Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vùng chè Yên Bái đang trên đà suy thoái

PV - 12:21, 01/09/2018

Yên Bái từng một thời được mệnh danh là vùng chè lớn nhất Tây Bắc, với diện tích hơn 12 nghìn ha, sản lượng chè tươi đạt từ 85 đến 90 nghìn tấn một năm. Tuy nhiên, những năm gần đây, diện tích chè ngày một giảm trầm trọng, nhiều diện tích bị bỏ hoang, năng suất, sản lượng suy giảm hàng ngàn tấn, nhà máy thiếu nguyên liệu, người làm chè không sống được bằng nghề...

vùng chè Yên Bái Chè được xác định là 1 trong 4 cây trồng thế mạnh của Yên Bái.

Cây chè là một trong 4 loại cây được Yên Bái xác định là cây trồng chủ lực trong xóa đói, giảm nghèo và ngành sản xuất, chế biến chè còn đem lại giá trị cao, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Đặc biệt, giống chè Shan Tuyết Suối Giàng và chè Bát Tiên là hai thương hiệu nổi tiếng của ngành chè Yên Bái.

Tuy nhiên, những năm gần đây, diện tích cây chè trên địa bàn tỉnh Yên Bái ngày một giảm, nhiều diện tích bị bỏ hoang, năng suất, sản lượng suy giảm hàng ngàn tấn, nhà máy thiếu nguyên liệu, người trồng chè không sống bằng nghề… Theo số liệu của thống kê của tỉnh Yên Bái, tính đến hết tháng 5/2018 toàn tỉnh hiện có hơn 8 nghìn ha, giảm 6,9% so với cùng kỳ năm trước.

Để tìm hiểu rõ hơn, chúng tôi đã đến xã Thịnh Hưng (huyện Yên Bình), nơi có diện tích chè lớn nhất, nhì Yên Bái. Được biết, từ năm 2012 trở về trước cả xã Thịnh Hưng trồng trên 130 ha chè, nhiều nơi cả thôn trồng chè, người dân từng khấm khá lên nhờ cây chè và đây được coi là cây xóa đói giảm nghèo của địa phương.

Như gia đình ông Lê Thế Biên tại thôn Đào Kiều (xã Thịnh Hưng) trước đây trồng hơn 2 ha diện tích chè. Gắn bó với mấy chục năm trời, cây chè từng là nguồn thu nhập chính của gia đình ông Biên. Thế nhưng, những năm gần đây, ông Biên đã chuyển dần diện tích chè của mình sang trồng cây lâm nghiệp và cây ăn quả.

“Giống chè cũ trồng hàng chục năm nay cho năng suất và chất lượng kém, cùng với việc giá cả thị trường bấp bênh nên tôi quyết định chuyển sang trồng cây lâm nghiệp và cây ăn quả” ông Biên chia sẻ.

Theo như ông Lương Xuân Trường, Phó Chủ tịch UBND xã Thịnh Hưng hiện nay diện tích chè của xã chỉ đạt 30ha (giảm 100ha so với trước). Nguyên nhân do cây chè trồng lâu năm đã cằn cỗi, cho sản lượng kém. Bên cạnh đó, nhiều người dân trong độ tuổi lao động tham gia vào các nhà máy tại địa phương với thu nhập cao hơn, họ dần không mặn mà với cây chè nữa.

Yên Bình từng là một trong những địa phương có phong trào sản xuất kinh doanh chè với diện tích và sản lượng lớn. Nhưng hiện tại nhiều diện tích chè ở vùng chè Văn Hưng, vùng chè Bảo Ái, vùng chè Thịnh Hưng… bị nông dân bỏ hoang hoặc phá bỏ trồng xen với cây lâm nghiệp, cây ăn quả.

Đánh giá về sự suy thoái của vùng chè, ông Trần Đức Lâm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Yên Bái cho biết, nguyên nhân chính, là do chính quyền địa phương và doanh nghiệp chế biến chưa có chính sách, giải pháp quản lý, phát triển vùng nguyên liệu một cách hiệu quả và bền vững.

