã Na Loi, huyện Kì Sơn
Một góc làng nghề thổ cẩm người Thái ở bản Na Loi, xã Na Loi, huyện Kì Sơn

Nhìn từ huyện Con Cuông sẽ thấy rõ điều đó. Đề án “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Thái gắn với phát triển du lịch huyện Con Cuông” giai đoạn 2023-2030, chính là nhằm tận dụng bản sắc văn hóa dân tộc Thái làm nguồn lực, thế mạnh, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của huyện. 

Đây là minh chứng cho thực tế về cách làm của mỗi địa phương bên cạnh nguồn lực của chương trình MTQG 1719. Tuy nhiên, nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 với việc thực hiện nội dung tại Dự án 6... sẽ mang tính bài bản, dài hơi, xuyên suốt và thống nhất trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch.

 Trở lại với huyện Con Cuông, trong Chương trình MTQG 1719, tổng dự kiến kinh phí huyện Con Cuông chi ra để bảo tồn và phát triển đặc sắc văn hóa DTTS gắn với phát triển du lịch là 19,2 tỷ đồng. Ông Hoàng Sỹ Kiện, Chủ tịch UBND huyện Con Cuông xác nhận: Giai đoạn 2023- 2027, huyện dự kiến đầu từ 13,9 tỷ đồng và giai đoạn 2028 – 2030, dự kiến đầu tư 5,3 tỷ đồng. Đây là nguồn lực rất quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với hoạt động bảo tồn và phát triển đặc sắc văn hóa DTTS gắn với phát triển du lịch.

Theo kế hoạch phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025, Nghệ An dành 77,4 tỷ đồng để thực hiện Dự án 6; trong đó cấp tỉnh là 30,756 tỷ đồng và cấp huyện là 46,647 tỷ đồng. Riêng, dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 thực hiện Dự án 6, là 17,158 tỷ đồng; trong đó cấp tỉnh là 3,318 tỷ đồng và cấp huyện là 13,840 tỷ đồng. Và kế hoạch vốn sự nghiệp ngân sách trung ương năm 2023, thực hiện Dự án 6 được bố trí 8,522 tỷ đồng; trong đó cấp tỉnh là 6,382 tỷ đồng và cấp huyện là 2,140 tỷ đồng.

Chèo thuyền trên sông Giăng, khám phá đại ngàn Pù Mát huyện Con Cuông
Chèo thuyền trên sông Giăng, khám phá đại ngàn Pù Mát huyện Con Cuông

Đại diện phòng quản lý văn hóa sở Văn hóa thể thao tỉnh Nghệ An nhấn mạnh: nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 là rất quan trọng để các địa phương thực hiện hai chức năng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các DTTS gắn với phát triển du lịch.

Đây là những đầu tư “cứng” từ một Chương trình lớn của Trung ương theo phân kỳ giai đoạn 2021-2030, thay vì đầu tư nhỏ giọt hoặc đầu tư tùy vào năng lực tài chính của các địa phương đã làm như trong thời gian qua. Đó chắc chắn sẽ mở ra cơ hội để du lịch vùng DTTS gắn với đặc sắc văn hóa truyền thống phát triển hơn nữa.

Đại diện sở Văn hóa thể thao cũng cho rằng, việc thực hiện Dự án 6 Chương trình MTQG 1719 đang gặp một số vấn đề cần tháo gỡ. Đó là các ban, bộ, ngành Trung ương cần tiếp tục tham mưu cho Chính phủ duy trì nguồn vốn Chương trình MTQG về văn hóa cấp cho các địa phương; đồng thời tham mưu tăng định mức kinh phí cấp hằng năm và tăng mức kinh phí cấp cho từng tỉnh tùy theo đặc thù của từng tỉnh. 

Mặt khác, cần có cơ chế chính sách đặc thù cho việc phát triển lĩnh vực du lịch, thể thao, gia đình vùng đồng bào DTTS, trong đó ưu tiên hỗ trợ kinh phí phát triển văn hóa, thể thao, gia đình và du lịch trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ phát triển du lịch khu vực khó khăn, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể người DTTS, xây dựng các thế chế văn hóa - thể thao đạt chuẩn.

Cảnh sắc mê hoặc ở đền Vạn - Cửa Rào huyện Tương Dương
Cảnh sắc mê hoặc ở đền Vạn - Cửa Rào huyện Tương Dương

Đối với tỉnh Nghệ An, Sở Văn hóa thể thao cũng đề nghị Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ưu tiên đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá cơ sở, xây dựng và sớm hoàn thiện chính sách đào tạo bồi dưỡng và tuyển dụng cho con em đồng bào DTTS về lĩnh vực văn hoá nghệ thuật. 

