Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xóa bỏ hủ tục trong vùng đồng bào DTTS ở Đăk Glei: Cả hệ thống chính trị vào cuộc (Bài 2)

H.Đại - P.Nguyên - 12:18, 06/11/2022

Xác định, để xóa bỏ hủ tục trong vùng đồng bào DTTS, ngoài chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch của cấp ủy Đảng, chính quyền...thì sự vào cuộc và quyết tâm của cả hệ thống chính trị là điều kiện quan trọng hàng đầu để thực hiện thành công mục tiêu này.

Già làng A Do (đứng giữa) trao đổi với Bộ đội Biên phòng về tục củi hứa hôn của người Gié Triêng
Già làng A Do (đứng giữa) trao đổi với Bộ đội Biên phòng về tục củi hứa hôn của người Gié Triêng

Theo đó, mỗi tổ chức, đơn vị... căn cứ vào vai trò, chức năng để đề xuất, xây dựng giải pháp phù hợp và phối hợp thực hiện, trong đó cần chú trọng công tác tuyên truyền, vận động đồng bào bằng nhiều hình thức, với phương pháp "mưa dầm thấm lâu" để đồng bảo hiểu, thấy được hệ lụy mà hủ tục gây ra, tự nguyện từ bỏ thì mới có thể xóa bỏ hoàn toàn.

Quyết tâm thực hiện Chỉ thị của Đảng

Vào tháng 4, năm 2021, ông Dương Văn Trang, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum đã có chuyến công tác thăm và làm việc với huyện Đăk Glei, trong đó có nội dung về thực trạng hủ tục tồn tài trong vùng đồng bào DTTS nơi đây. Tại huyện, Đoàn công tác cũng đã đến tìm hiểu thực tế  ở các xã biên giới Đăk Plô, Đăk Nhoong, Đăk Long. Đồng thời, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã nhắc nhở và chỉ đạo và yêu cầu các địa phương cần phải tập trung, dồn lực quyết liệt hơn nữa việc xóa bỏ các hủ tục ra khỏi đời sống của đồng bào.

Trên cơ sở ý kiến của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và Kết luận của Tỉnh ủy, Huyện ủy Đăk Glei đã xây dựng kế hoạch và lãnh đạo, chỉ đạo Đảng ủy 12 xã, thị trấn tập trung triển khai  thực hiện 3 Kế hoạch: Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”; Chỉ thị số 13 của Tỉnh ủy “về tăng cường sự lãnh đạo tuyên truyền, vận động Nhân dân xóa bỏ các hủ tục, phong tục không còn phù hợp trên địa bàn tỉnh” và Cuộc vận động “Phụ nữ Đăk Glei không sinh con thứ 3”. Trong nhiều giải pháp triển khai lồng ghép, đổng bộ, cần chú trọng phát huy vai trò gương mẫu của những cán bộ, đảng viên, Người có uy tín để người dân thực hiện theo.

Già làng A Do, thôn Bung Kon, xã Đăk Plô, chia sẻ, để bà con tin, làm theo, già đã nêu gương vận động con cái trong gia đình thực hiện đầu tiên; sau đó vận động đến họ hàng, người thân xóa bỏ các hủ tục, phong tục lạc hậu. Ví dụ như muốn bỏ tục củi cưới, già vận động bà con chỉ nên làm 20 bó như vậy vẫn giữ truyền thống tốt đẹp, nếu mỗi người phải có 500 bó củi thì phá rừng hết. Già cũng vận động bà con đau ốm thì ra Trạm Y tế xã khám, điều trị không cúng như trước nữa mà thêm bệnh, lại tốn kém; còn chết xấu kiêng kỵ thì bà con cũng đã bỏ hết rồi.

Ông A Phương, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đăk Glei cho biết: Mới đây, Thường trực Huyện ủy cũng đã phân công các thành viên đi kiểm tra tất cả 12 xã, thị trấn và xuống kiểm tra cụ thể tại các thôn, làng. Kết quả, hiện nay tất cả các thôn, làng, các hộ dân cũng đã thực hiện 3 kế hoạch Huyện ủy đã triển khai. Chỉ tính từ giữa năm 2021 đến nay, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đăk Glei đã tổ chức 152 buổi tuyên truyền tại 93 thôn, làng và vận động hơn 4.620 hộ đăng ký cam kết xóa bỏ các hủ tục. Đồng thời, đưa nội dung này vào hương ước, quy ước của các thôn, làng.

