Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Viết tiếp về Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022: Sự bất bình của cộng đồng dân tộc Thái

Văn Hoa - 16:25, 14/08/2022

Mặc dù Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam đã khép lại gần một tháng nay, nhưng những ý kiến thể hiện sự bất bình về các yếu tố phản văn hóa của cuộc thi thì vẫn chưa dừng lại. Đặc biệt, cộng đồng dân tộc Thái khắp cả nước đã gửi đơn trực tiếp hoặc kí đơn trên trang mạng xã hội...,gửi kiến nghị đến Báo Dân tộc và Phát triển với mong muốn Báo tiếp tục lên tiếng để các cơ quan, đơn vị chức năng có ý kiến chính thức về Cuộc thi, lấy lại hình ảnh, bản sắc văn hóa chuẩn mực cho cộng đồng dân tộc Thái.


Hàng ngàn người kí đơn trên mạng xã hội Facebook kiến nghị Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục lên tiếng về Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam xúc phạm bản sắc văn hóa dân tộc
Hàng ngàn người kí đơn trên mạng xã hội Facebook kiến nghị Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục lên tiếng về Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam xúc phạm bản sắc văn hóa dân tộc

Cuộc thi đã làm cho cộng đồng người Thái thất vọng và bức xúc

Từ đầu Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022, cộng đồng các dân tộc, trong đó có cộng đồng người Thái đã đặt nhiều kì vọng lớn lao với cuộc thi, bởi họ nghĩ rằng, bản sắc văn hóa dân tộc sẽ được tôn vinh, lan tỏa. Thế nhưng với những gì đã diễn ra, cộng đồng các dân tộc đã đi từ thất vọng này đến thất vọng khác, thay vì kì vọng, họ đã rất bức xúc, tức giận như “giọt nước tràn ly” vì cuộc thi đã xúc phạm bản sắc văn hóa dân tộc của họ.

Với vai trò và trách nhiệm là cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc, diễn đàn của đồng bào các dân tộc Việt Nam, Báo Dân tộc và Phát triển đã đăng tải loạt bài viết phản ánh về vấn đề trên. Đặc biệt, tại cuộc họp báo thường kỳ quý II/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTT&DL) diễn ra chiều ngày 28/7, ông Trần Hướng Dương, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ VHTT&DL cho biết, sẽ tiến hành kiểm tra cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022, trong tháng 8 năm 2022.

Trước khi có kết quả kiểm tra của Bộ VHTT&DL, những ngày qua, cộng đồng dân tộc Thái ở khắp nơi trên cả nước như: nhóm người Thái tại Hà Nội, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu… đã viết thư tay, gửi thư điện tử, tạo các cuộc bình chọn trên mạng xã hội thay các chữ kí để kiến nghị tới Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ hơn nữa, để lấy lại hình ảnh văn hóa dân tộc bị Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022 xúc phạm, làm sai lệch.

Trong đơn kiến nghị gửi Báo Dân tộc và Phát triển, ông Hà Trung, đại diện cho Hội Người Thái ở Lào Cai bày tỏ: “Trong thời gian qua, cộng đồng người Thái tại Lào Cai và người Thái ở nhiều nơi trên toàn quốc đã rất bức xúc về việc, có một thí sinh là người Thái tham gia thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam đã mặc trang phục, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, gây bức xúc và phẫn nộ trong cộng đồng dân tộc Thái và một số dân tộc anh em khác nữa; bởi vì những bộ trang phục đó rất phản cảm, phản văn hóa, làm sai lệch đi hình ảnh văn hóa dân tộc".

Ông Hà Trung bức xúc, cuộc thi đã được phát sóng trên sóng truyền hình quốc gia và được các phương tiện truyền thông truyền tải một cách rầm rộ, gây phẫn nộ trong cộng đồng dân tộc Thái, qua đó cũng thấy được sự hiểu sai lệch về văn hóa dân tộc Thái là rất rõ ràng. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, cộng đồng dân tộc Thái vẫn chưa nhận được phản hồi thỏa đáng từ Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam, cũng như cơ quan quản lý Nhà nước trên lĩnh vực này.

Cuộc thi đã được công chiếu trên sóng truyền hình quốc gia và rầm rộ trên các phương tiện truyền thông khác. Sự hiểu sai lệch về văn hóa là rất rõ ràng
Cuộc thi đã được công chiếu trên sóng truyền hình quốc gia và rầm rộ trên các phương tiện truyền thông khác. Sự hiểu sai lệch về văn hóa là rất rõ ràng

“Chúng tôi mong muốn Báo Dân tộc và Phát triển với vai trò là Cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc, diễn đàn của đồng bào các dân tộc Việt Nam tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ hơn nữa để lấy lại hình ảnh văn hóa của dân tộc Thái bị cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022 làm sai lệch, để tránh gây bức xúc trong cộng đồng và ảnh hưởng đến tư tưởng và tâm lý trong cộng đồng dân tộc Thái nói riêng, trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung”. Ông Hà Trung nhấn mạnh.

