Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vùng biên hòa bình, hữu nghị và phát triển: Đầu tư để gia cố vùng phên giậu (Bài cuối)

Khánh Thư - 15:19, 13/11/2022

Kết nghĩa các cụm dân cư hai bên biên giới mang lại giá trị vô cùng to lớn. Đó là giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng phên dậu; thắt chặt thêm tình cảm mật thiết giữa cư dân hai bên biên giới, rộng hơn là cả quốc gia. Chủ trương này cần có cơ chế chính sach để thêm nguồn lực nhằm nhân rộng mô hình kết nghĩa.

Giữ gìn vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia là nhiệm vụ của toàn dân, trong đó, lực lượng BĐBP là nòng cốt. (Ảnh: TL)
Giữ gìn vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia là nhiệm vụ của toàn dân, trong đó, lực lượng BĐBP là nòng cốt. (Ảnh: TL)

Tài sản vô giá

Như các kỳ báo trước đã phản ánh, hoạt động kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới chính là hoạt động đối ngoại Nhân dân đem lại kết quả thiết thực. Qua đó, nâng cao nhận thức cho đồng bào các dân tộc hai bên biên giới về ý thức, trách nhiệm đối với chủ quyền lãnh thổ quốc gia của mỗi nước.

Nhân dân hai bên tự giác chấp hành hiệp định, quy chế biên giới, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển kinh tế, xã hội, xây đắp tình đoàn kết hữu nghị truyền thống giữa Nhân dân hai bên biên giới ngày càng bền chặt. Thông qua các hoạt động đối ngoại Nhân dân cũng là để kịp thời phản bác các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, nhằm phá hoại tiến trình phân giới cắm mốc, cũng như chia rẽ mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam với các nước láng giềng.

Với ý nghĩa đó, mô hình kết nghĩa cụm dân cư đã được nhân rộng trên toàn tuyến biên giới trên đất liền của nước ta. Khởi đầu tư mô hình kết nghĩa bản với bản của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Trị năm 1994, sau được gọi là phong trào “Kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới”, đến nay, theo tổng hợp của Cục Chính trị - Bộ Tư lệnh BĐBP, tại 21/25 tỉnh biên giới trên đất liền đã có 207 cặp cụm dân cư kết nghĩa; trong đó tuyến Việt Nam - Trung Quốc có 59 cặp, Việt Nam - Lào có 103 cặp, Việt Nam - Camphuchia có 45 cặp.

Xây dựng vùng biên hòa bình, hữu nghị và phát triển. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTXVN)
Xây dựng vùng biên hòa bình, hữu nghị và phát triển. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTXVN)

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận là, chương trình kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới hiện mới chỉ dừng lại ở phong trào, gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 34/CT-BTL ngày 24/6/2003 của Bộ tư lệnh BĐBP về phong trào tự quản đường biên cột mốc và an ninh trật tự xóm, bản khu vực biên giới. Vì vậy, việc huy động nguồn lực, nhất là từ ngân sách Nhà nước để hỗ trợ, động viên kịp thời Nhân dân ở các cụm dân cư kết nghĩa còn nhiều hạn chế.

Thực tế cho thấy, để phục vụ hoạt động đối ngoại Nhân dân thông qua mô hình kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới (tổ chức ký kết, giao lưu, sơ kết, khen thưởng,…) thì các địa phương đều phải nỗ lực xoay xở. Theo ước tính sơ bộ, một huyện biên giới cần ít nhất 100 triệu đồng/năm để duy trì một cặp bản kết nghĩa. Đó là chưa kể, ở mỗi cụm dân cư kết nghĩa, nhất là ở tuyến biên giới Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia, nội dung hỗ phát triển sản xuất, khám, chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh ở người và vật nuôi... cho phía bạn thường được đặt ra trong các văn bản ký kết.

Để giải bài toán này, các địa phương triển khai mô hình kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới, với sự trợ giúp của lực lượng BĐBP, đã chủ động xã hội hóa nguồn lực. Tỉnh phân công các địa phương, sở ngành đỡ đầu và vận động doanh nghiệp tài trợ để triển khai chương trình kết nghĩa. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời; về lâu dài cần triển khai mô hình “Kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới” dưới góc độ một chương trình quy mô từ ngân sách Nhà nước để nhân rộng mô hình này trên toàn tuyến biên giới đất liền.

“Gia cố” vùng phên giậu

Quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, biên giới quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị và cả nước. Nghị quyết số 33-NQ/TW về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia ngày 28/9/2018 của Bộ Chính trị khóa XII xác định mục tiêu chung là: Xây dựng biên giới quốc gia hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển; bảo vệ, phòng thủ vững chắc biên giới quốc gia, góp phần phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại ở khu vực biên giới và cả nước.

Quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, biên giới quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị và cả nước. (Trong ảnh: Thế trận lòng dân trên tuyến biên giới Long An - Ảnh: TL)
Quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, biên giới quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị và cả nước. (Trong ảnh: Thế trận lòng dân trên tuyến biên giới Long An - Ảnh: TL)

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng định hướng công tác quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng liên quan về vấn đề này trong tình hình mới. Cụ thể là: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp của các thế lực thù địch... xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia... Củng cố đường biên giới hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển; giải quyết các vấn đề còn tồn tại liên quan đến đường biên giới trên bộ với các nước láng giềng”.

