Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo đều vượt chỉ tiêu

PV - 10:15, 02/03/2018

Năm 2017 cả nước có 34,4% số xã đạt chuẩn nông thôn mới trong khi chỉ tiêu là 31%. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 1,51% trong khi chỉ tiêu Quốc hội giao năm 2017 giảm từ 1,3-1,5%.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng BCĐ Chương trình mục tiêu quốc gia thăm mô hình sản xuất nông nghiệp cho giá trị cao tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng BCĐ Chương trình mục tiêu quốc gia thăm mô hình sản xuất nông nghiệp cho giá trị cao tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

 

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có báo cáo tổng hợp về kết quả thực hiện hai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững năm 2017 với nhiều kết quả quan trọng.

Theo Bộ này, đến ngày 31/12/2017, cả nước có 3.069 xã (chiếm 34,4% tổng số xã của cả nước, trong khi chỉ tiêu năm 2017 là 31%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 712 xã so với cuối năm 2016. Trong số này, có khoảng 492 xã được công nhận đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

Hiện cả nước còn 113 xã dưới 5 tiêu chí, giảm 144 xã so với cuối năm 2016. 43 đơn vị cấp huyện thuộc 24 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 13 huyện so với cuối năm 2016.

Cùng với danh hiệu nông thôn mới thêm cho nhiều xã, các địa phương đã phát triển được khoảng 21.000 mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao trên diện rộng, vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa. Có thể liệt kê các mô hình: Phát triển sản xuất nông nghiệp sạch theo chuỗi liên kết; ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm, hiệu quả cao; mô hình nông thôn mới, làn nghề, làng hoa gắn với du lịch sinh thái, du lịch Homestay; mô hình liên kết trồng cây dược liệu; mô hình cây vụ đông có giá trị cao đạt 300-400 triệu đồng/ha... đã được nhiều địa phương đã chỉ đạo thành công.

Vấn đề môi trường và an toàn thực phẩm ở các xã cũng chuyển biến khi cả nước đã có 4.859 xã đạt chuẩn, tăng 7% so với cuối năm 2016. 89,9% số xã đạt tiêu chí về quốc phòng và an ninh.

Nhiệm vụ giảm nghèo bền vững cũng được các bộ, địa phương triển khai vượt yêu cầu của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia hồi đầu năm ngoái là đạt mức giảm hộ nghèo ở cận cao (1,5%) theo chỉ tiêu Quốc hội giao. Cụ thể, cuối năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm còn khoảng 6,72% (giảm 1,51% % so với cuối năm 2016). Trong đó, bình quân tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm khoảng 5%; hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vùng dân tộc và miền núi giảm khoảng 3-4%. Có 10/291 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.

Năm 2017, ngân sách Nhà nước bố trí khoảng 9.437 tỷ đồng để mua thẻ bảo hiểm y tế để phát, tặng miễn phí 13 triệu thẻ bảo hiểm y tế, sổ/thẻ khám chữa bệnh cho các đối tượng này, bố trí 1.168 tỷ đồng để hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội theo Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ngân sách Trung ương bố trí khoảng 4.968 tỷ đồng để thực hiện chính sách miễn giảm học phí cho học sinh nghèo, trợ cấp học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh bán trú và trường dân tộc bán trú.

Ngân hàng Chính sách xã hội đã thực hiện cho vay 2.120 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác với doanh số cho vay đạt 55.956 tỷ đồng, tăng 806 tỷ đồng so với năm 2016. Qua đó, giúp gần 400.000 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; hỗ trợ tạo việc làm cho trên 205.000 lao động; giúp trên 62.000 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; xây dựng trên 1,2 triệu công trình nước sạch, vệ sinh ở nông thôn; xây dựng gần 41.000 căn nhà ở cho hộ nghèo và hộ dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Một số tỉnh trả nợ đọng xây dựng cơ bản chậm

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết bằng các giải pháp quyết liệt như ưu tiên bố trí vốn từ ngân sách Trung ương, địa phương để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, chỉ công nhận các xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới khi không có nợ đọng xây dựng cơ bản. Tính đến hết 30/11/2017, tổng số nợ xây dựng cơ bản thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới còn khoảng 5.142 tỷ đồng (giảm 10.076 tỷ đồng, tương đương 66% so với tháng 1/2016), trong đó có 27 tỉnh không có nợ xây dựng cơ bản.