Như giọt nước tràn ly

Trong đơn kiến nghị gửi đến Báo Dân tộc và Phát triển, đại diện cộng đồng người Thái sinh sống ở Mường Giôn ((Quỳnh Nhai, Sơn La) và Than Uyên (Lai Châu), chị Hoàng Thị Bắc bày tỏ bức xúc: “Trong suốt quá trình diễn ra cuộc thi, có một thí sinh dân tộc Thái đã hết lần này đến lần khác sử dụng trang phục “cách tân” phản cảm, đi ngược lại với thuần phong mĩ tục của dân tộc. Bộ váy, áo cỏm dường như được lấy từ ý tưởng nhà mồ, những đồ chỉ dành cho người chết. Chiếc khăn piêu là trang phục đội đầu, ngoài ra chiếc khăn Piêu còn mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng khác. Vậy mà thí sinh Lò Thị Thu Hà đã lấy một phần đầu khăn đắp vào hông, đầu còn lại thả dải xuống tận gót chân.

Đơn kiến nghị của chị Hoàng Thị Bắc (Lai Châu) gửi về Báo Dân tộc và Phát triển đầy trăn trở về văn hóa dân tộc Thái bị Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022 làm sai lệch
Đơn kiến nghị của chị Hoàng Thị Bắc (Lai Châu) gửi về Báo Dân tộc và Phát triển đầy trăn trở về văn hóa dân tộc Thái bị Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022 làm sai lệch

“Đó là một sự xúc phạm vô cùng ghê gớm đối với cộng đồng dân tộc Thái, đặc biệt là Thái đen Tây Bắc. Hình ảnh cô thí sinh người Thái trong trang phục “cách tân” tại đêm Chung kết như một "giọt nước tràn ly" tạo nên làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng dân tộc Thái”, chị Hoàng Thị Bắc nhấn mạnh.

Chị Bắc thất vọng, chúng tôi không hiểu mục đích của cuộc thi là gì? Có phải là giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc hay lợi dụng cuộc thi này với mục đích khác? Đúng là “thất vọng nối tiếp thất vọng”.

Đặt niềm tin vào báo chí, chị Bắc kì vọng: “Trong tình cảnh này, chúng tôi chỉ còn biết bấu víu và kêu nhờ quý cơ quan Báo Dân tộc và Phát triển sẽ tiếp tục phản ánh những nội dung sai lệch trong Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam vừa qua. Hãy giúp chúng tôi “đòi lại” bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình”.

Các cơ quan chức năng cần lên tiếng để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc

Từ đầu Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022, cộng đồng các dân tộc, trong đó có cộng đồng người Thái, đã nhiều lần lên tiếng về những “hạt sạn” trong cuộc thi. Nhưng đến nay, Ban tổ chức cuộc thi vẫn dửng dưng, coi thường dư luận, coi thường tiếng nói của cộng đồng các dân tộc.

Có thể thấy, việc cộng đồng người Thái trên khắp cả nước bức xúc, lên tiếng và gửi đơn kiến nghị mong muốn Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục quan tâm, phản ánh về Cuộc thi đã xúc phạm, làm sai lệch bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân, của cả cộng đồng người Thái trong việc bảo vệ hình ảnh dân tộc. Đây là sự phòng vệ cần thiết trước những tác động tiêu cực đến bản sắc văn hóa dân tộc Thái nói riêng, cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam nói chung.

Những bức thư viết tay, thư điện tử, mỗi chữ kí kiến nghị của cộng đồng người Thái gửi tới Báo Dân tộc và Phát triển là những tâm tư, trăn trở, thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ hình ảnh văn hóa dân tộc
Những bức thư viết tay, thư điện tử, mỗi chữ kí kiến nghị của cộng đồng người Thái gửi tới Báo Dân tộc và Phát triển là những tâm tư, trăn trở, thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ hình ảnh văn hóa dân tộc

Đại diện cho Hội người Thái ở Lào Cai, ông Hà Trung cho rằng: Ban tổ chức cần có trách nhiệm với hình ảnh văn hoá dân tộc. Nếu cứ im lặng như thế, sau này văn hoá Thái không biết sẽ bị xâm hại biết bao nhiêu lần nữa. Chúng ta cần có tiếng nói chung.

Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng, công tác tại Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Trưởng Ban đại diện nhóm “Người Dao Việt Nam- Gắn kết từ bản sắc” cho rằng, hầu hết các nhà làm sự kiện nhìn nhận văn hóa dân tộc như kiểu thầy bói xem voi, mỗi ông một mảnh, chắp vá lại. Họ không có sự thấu cảm bên trong của một nền văn hóa, không tôn trọng “tính thiêng của một nền văn hóa” thì sự tùy tiện sẽ xảy ra. Họ nhìn thấy các vấn đề văn hóa vô cùng hời hợt, nhẹ nhàng, thậm chí bị bóp méo đi theo cách nhìn chủ quan, duy ý chí của chính họ. Như việc chiếc khăn piêu vốn rất thiêng liêng với người Thái lại sử dụng cách điệu trang trí ở cạp váy và chân váy chẳng hạn....