Trong một bài viết đăng trên Tạp chí Cộng sản tháng 10/2022, TS. Nguyễn Minh Vũ, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, cho rằng, để xây dựng vùng biên vững mạnh toàn diện, chính quyền các cấp cần xây dựng chính sách ưu tiên, ưu đãi về kinh tế - xã hội đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa biên giới; nghiên cứu, đầu tư xây dựng các công trình vừa phục vụ quản lý, bảo vệ biên giới, vừa phục vụ đời sống, sinh hoạt của cư dân biên giới; đầu tư kết cấu hạ tầng, trang thiết bị khu vực cửa khẩu; thực hiện quy hoạch cửa khẩu biên giới đất liền, quy hoạch kinh tế vùng biên giới cho từng tỉnh, từng tiểu vùng (cả về nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ theo ba cấp độ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn). 

Đồng thời, tăng cường hoạt động đối ngoại với các nước có chung biên giới có ý nghĩa củng cố, phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, thực hiện chính sách mở cửa, mở rộng hợp tác địa phương, giao lưu, hợp tác thương mại biên giới, từ đó phát triển kinh tế vùng biên trên mọi lĩnh vực.

BĐBP là lực lượng chủ lực xây đắp tình đoàn kết hữu nghị truyền thống giữa Nhân dân biên giới ngày càng bền chặt. (Trong ảnh: Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thị Hoa – Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Cao Bằng giúp Nhân dân thu hoạch lúa mùa).
BĐBP là lực lượng chủ lực xây đắp tình đoàn kết hữu nghị truyền thống giữa Nhân dân biên giới ngày càng bền chặt. (Trong ảnh: Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thị Hoa – Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Cao Bằng giúp Nhân dân thu hoạch lúa mùa).

Mô hình “Kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới” qua thực tiễn triển khai đã chứng minh được hiệu quả trong thực hiện mục tiêu xây dựng vùng biên hòa bình, hữu nghị và phát triển. Việc nhân rộng mô hình này là rất cần thiết để vùng biên vững về quốc phòng – an ninh, mạnh về phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Bởi vậy, Chính phủ cần ưu tiên bố trí ngân sách cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới, vùng đồng bào DTTS; thống nhất chỉ đạo các tỉnh tuyến biên giới đất liền trong việc xây dựng kế hoạch, lập dự toán kinh phí hằng năm bảo đảm điều kiện thuận lợi cho hoạt động kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới phát triển bền vững.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Mở phiên tòa xét xử cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh

Mở phiên tòa xét xử cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh

Thời sự - Trọng Bảo - 18:49, 20/05/2024
Sáng 20/5, Tòa án Nhân dân tỉnh Lào Cai đã mở phiên tòa xét xử vụ án "Rửa tiền", 'Vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên và tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh và những người liên quan.
Thừa Thiên Huế: Tập trung phát triển 210ha trồng cây dược liệu ở A Lưới

Thừa Thiên Huế: Tập trung phát triển 210ha trồng cây dược liệu ở A Lưới

Tin tức - Minh Thu - 18:08, 20/05/2024
Đó là thông tin được Ban Dân tộc Thừa Thiên Huế đưa ra tại Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Dự án đầu tư, hỗ trợ vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) do Bộ Y tế tổ chức tại Thừa Thiên Huế mới đây.
Tập đoàn VNPT và Trung ương Đoàn ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024

Tập đoàn VNPT và Trung ương Đoàn ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024

Khoa học - Công nghệ - Khánh Sơn - 15:13, 20/05/2024
Tiếp nối những kết quả hợp tác đã đạt được trong năm 2023 và để cụ thể hóa các nội dung đã ký kết giữa hai bên, mới đây, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Tập đoàn VNPT đã tổ chức Hội nghị ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024.
Giải quyết 99,7% kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Giải quyết 99,7% kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 12:31, 20/05/2024
Trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã nghe Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dương Thanh Bình trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 12:27, 20/05/2024
Câu lạc bộ văn hóa cồng chiêng của người Cơ Ho - một dân tộc sinh sống lâu đời nhất ở Tp. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) vừa được hình thành và ra mắt tại xã Tà Nung, hứa hẹn có nhiều hoạt động hấp dẫn thu hút du khách.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vài năm trở lại đây, tình trạng trộm cắp cổ vật, đồ thờ tự tại các điểm di tích diễn ra với mật độ ngày càng tăng, số lượng cổ vật bị mất ngày càng nhiều. Điều này một lần nữa làm dấy lên những lo ngại về công tác bảo quản, bảo vệ di sản. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, khi vấn nạn “chảy máu”, buôn bán trái phép cổ vật ngày càng gia tăng, thì những cổ vật quý càng tiềm ẩn nguy cơ bị kẻ gian lấy trộm. Chuyên mục Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"
Ngoại hạng Anh: Siêu phẩm của Hojlund giúp Man United đánh bại Brighton

Ngoại hạng Anh: Siêu phẩm của Hojlund giúp Man United đánh bại Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 12:22, 20/05/2024
Vòng 38 Ngoại hạng Anh, Man United hành quân đến làm khách tại sân của Brighton. Dù đã nỗ lực rất nhiều, nhưng đội chủ nhà không thể giành chiến thắng trong trận chia tay giải đấu cao nhất xứ sương mù.
Hơn 1.500 lượt ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Hơn 1.500 lượt ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 12:17, 20/05/2024
Trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã nghe Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 10:52, 20/05/2024
Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Vinamilk và sữa đặc Ông thọ tái hiện “Góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì năm 2024

Vinamilk và sữa đặc Ông thọ tái hiện “Góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì năm 2024

Sức khỏe - PV - 10:43, 20/05/2024
Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Ngoại hạng Anh: Man City có chức vô địch thứ 4 liên tiếp sau khi đánh bại West Ham

Ngoại hạng Anh: Man City có chức vô địch thứ 4 liên tiếp sau khi đánh bại West Ham

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 10:40, 20/05/2024
Vòng 38 Ngoại hạng Anh, Man City tiếp đón West Ham trên sân nhà Etihad. Với sự tỏa sáng của Foden, Man City chính thức có chức vô địch thứ 4 liên tiếp.