Tuy nhiên Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết một số địa phương trả nợ còn chậm. Nếu như trong kế hoạch năm 2018 không thực hiện các giải pháp quyết liệt hơn, các địa phương này khó hoàn thành mục tiêu xử lý dứt điểm nợ xây dựng cơ bản nông thôn mới trước năm 2019, ảnh hưởng đến kết quả chung của cả nước trong thực hiện mục tiêu về xử lý nợ đọng theo yêu cầu của Quốc hội đặt ra tại Nghị quyết số 32/2016/QH14 ngày 23/11/2016.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chỉ ra hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ trong năm qua của các bộ, địa phương là chậm xây dựng văn bản quy phạm trong quản lý, điều hành làm ảnh hưởng đến công tác phân bổ, sử dụng vốn và lúng túng trong việc tổ chức triển khai thực hiện; chậm triển khai phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đến các đơn vị, các cấp trực thuộc ở một số địa phương.

Việc thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập vẫn còn khó khăn do sản xuất nông nghiệp tại địa phương còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa hình thành được nhiều chuỗi giá trị sản xuất bền vững. Nhiều địa phương đã xác định được sản phẩm chủ lực để tập trung phát triển nhưng vẫn thiếu sự tham gia của doanh nghiệp, hợp tác xã...

Vào chiều nay 28/2, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia sẽ chủ trì phiên họp của Ban chỉ đạo để đánh giá về các kết quả trên và đặt ra mục tiêu tiếp theo của năm 2018, tiến tới thực hiện thành công mục tiêu của cả giai đoạn 2016- 2020.

THEO CHÍNH PHỦ

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông từng là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Kon Tum, nổi tiếng với Khu căn cứ Tỉnh ủy thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ - được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh. Măng Ri hôm nay đã khoác lên mình màu áo mới, với cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, đời sống của đồng bào được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn. Diện mạo mới của vùng căn cứ cách mạng Măng Ri bắt đầu từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước và khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 1 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Mầm xanh trên đá xám

Mầm xanh trên đá xám

Du lịch - Hà Linh - 1 giờ trước
Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với những dãy núi cao đá chồng trên đá, dựng đứng, xám ngắt, nối tiếp nhau trải dài như vô tận. Ở nơi “sống trên đá, chết vùi trong đá” này, nhờ bản lĩnh cũng như sự cần cù, chịu thương, chịu khó của đồng bào các dân tộc, những mầm xanh mơn mởn của sự sống vẫn ngày ngày sinh sôi, nảy mầm, vươn lên từ đá.
Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 1 giờ trước
Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Kinh tế - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông từng là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Kon Tum, nổi tiếng với Khu căn cứ Tỉnh ủy thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ - được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh. Măng Ri hôm nay đã khoác lên mình màu áo mới, với cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, đời sống của đồng bào được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn. Diện mạo mới của vùng căn cứ cách mạng Măng Ri bắt đầu từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước và khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây.
Huổi Min ngày mới

Huổi Min ngày mới

Xã hội - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Huổi Min là bản vùng cao duy nhất của phường Sông Đà, thị xã Mường Lay, tỉnh Điên Biên với 100% dân số là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Người dân nơi đây đã cùng chính quyền địa phương vượt bao gian khó, quyết tâm để Huổi Min dần chuyển mình.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trái ngọt trên chiến trường xưa

Trái ngọt trên chiến trường xưa

Sự kiện - Bình luận - Hải Yến - 8 giờ trước
Năm 2024, vừa tròn 7 thập kỷ dân tộc Việt Nam viết nên trang sử hào hùng bằng chiến thắng vĩ đại mang tên Điện Biên Phủ. Từ trong đau thương, mất mát. Hôm nay, có một Điện Biên đang tiếp tục lập nên những “chiến công mới” trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước.
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 12 giờ trước
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Công tác Dân tộc - Cù Hương - 16:18, 29/04/2024
Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 16:12, 29/04/2024
Trong hai ngày 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giới thiệu không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc, với điểm nhấn là không gian văn hóa chợ vùng cao với chủ đề “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng