Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng về công tác dân tộc để đổi mới quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người DTTS

Ts. Hà Trọng Nghĩa (Ủy ban Dân tộc) - 14:44, 09/04/2023

Công tác cán bộ được xem là khâu then chốt trong quá trình đổi mới thực hiện công tác dân tộc (CTDT). Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người DTTS cũng là góp phần tích cực thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta.

Quan tâm chăm lo, phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số luôn được Đảng, Nhà nước chú trọng. Ảnh: TL
Quan tâm chăm lo, phát triển đội ngũ cán bộ người DTTS luôn được Đảng, Nhà nước chú trọng. Ảnh: TL

Trong nhiều năm qua, quan điểm, đường lối của Đảng về công tác cán bộ, về ĐTBD cán bộ người DTTS được thể hiện rõ nét trong các văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam. Qua từng kỳ Đại hội Đảng, nội dung về công tác  đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) cán bộ người DTTS đã thường xuyên được đề cập.

Tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996) đã nêu: “Có chính sách ưu tiên đào tạo cán bộ cho cơ sở. Ban hành các chính sách khuyến khích cán bộ công tác ở vùng cao, vùng sâu, cán bộ miền xuôi lên công tác ở miền núi”.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) khẳng định: “Tích cực thực hiện chính sách ưu tiên trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS. Động viên, phát huy vai trò của những người tiêu biểu, có uy tín trong dân tộc và ở địa phương. Chống kỳ thị, chia rẽ dân tộc, chống tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan; khắc phục tư tưởng tự ti, mặc cảm dân tộc”.

Văn kiện Đại hội đại biểu  toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006) nhấn mạnh: “Thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trí thức người DTTS. Cán bộ công tác ở vùng DTTS và miền núi phải gần gũi, hiểu phong tục tập quán, tiếng nói của đồng bào dân tộc, làm tốt công tác dân vận. Chống các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc”.

Gần đây nhất, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (2021) khẳng định phương hướng: “... tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng có đông đồng bào DTTS. Chú trọng tính đặc thù của từng vùng DTTS trong hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc... Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, Người có uy tín tiêu biểu trong vùng DTTS”.

Bàn về định hướng quản lý nhà nước (QLNN), Nghị quyết 24-NQ/TW của Hội nghị Trung ương lần thứ Bảy, khóa IX về “Công tác dân tộc” (2003) nhấn mạnh: “Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là người DTTS cho từng vùng, từng dân tộc… Nghiên cứu sửa đổi tiêu chuẩn tuyển dụng, bổ nhiệm và các cơ chế, chính sách đãi ngộ cán bộ công tác ở vùng dân tộc và miền núi, nhất là những cán bộ công tác lâu năm ở miền núi, vùng cao”.

Để thực hiện thành công các chủ trương, chính sách về chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại ở vùng DTTS và miền núi, tạo thế và lực cho cách mạng, vai trò của cán bộ nói chung, của cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS nói riêng được xem là một khâu then chốt, trọng yếu, có tính quyết định.

Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người DTTS cũng là góp phần tích cực thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta. Ảnh minh họa: Thanh Tùng/TTXVN
Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người DTTS cũng là góp phần tích cực thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta. Ảnh minh họa: Thanh Tùng/TTXVN

Vận dụng quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về công tác dân tộc, những năm qua, các cấp các ngành, từ Trung ương tới địa phương đã luôn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ người DTTS. Nhờ đó, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hệ thống chính trị. Ngày càng có nhiều hơn cán bộ người DTTS tham gia trong hệ thống chính trị.

Theo Báo cáo số 855/BC-UBDT, ngày 3/6/2022, của Ủy ban Dân tộc, về “Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, ngày 14/1/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc”, tính đến năm 2021, số lượng cán bộ, công chức, viên chức người DTTS của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là 3.952.225 người. Trong đó, một số bộ, ngành quan tâm bố trí, sử dụng cán bộ, công chức người DTTS trên 5% tổng số biên chế, số lượng người được giao, như Ủy ban Dân tộc (25,4%), Bộ Tư pháp (7,2%), Bộ Quốc phòng (6,69%), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (5,45%), Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (5,64%),...

Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, việc thực hiện đã đạt được mục tiêu tỷ lệ đề ra theo Quyết định số 402/QĐ-TTg, ngày 14/3/2016, của Thủ tướng Chính phủ, về phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS trong thời kỳ mới”; đặc biệt, một số tỉnh có tỷ lệ người DTTS chiếm từ 10% đến trên 70% tổng dân số của tỉnh đã thực hiện theo đúng hoặc vượt mức tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS chiếm từ 5%, 10%, 15%, 20% tổng số biên chế được giao.

Cũng theo Báo cáo số 732/BC-UBDT, ngày 10/6/2021, của Ủy ban Dân tộc, về “Tổng kết chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020”, có 50.696 lượt người được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ; 222.229 lượt người được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước; 10.516 lượt người được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về tin học. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ người DTTS ngày càng được trẻ hóa, có trình độ chuyên môn, đa dạng về thành phần dân tộc.