Cụ thể, mối liên kết giữa cơ sở chế biến và người trồng chè hết sức lỏng lẻo, trên 80% số đơn vị chế biến không có vùng nguyên liệu ổn định và không có chính sách đầu tư cho vùng nguyên liệu. Thứ hai là do các cơ sở chế biến chè chưa hướng dẫn người dân cách chăm sóc và thu hoạch chè đúng tiêu chuẩn quy định, vì vậy, phần lớn sản phẩm chè Yên Bái sản xuất ra chất lượng kém và chủ yếu là sản phẩm thô, nên không đủ sức cạnh tranh với thị trường. Việc thu hoạch chè của người dân vẫn chủ yếu bằng liềm, không theo khoa học kỹ thuật dẫn tới nguyên liệu kém chất lượng.

Bên cạnh đó, diện tích chè của tỉnh Yên Bái chủ yếu được trồng từ những năm 1970-1980, đến nay đã hết một chu kỳ khai thác, dẫn tới năng suất cây chè giảm mạnh. Trong 10 năm qua toàn tỉnh mới chỉ trồng mới, trồng cải tạo được trên 5 nghìn ha (chiếm khoảng 45% diện tích so với thời điểm 2005). Nếu như trước đây, với 1ha chè, người dân có thể thu được khoảng 76,8 tấn/1ha (năm 2010), thì đến nay chỉ còn khoảng 8,9 tấn/1ha (2017). Theo đó, 1ha mỗi năm, người trồng chè thu chưa đến 20 triệu đồng, một con số quá thấp trong sản xuất và sử dụng đất đai trong nông nghiệp.

Nhằm ngăn chặn sự sụt giảm diện tích cũng như nâng cao chất lượng vùng chè, tỉnh Yên Bái đã đề ra kế hoạch đẩy mạnh phát triển, nâng cao chất lượng sản xuất, chế biến, kinh doanh chè đến năm 2020. Theo đó, tỉnh Yên Bái đề ra mục tiêu đến năm 2020, diện tích chè toàn tỉnh khoảng 8,5 nghìn ha.

Trong đó, diện tích chè Shan Tuyết khoảng 2,6 nghìn ha, trồng mới 670 ha chè Shan Tuyết, trồng thay thế khoảng 1 nghìn ha diện tích chè già cỗi ở những nơi có diện tích chè tập trung từ 5 ha trở lên tại các huyện vùng thấp bằng các giống tiến bộ kỹ thuật năng suất, chất lượng cao phù hợp với nhu cầu thị trường. Đồng thời, đổi mới thiết bị, công nghệ chế biến để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, phấn đấu 100% sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng tỷ lệ sản phẩm chè xanh, chè đặc sản, chè hữu cơ đạt trên 30%...

HOÀNG QUÝ

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Chủ động nâng cao nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Đây là việc làm quan trọng mà ngành Nông nghiệp tỉnh Sơn La đang hướng tới, nhằm phát triển nền nông nghiệp cạnh tranh, tiến tới xây dựng Sơn La trở thành tỉnh phát triển xanh, nhanh và bền vững.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 3 phút trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 4 phút trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 5 phút trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 6 phút trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 11 phút trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 13 phút trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.
Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Công tác Dân tộc - Vàng Ni - Thu Hà - 14 phút trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 25 phút trước
Ngày 21/11, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang đã đến thăm và làm việc với Nhân dân thôn Kon Brăp Ju, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy về tình hình xây dựng Nông thôn mới trong vùng đồng bào DTTS. Tham gia buổi làm việc có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Đức Tuy; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Y Thị Bích Thọ và lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Kon Tum.
Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận phối hợp UBND huyện Bác Ái tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024. Tham dự buổi lễ có bà Lê Thị Hậu, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; ông Phạm Văn Sâm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bác Ái; bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái và trên 200 đại biểu đại diện các Tổ truyền thông cộng đồng, Ban Quản lý Địa chỉ tin cậy và người dân thuộc 9 xã vùng đồng bào Raglay.
Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu bảo tồn, xây dựng và phát triển Sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết số 40 về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.