Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xi măng Long Sơn: Xây dựng thương hiệu từ những giá trị về nhân văn, văn hóa kinh doanh vững bền vững

Quỳnh Trâm - 09:16, 03/01/2024

Thời gian qua, diễn biến bất lợi, khó lường của thế giới tiếp tục ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp. Nỗ lực vượt khó, không chỉ duy trì ổn định sản xuất - kinh doanh, Xi măng Long Sơn vẫn tiếp tục đồng hành và tham gia nhiều hoạt động an sinh xã hội, luôn hướng đến những giá trị về nhân văn, văn hóa kinh doanh bền vững

Công ty Xi măng Long Sơn ủng hộ 18 tỷ xây dựng nhà Đại đoàn kết
Công ty Xi măng Long Sơn ủng hộ 18 tỷ xây dựng nhà Đại đoàn kết

Với quyết tâm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, các cấp, các ngành, các địa phương đang nỗ lực đồng hành, hỗ trợ hộ nghèo, gia đình chính sách, các đối tượng yếu thế...Chung tay cùng các cấp các ngành, bằng tình cảm và trách nhiệm, Xi măng Long Sơn đã có nhiều hoạt động an sinh xã hội, trong đó tiêu biểu là việc tham gia Chương trình đưa đồng bào nghèo đang sinh sống trên sông lên bờ ổn định cuộc sống của tỉnh Thanh Hóa.

Từ chủ trương đến hành động, Xi măng Long Sơn đã ủng hộ 18 tỷ đồng để hỗ trợ xây dựng nhà ở cho các hộ nghèo sinh sống trên sông nay di chuyển lên bờ, với mức hỗ trợ 50 triệu đồng 1 căn nhà. Số kinh phí trên đang được Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa chuyển đến kịp thời, đầy đủ theo quy định, góp phần giúp đỡ Nhân dân khắc phục khó khăn, sớm ổn định cuộc sống. Được lên bờ, được cấp đất, hỗ trợ kinh phí làm nhà ở, không còn phải  “đêm lo ngày sợ” vào mùa bão; đặc biệt con cháu sẽ được tới trường học hành đầy đủ nên người dân rất phấn khởi .

Cùng với việc hỗ trợ xây dựng nhà ở cho đồng bào nghèo đang sinh sống trên sông, chia sẻ với những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở tại nhiều địa phương, trong những năm qua, Xi măng Long Sơn luôn quan tâm và phối hợp với các cấp, ngành và chính quyền các địa phương hỗ trợ xây dựng gần 500 căn nhà tình thương, nhà “khăn quàng đỏ”, nhà đại đoàn kết tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước như: Sóc Trăng, Ninh Bình, Long An, An Giang…góp phần tiếp thêm động lực để giúp những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở kiên cố, từng bước ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo.

Công ty Xi măng Long Sơn trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn năm học 2023-2024
Công ty Xi măng Long Sơn trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn năm học 2023-2024

Không chỉ chung tay tạo dựng nơi an cư cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hướng đến thế hệ trẻ tương lai Việt Nam, nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn yên tâm tới trường, không ngừng nỗ lực vươn lên trong học tập, Xi măng Long Sơn đã phối hợp với Hội Khuyến học các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình trao học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. 

Qua mỗi năm, số lượng học bổng được tăng dần, phạm vi được mở rộng, số tiền học bổng cũng được nâng lên từ 4,5 triệu đồng/em/năm học lên 6,3 triệu đồng/em/năm học. Những suất học bổng được trao đã góp phần động viên, chia sẻ khó khăn, tiếp sức cùng các em trên con đường học tập, theo đuổi ước mơ. 

Chia sẻ về chương trình này, ông Lê Tiến Dũng, Phó Giám đốc Xi măng Long Sơn cho biết: “Những suất học bổng gửi đến các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là tấm lòng của tập thể Xi măng Long Sơn, các nhà phân phối nhằm hỗ trợ các em giảm bớt khó khăn trong cuộc sống để con đường đến trường của các em sẽ rộng mở hơn. Chúng tôi hy vọng rằng, các em được nhận học bổng sẽ nỗ lực trong học tập, rèn luyện vượt khó vươn lên trở thành những người con ngoan trò giỏi, người công dân có ích cho xã hội trong tương lai”.

5000 các em học sinh nghèo trên cả nước được Công ty Xi măng Long Sơn trao tặng cặp sách trong ngày khai giảng
5000 các em học sinh nghèo trên cả nước được Công ty Xi măng Long Sơn trao tặng cặp sách trong ngày khai giảng

Được biết, thời gian qua, mặc dù diễn biến bất lợi, khó lường của thế giới tiếp tục ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, song Xi măng Long Sơn vẫn tiếp tục đồng hành và tham gia nhiều hoạt động an sinh xã hội, vì cộng đồng ý nghĩa khác như: Tài trợ Giải bóng đá nhi đồng cúp Báo Thanh Hóa, tài trợ đội bóng chuyền nữ Thanh Hóa, trao quà cho người nghèo và gia đình chính sách, tham gia chương trình mẹ đỡ đầu với Hội Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa, ủng hộ xi măng xây dựng đường giao thông nông thôn và các công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới…

Sản phẩm xi măng Poóclăng hỗn hợp Dân dụng PCB 30, PCB 40 Long Sơn đang được người tiêu dùng ưu chuộng và tin dùng trên khắp mọi miền cả nước
Sản phẩm xi măng Poóclăng hỗn hợp Dân dụng PCB 30, PCB 40 Long Sơn đang được người tiêu dùng ưu chuộng và tin dùng trên khắp mọi miền cả nước

Thương hiệu của một doanh nghiệp được tạo dựng không chỉ bởi doanh thu cao, xuất khẩu lớn, đóng góp cho ngân sách Nhà nước nhiều, mà còn phải là doanh nghiệp chăm lo tốt cho người lao động, tích cực tham gia các hoạt động xã hội…. Với những gì đã và đang làm bằng tất cả nhiệt huyết, tình cảm, trách nhiệm và sự sẻ chia, Xi măng Long Sơn đang xây dựng cho mình nền móng vững chắc luôn hướng đến những giá trị về nhân văn, văn hóa kinh doanh để phát triển bền vững cùng quê hương, đất nước.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 2 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 2 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 2 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Cái nghèo khó đang dần lùi xa, cuộc sống mới sung túc hơn đang dần hiện hữu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện biên giới Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Điều đó, minh chứng khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS và việc triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS đang phát huy hiệu quả.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 3 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 3 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Media - BDT - 17:00, 11/05/2024
Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 07:24, 11/05/2024
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.