Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bắc Kạn: Muôn vàn nỗi lo mùa mưa bão

Minh Thu - 10:10, 01/09/2020

Toàn tỉnh Bắc Kạn hiện có khoảng 2.300 điểm có nguy cơ sạt lở cao, đe dọa cuộc sống của hơn 2.600 hộ dân. Trong khi đó, tỉnh thiếu nguồn lực để di dời, bố trí dân cư tới nơi an toàn, nên còn muôn vàn nỗi lo vào mùa mưa bão...

Nguy cơ từ sạt lở đất luôn hiện hữu và là nỗi lo của người dân Bắc Kạn trong mùa mưa bão.
Nguy cơ từ sạt lở đất luôn hiện hữu và là nỗi lo của người dân Bắc Kạn trong mùa mưa bão.

Sống trong sợ hãi

Ngôi nhà của gia đình bà Lưu Thị Sen nằm ngay dưới chân đồi Nà Khon, xã Yên Đĩnh, huyện Chợ Mới. Từ đầu mùa mưa bão đến nay, không dưới ba lần bà Sen cùng các con cháu phải ngủ nhờ ở nhà người quen mỗi lần có thông tin về mưa bão. “Mỗi lần mưa to, nước cuốn theo đất đá chảy ầm ầm vào trong nhà. Gia đình tôi không dám ngủ ở nhà, phải chạy sang nhà họ hàng ở tạm. Dù rất sợ hãi nhưng chúng tôi vẫn phải sống ở đây vì không có tiền mua đất làm nhà ở chỗ khác”, bà Sen cho biết.

Tại huyện Chợ Đồn, từ hơn 10 năm qua, người dân xã Ngọc Phái và thị trấn Bằng Lũng luôn phải “sống trong sợ hãi”, bởi nỗi đe dọa từ những điểm sụt lún. Nhiều hố sụt lún xuất hiện liên tiếp, có hố rộng cả trăm mét vuông, “nuốt chửng” đất ruộng, ao, vườn, làm nứt, vỡ nền nhà nhiều hộ dân. Ngay những ngày đầu tháng 7/2020, hơn 1ha ruộng bị sụt lún đã khiến hàng chục hộ gia đình thôn Bản Diếu, xã Ngọc Phái mất trắng mùa vụ.

Do ảnh hưởng của mưa bão, sụt lún, năm 2019, toàn huyện Chợ Đồn bị thiệt hại, hư hỏng 286 nhà dân, 4 điểm trường, 1 nhà văn hóa. 70% diện tích trong số 5ha lúa và hơn 28ha cây màu bị thiệt hại, hư hỏng. Riêng 6 tháng đầu năm 2020, thiên tai, sụt lún đã gây hư hỏng 259 nhà ở, 2 điểm trường, 1 trạm y tế xã, hơn 40ha hoa màu, gần 4ha rừng; tổng thiệt hại khoảng hơn 2 tỷ đồng.

Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn cho thấy: Toàn tỉnh hiện có khoảng 2.300 điểm có nguy cơ sạt lở, đe dọa tính mạng, tài sản của hơn 2.600 hộ dân. Nhiều điểm từ chỗ có nguy cơ đã trở thành hiểm họa thật sự. Như ở Quốc lộ 3, đoạn từ huyện Chợ Mới tới TP. Bắc Kạn chỉ khoảng 30 km, nhưng có đến 9 vị trí nguy hiểm do một bên là núi cao, vách dựng đứng, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở, đá lăn khi các lớp đá vôi bị phong hóa, mất liên kết.

Mặt khác, vì thiếu mặt bằng nên hầu hết người dân tại các huyện phải san ủi đồi, núi làm nhà ở, hình thành những khu dân cư nằm dưới taluy dương, tăng nguy cơ sạt lở rất cao. Nhưng do tỉnh thiếu kinh phí cho nên chưa thể khắc phục và di dời dân đến nơi ở mới an toàn hơn.

Cần ưu tiên kinh phí cho những dự án di dời dân

Để bảo đảm an toàn cuộc sống cho Nhân dân, tỉnh Bắc Kạn đã xây dựng Dự án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch bố trí dân cư giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2025 để triển khai 79 dự án bố trí ổn định dân cư cho 2.609 hộ dân, với tổng vốn hơn 600 tỷ đồng.

Tuy nhiên, từ năm 2016 đến 2019, tỉnh mới chỉ bố trí được hơn 118 tỷ đồng xây dựng 6 dự án bố trí dân cư tập trung, 5 phương án bố trí dân cư xen ghép, ổn định chỗ ở cho 244 hộ dân. So với nhu cầu thực tế, con số này chưa thấm vào đâu (chỉ đạt khoảng 26% ở những điểm nguy cơ cao). So với tổng số hơn 2.600 hộ cần bố trí, thì số chưa có chỗ ở an toàn thật sự là điều đáng lo ngại mỗi mùa mưa bão.

Ông Quách Đăng Quý, Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn cho biết: “Vì thiếu kinh phí nên việc thống kê những hộ đang cư trú tại nơi có nguy cơ sạt lở cao, vẫn chỉ để phục vụ công tác cảnh báo. Việc di dời chưa được thực hiện đồng bộ, mới chỉ bố trí xây dựng được một vài khu tái định cư cho những hộ đang rất nguy cấp. Hơn nữa, tổng mức đầu tư cho các dự án bố trí dân cư tập trung cần nguồn kinh phí lớn, trong khi đó, nguồn phân bổ từ Trung ương rất ít, ngân sách địa phương không thể cân đối hỗ trợ được”.