Cán bộ xã Đăk Nhoong tuyên truyền, vận động tại hộ gia đình
Cán bộ xã Đăk Nhoong tuyên truyền, vận động tại hộ gia đình

Thay đổi nhận thức của người dân

Là địa phương còn nhiều hủ tục chưa được xóa bỏ nhất trên địa bàn huyện Đăk Glei, thời gian qua, Đảng ủy, UBND xã Đăk Plô đã xây dựng kế hoạch và huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc đẩy lùi và từng bước xóa bỏ hủ tục. Bà Y Nghệ, Bí thư Đảng ủy xã Đăk Plô cho hay: các ngành, tổ chức đoàn thể xã căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình, đã xuống từng thôn, bản tuyên truyền vận động hội viên, đoàn viên đừng kiêng kị, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu. Nhờ vậy mà hiện đã có 421/444 hộ gia đình tự nguyện ký cam kết thực hiện xóa bỏ các hủ tục. 

Qua công tác tuyên truyền, vận động bước đầu tạo sự chuyển biến tích cực, người dân đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, hiểu được tác hại của các hủ tục, phong tục lạc hậu và dần xóa bỏ. Ông A Lek ở thôn Bung Tôn, xã Đăk Plô chia sẻ: xóa được những hủ tục cũng đã giúp cho bà con làm kinh tế tốt hơn.

"Các buổi sinh hoạt chi hội, chúng tôi lồng ghép tuyên truyền để hội viên phụ nữ không thực hiện các hủ tục, phong tục lạc hậu; không sinh con thứ ba, vì sinh nhiều gia đình không có điều kiện để nuôi, kinh tế gia đình không phát triển được. Qua theo dõi thì thấy chị em hội viên cũng nhận thức đầy đủ và về cũng tuyên truyền lại để gia đình thực hiện", chị Y Hội, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Đăk Nớ, xã Đăk Nhoong chia sẻ.

Ban Thường vụ Huyện ủy Đăk Glei làm việc với Đảng ủy xã Đăk Môn về công tác tuyên truyền, xóa bỏ hủ tục, phong tục lạc hậu
Ban Thường vụ Huyện ủy Đăk Glei làm việc với Đảng ủy xã Đăk Môn về công tác tuyên truyền, xóa bỏ hủ tục, phong tục lạc hậu


Đặc biệt, những năm qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng đứng chân ở các xã biên giới, cũng tích cực triển khai công tác tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ các hủ tục, phong tục lạc hậu. Trung úy A Dưa, Đội công tác địa bàn Đồn Biên phòng Đăk Plô chia sẻ: trong quá trình tuyên truyền, vận động thì có một số bà con không hợp tác, có khi bà con nói tôi không hiểu tiếng phổ thông. Vì vậy, tôi cũng là người Gié Triêng nên tôi dịch lại bằng tiếng Gié Triêng để bà con nắm được, từ đó thực hiện theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Để xóa bỏ các hủ tục, là việc làm không thể một sớm, một chiều mà phải thực hiện thường xuyên, lâu dài, bởi còn một số người già vẫn duy trì, bởi hủ tục đã ăn sâu vào tiềm thức. Chính vỉ vậy, Huyện ủy Đăk Glei cũng đã chỉ đạo các Đảng ủy, các ngành, đoàn thể, thực hiện một cách liên tục, kiên trì, cùng với sự linh hoạt, đổi mới về phương pháp, cách thức, phù hợp với đặc điểm của mỗi địa bàn khu dân cư. 

Theo đó, Đảng ủy các xã thời gian qua, cũng đã tăng cường chỉ đạo UBND, Mặt trận và các tổ chức chính trị, đoàn thể bám thôn, làng tuyên truyền, vận động thường xuyên, để người dân nhận thức đầy đủ những hệ lụy của các hủ tục, phong tục lạc hậu và dần xóa bỏ; đồng bào chung tay đoàn kết làm ăn, vừa xây dựng đời sống văn hóa mới, vừa gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trên địa bàn.

Thành quả từ sự quyết tâm xóa bỏ hủ tục vùng đồng bào DTTS ở huyện Đăk Glei được phản ánh trong kỳ sau ...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Cái nghèo khó đang dần lùi xa, cuộc sống mới sung túc hơn đang dần hiện hữu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện biên giới Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Điều đó, minh chứng khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS và việc triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS đang phát huy hiệu quả.
Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 4 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 4 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 4 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 4 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Cái nghèo khó đang dần lùi xa, cuộc sống mới sung túc hơn đang dần hiện hữu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện biên giới Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Điều đó, minh chứng khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS và việc triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS đang phát huy hiệu quả.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 5 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 5 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Media - BDT - 17:00, 11/05/2024
Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 07:24, 11/05/2024
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.