“Và một khi đã xúc phạm đến một biểu tượng văn hóa, một nền văn hóa thì rõ ràng, Ban tổ chức phải biết đường mà lùi lại. Nhưng một khi đã im lặng và thách thức thì cộng đồng có quyền nổi giận. Và tôi khuyên họ nên nổi giận”. Tiến sĩ bàn Tuấn Năng nhấn mạnh.

Có thể nói, những bức thư viết tay, thư điện tử, mỗi chữ kí kiến nghị của cộng đồng người Thái gửi tới Báo Dân tộc và Phát triển là những tâm tư, trăn trở, thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ hình ảnh văn hóa dân tộc. Đây sẽ là một căn cứ cần thiết để các ngành chức năng kiểm tra, đánh giá, có những quyết định khách quan đối với Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Lạm thu phí tham quan di tích, danh lam thắng cảnh; khâu tổ chức phân luồng kém dẫn đến tình trạng nhốn nháo, lộn xộn, tắc nghẽn trên đường lên tham quan di tích; cáp treo quá tải nhưng nhà ga vẫn tiếp tục bán vé để mặc du khách xếp hàng đợi cả vài tiếng đồng hồ… Đây là thực trạng đã và đang diễn ra nhiều năm nay tại không ít điểm tham quan di tích, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam khiến du khách không khỏi bức xúc, thất vọng.
Tin nổi bật trang chủ
Mở phiên tòa xét xử cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh

Mở phiên tòa xét xử cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh

Thời sự - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Sáng 20/5, Tòa án Nhân dân tỉnh Lào Cai đã mở phiên tòa xét xử vụ án "Rửa tiền", 'Vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên và tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh và những người liên quan.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 21 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 21 năm 2024

Thời sự - Hồng Phúc - 2 giờ trước
Ngày 20/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 21 năm 2024. Tham dự có các đồng chí Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc UBDT.
Thừa Thiên Huế: Tập trung phát triển 210ha trồng cây dược liệu ở A Lưới

Thừa Thiên Huế: Tập trung phát triển 210ha trồng cây dược liệu ở A Lưới

Tin tức - Minh Thu - 2 giờ trước
Đó là thông tin được Ban Dân tộc Thừa Thiên Huế đưa ra tại Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Dự án đầu tư, hỗ trợ vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) do Bộ Y tế tổ chức tại Thừa Thiên Huế mới đây.
Tập đoàn VNPT và Trung ương Đoàn ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024

Tập đoàn VNPT và Trung ương Đoàn ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024

Khoa học - Công nghệ - Khánh Sơn - 5 giờ trước
Tiếp nối những kết quả hợp tác đã đạt được trong năm 2023 và để cụ thể hóa các nội dung đã ký kết giữa hai bên, mới đây, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Tập đoàn VNPT đã tổ chức Hội nghị ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024.
Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 8 giờ trước
Câu lạc bộ văn hóa cồng chiêng của người Cơ Ho - một dân tộc sinh sống lâu đời nhất ở Tp. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) vừa được hình thành và ra mắt tại xã Tà Nung, hứa hẹn có nhiều hoạt động hấp dẫn thu hút du khách.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vài năm trở lại đây, tình trạng trộm cắp cổ vật, đồ thờ tự tại các điểm di tích diễn ra với mật độ ngày càng tăng, số lượng cổ vật bị mất ngày càng nhiều. Điều này một lần nữa làm dấy lên những lo ngại về công tác bảo quản, bảo vệ di sản. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, khi vấn nạn “chảy máu”, buôn bán trái phép cổ vật ngày càng gia tăng, thì những cổ vật quý càng tiềm ẩn nguy cơ bị kẻ gian lấy trộm. Chuyên mục Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"
Ngoại hạng Anh: Siêu phẩm của Hojlund giúp Man United đánh bại Brighton

Ngoại hạng Anh: Siêu phẩm của Hojlund giúp Man United đánh bại Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 8 giờ trước
Vòng 38 Ngoại hạng Anh, Man United hành quân đến làm khách tại sân của Brighton. Dù đã nỗ lực rất nhiều, nhưng đội chủ nhà không thể giành chiến thắng trong trận chia tay giải đấu cao nhất xứ sương mù.
Kinh tế - xã hội năm 2023 và đầu năm 2024 đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả tích cực

Kinh tế - xã hội năm 2023 và đầu năm 2024 đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả tích cực

Tin tức - Hoàng Quý - 8 giờ trước
Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội đã nghe trình bày Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.
Hơn 1.500 lượt ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Hơn 1.500 lượt ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 8 giờ trước
Trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã nghe Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 10 giờ trước
Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Vinamilk và sữa đặc Ông thọ tái hiện “Góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì năm 2024

Vinamilk và sữa đặc Ông thọ tái hiện “Góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì năm 2024

Sức khỏe - PV - 10 giờ trước
Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.