Để khắc phục việc thiếu kinh phí, đối với những vùng nguy cơ sạt lở, tỉnh Bắc Kạn đang thực hiện các phương án bố trí dân cư xen ghép và tại chỗ. Trước mắt, tỉnh dự kiến bố trí hơn 229 tỷ đồng để sắp xếp, ổn định dân cư cho 1.295 hộ dân là các đối tượng vùng có nguy cơ cao. Tuy nhiên, do không có kinh phí, chưa biết khi nào số dân trong quy hoạch được bố trí chỗ ở an toàn khi nguy cơ sụt lún, sạt lở đất vẫn đang lơ lửng trước mắt, nhất là trong mùa mưa bão.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kiên Giang: Cháy hơn 10 ha khu đất mỏ than bùn và Khu bảo tồn loài Sinh cảnh xã Phú Mỹ

Kiên Giang: Cháy hơn 10 ha khu đất mỏ than bùn và Khu bảo tồn loài Sinh cảnh xã Phú Mỹ

Chiều 12/5, ông Nguyễn Thanh Hà - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang cho biết, đám cháy xảy ra tại khu vực đất mỏ than bùn do Nhà nước quản lý, sau đó cháy lan sang Khu bảo tồn Loài sinh cảnh Phú Mỹ làm thiệt hại hơn 10 ha cây rừng tái sinh. Tính đến cuối giờ chiều 12/5, đám cháy đã được khống chế và được các lực lượng chữa cháy tích cực dập tắt phần cháy ngầm, không cho bùng phát trở lại.
Tin nổi bật trang chủ
Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Sự kiện - Bình luận - Ngọc Ánh - 3 giờ trước
Lạm thu phí tham quan di tích, danh lam thắng cảnh; khâu tổ chức phân luồng kém dẫn đến tình trạng nhốn nháo, lộn xộn, tắc nghẽn trên đường lên tham quan di tích; cáp treo quá tải nhưng nhà ga vẫn tiếp tục bán vé để mặc du khách xếp hàng đợi cả vài tiếng đồng hồ… Đây là thực trạng đã và đang diễn ra nhiều năm nay tại không ít điểm tham quan di tích, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam khiến du khách không khỏi bức xúc, thất vọng.
Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Phóng sự - Phạm Tiến - 3 giờ trước
Như một cái duyên, tôi trở lại xã A Bung (huyện Đakrông, Quảng Trị) đúng vào dịp lễ A Riêu Piing đang diễn ra. Sau bao năm gần như bị lãng quên trong cuộc sống hiện đại, lễ hội A Riêu Piing ở A Bung tiếp tục được tổ chức vẫn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi), đặc biệt là âm thanh vang vọng, rộn rã của tiếng cồng, tiếng chiêng- điểm nhấn quan trọng trong lễ hội A Riêu Piing.
Tả Lèng mùa nước đổ...

Tả Lèng mùa nước đổ...

Phóng sự - Thuỳ Giang - 3 giờ trước
Có dịp quay lại Tả Lèng (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) vào một ngày đầu tháng năm. Lần này không có những thửa ruộng bậc thang sóng sánh ánh vàng lúa chín, mà lại là một quang cảnh vùng non cao hoang sơ và trầm mặc.
Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Khoa học - Công nghệ - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Đến nay không chỉ ở thành thị, mà người dân ở các thôn, bản vùng cao, vùng DTTS tỉnh Quảng Ninh cũng đã nắm bắt thời cơ, bắt nhịp chuyển đổi số để trở thành những "công dân số". Nhờ đó, người dân tiếp cận các chính sách dân tộc nhanh chóng; đồng thời ứng dụng hiệu quả trong đời sống xã hội và trong lao động, sản xuất
Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ hơn 87 tỷ đồng thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ hơn 87 tỷ đồng thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 4 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ hỗ trợ nguồn kinh phí từ ngân sách trung ương cho tỉnh Quảng Nam với hơn 87 tỷ đồng để tỉnh tiếp tục thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Cần sớm xác định lại các xã vùng đồng bào DTTS

Bình Định: Cần sớm xác định lại các xã vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 4 giờ trước
Chiều 15/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cùng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định tiếp xúc chuyên đề với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang huyện Hoài Ân, chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Quảng Ninh: 4 công nhân thương vong do tai nạn lao động tại Công ty Than Quang Hanh

Quảng Ninh: 4 công nhân thương vong do tai nạn lao động tại Công ty Than Quang Hanh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Vào 15 giờ ngày 13/5, tại lò chợ mức -190/-170 vỉa 14.11, Phân xưởng Khai thác 7, Công ty Than Quang Hanh – TKV, Tp. Cẩm Phả (Quảng Ninh) xảy ra sự cố làm 03 công nhân tử vong và 01 công nhân bị thương.
Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà sẽ diễn ra vào đầu tháng 6

Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà sẽ diễn ra vào đầu tháng 6

Thời sự - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Thông tin từ UBND huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai cho biết, từ ngày 2-8/6, Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà mở rộng lần thứ 17 năm 2024 sẽ được tổ chức với nhiều nài ngựa ở các tỉnh thành tham gia.
Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Tin tức - Khánh Ngân - 21:36, 13/05/2024
Chiều 13/5, đại diện UBND xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) cho biết, hiện cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh nguyên nhân tử vong của 1 người đàn ông trên địa bàn, nghi do vật liệu nổ tồn đọng sau chiến tranh phát nổ.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Media - BDT - 20:00, 13/05/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.