Tăng cường hơn nữa hoạt động giao lưu văn hoá các vùng miền để các dân tộc được giao lưu, học tập cũng như quảng bá, giới thiệu văn hoá của dân tộc trên địa bàn. Phân khai lộ trình triển khai các dự án hỗ trợ, đầu tư đảm bảo chiến lược dài hạn, trung hạn và hàng năm; tránh dàn trải, hình thức nhằm duy trì tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch đảm bảo thuận lợi, hiệu quả.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nhiều ảnh đẹp Việt Nam chụp từ trên cao lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards

Nhiều ảnh đẹp Việt Nam chụp từ trên cao lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards

Vượt qua hơn 124.000 người tham gia từ 174 quốc gia, với hơn 470.000 bức ảnh được gửi dự thi, một số tác giả Việt Nam đã xuất sắc lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards hạng mục Aerial Photography (ảnh chụp từ trên cao).
Khám phá Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Khám phá Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Du lịch - Minh Nhật - 3 giờ trước
Tin vui cho những ai yêu thích thiên nhiên và khám phá, Vườn Quốc Gia Cúc Phương chính thức mở "Tour tham quan bằng xe điện xem đom đóm và động vật hoang dã ban đêm". Đây là cơ hội để du khách hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, tận hưởng bầu không khí trong lành và trải nghiệm những điều kỳ thú mà màn đêm Cúc Phương mang lại.
Hà Tĩnh: Giải cứu thành công 2 nạn nhân bị dụ dỗ ra nước ngoài với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao”

Hà Tĩnh: Giải cứu thành công 2 nạn nhân bị dụ dỗ ra nước ngoài với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao”

Xã hội - Thế Mạnh - Thanh Nguyên - 3 giờ trước
Ngày 9/5, tại Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh), BĐBP Hà Tĩnh phối hợp với Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh tại Hà Nội giải cứu thành công 2 nạn nhân là công dân Việt Nam bị lừa bán ra nước ngoài, với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao” và đưa các nạn nhân về đến Việt Nam an toàn.
Lào Cai: Siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa

Lào Cai: Siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa

Du lịch - Minh Nhật (t/h) - 3 giờ trước
Hình ảnh những du khách nước ngoài thuê xe máy trải nghiệm du lịch Sa Pa không còn xa lạ, nhưng vẫn còn những người đi xe không đúng quy định Việt Nam, dẫn tới nguy cơ mất an toàn giao thông.
Nhiều ảnh đẹp Việt Nam chụp từ trên cao lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards

Nhiều ảnh đẹp Việt Nam chụp từ trên cao lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards

Sắc màu 54 - Thanh Thuận - 3 giờ trước
Vượt qua hơn 124.000 người tham gia từ 174 quốc gia, với hơn 470.000 bức ảnh được gửi dự thi, một số tác giả Việt Nam đã xuất sắc lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards hạng mục Aerial Photography (ảnh chụp từ trên cao).
Hà Giang: Cây đa trăm tuổi ở Km 0 bật gốc, nhiều người dân và du khách tiếc nuối

Hà Giang: Cây đa trăm tuổi ở Km 0 bật gốc, nhiều người dân và du khách tiếc nuối

Tin tức - Vũ Mừng - 3 giờ trước
Sáng 9/5, cây đa hơn 100 năm tuổi, cao hơn 20 mét nằm trên tuyến Quốc lộ 2 (cạnh Km 0 Hà Giang) qua địa bàn thành phố Hà Giang bất ngờ bật gốc, ngã ra đường, khiến người dân và khách du lịch tiếc nuối.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lộc Ninh (Bình Phước): Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Lộc Ninh (Bình Phước): Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 3 giờ trước
Sáng 9/5, huyện Lộc Ninh long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024. Đây là huyện được chọn tổ chức đại hội điểm của tỉnh Bình Phước.
Chư Pưh (Gia Lai): Bồi dưỡng kiến thức, cung cấp thông tin cho lực lượng cốt cán

Chư Pưh (Gia Lai): Bồi dưỡng kiến thức, cung cấp thông tin cho lực lượng cốt cán

Chính sách dân tộc - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Trong 2 ngày (9 - 10/5), UBND huyện Chư Pưh, Phòng Dân tộc huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tập huấn, phổ biến, cung cấp thông tin cho lực lượng cốt cán. Tham gia lớp tập huấn, có 150 học viên là già làng, trưởng thôn, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS.
Bình Định: Phấn đấu mỗi năm giảm 2% - 3% số cặp tảo hôn

Bình Định: Phấn đấu mỗi năm giảm 2% - 3% số cặp tảo hôn

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 3 giờ trước
Nhằm chuyển đổi nhận thức, hành vi trong hôn nhân của người dân, góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đang đẩy mạnh triển khai Kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024.
HLV Mai Đức Chung trở lại dẫn dắt Đội tuyển nữ Việt Nam

HLV Mai Đức Chung trở lại dẫn dắt Đội tuyển nữ Việt Nam

Thể thao - Hoàng Minh - 3 giờ trước
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) vừa công bố bản hợp đồng dẫn dắt Đội tuyển Bóng đá nữ Việt Nam kéo dài 2 năm với Huấn luyện viên (HLV) Mai Đức Chung.
Bình Định: Người dân miền núi mong muốn được cấp quyền sử dụng đất nương rẫy

Bình Định: Người dân miền núi mong muốn được cấp quyền sử dụng đất nương rẫy

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 3 giờ trước
Ông Lê Kim Toàn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định, đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Vĩnh Sơn, huyện miền núi Vĩnh Thạnh trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.