Trước yêu cầu phát triển đất nước và vùng DTTS trong bối cảnh mới, để cán bộ, công chức, viên chức người DTTS được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hệ thống chính trị, bảo đảm nguồn lực để thực hiện chính sách. Trong đó tập trung đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS đáp ứng yêu cầu tình hình mới.

Hệ thống Trường THPT Dân tộc nội trú đã trở thành “chiếc nôi” đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số (Trong ảnh: Học sinh Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Lào Cai)
Hệ thống Trường THPT Dân tộc nội trú đã trở thành “chiếc nôi” đào tạo nguồn nhân lực DTTS. (Trong ảnh: Học sinh Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Lào Cai)

Căn cứ vào các quan điểm, đường lối của Đảng về CTDT và ĐTBD cán bộ người DTTS, để hoàn thiện quản lý nhà nước (QLNN) về lĩnh vực này, trong thời gian tới nên tập trung vào những phương hướng sau:

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người DTTS là để góp phần phát triển nguồn nhân lực; tạo nguồn cán bộ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược công tác cán bộ dân tộc và vùng DTTS. Chiến lược này cần được quán triệt sâu sắc trong nhận thức và quyết tâm chính trị ở mọi cấp QLNN, đặc biệt là ở các địa phương. Trực tiếp và trước mắt là gắn liền với việc thực hiện “Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030” được Chính phủ phê duyệt ngày 15/7/2021 trong Nghị quyết số 76/ NQ-CP.

Đổi mới nội dung và phương thức ĐTBD cán bộ người DTTS cần phải được nhìn nhận là một công việc thường xuyên của mọi cấp QLNN lĩnh vực CTDT và ĐTBD. Thể chế hóa các quy định của QLNN trong lĩnh vực này gắn liền với quá trình cải cách chế độ công vụ theo tinh thần của Nghị quyết số 76/NQ-CP.

Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng và phẩm chất cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức gắn với vị trí việc làm. Đồng thời rà soát, sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và yêu cầu của vị trí việc làm, bảo đảm không trùng lắp, tiết kiệm, hiệu quả; rà soát, cắt giảm các chứng chỉ bồi dưỡng không cần thiết.”

Cần quan tâm thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ, để công tác này thiết thực hơn và đáp ứng phù hợp hơn với nhu cầu thực tiễn ở các địa phương. Tránh tình trạng đầu tư số lượng nhiều, đào tạo nhân lực khá kỹ lưỡng nhưng “sản phẩm” của quá trình ĐTBD lại không được sử dụng. Nhiều địa phương đã xuất hiện tình trạng “thừa” cán bộ theo cách này. Vì thế, xây dựng một lộ trình đổi mới QLNN về công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ người DTTS từ nay đến 2030 sẽ là điều cần thiết.

Tóm lại, đầu tư vào công tác cán bộ không chỉ bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo, mà còn góp phần xây dựng một đội ngũ cán bộ chất lượng cao, có tầm nhìn, tâm huyết, năng lực và động lực để thực hiện chính sách dân tộc của Đảng. Đặc biệt, việc ĐTBD cán bộ người DTTS là cần thiết để tạo ra một môi trường giáo dục đa dạng, tôn trọng và bảo đảm quyền lợi của tất cả các dân tộc. Việc nâng cao năng lực và chất lượng cán bộ người DTTS sẽ giúp họ có thể tham gia tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Điều này không chỉ có lợi cho các DTTS mà còn góp phần tạo ra một xã hội công bằng, phát triển bền vững và hòa hợp.

Vì vậy, chú trọng đúng đắn đến công tác QLNN về ĐTBD cán bộ người DTTS là cần thiết và quan trọng trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng. Nếu như các cán bộ người DTTS được ĐTBD đầy đủ, họ sẽ đóng góp tích cực vào việc phát triển đất nước và xây dựng một xã hội bình đẳng, hòa hợp và phát triển bền vững.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022 đặt mục tiêu đến năm 2045, các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân, cơ bản không còn hộ nghèo... Để hướng tới mục tiêu này, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và các bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai các nhiệm vụ trong Chiến lược, trên tinh thần khẩn trương nhưng cẩn trọng.
Tin nổi bật trang chủ
Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín - Trọng Bảo - 17:59, 02/05/2024
Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 1.119 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS của tỉnh Lào Cai.
Cúm A và những điều cần biết

Cúm A và những điều cần biết

Sức khỏe - Như Ý - 17:35, 02/05/2024
Thời tiết giao mùa cũng là lúc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh cúm mùa đặc biệt là cúm A. Cúm A có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này để phòng và trị bệnh một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Thời sự - PV - 17:25, 02/05/2024
Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.
Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - T.Hợp - 14:15, 02/05/2024
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống – nghề cói Kim Sơn, thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Xã hội - Minh Nhật - 10:55, 02/05/2024
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Giáo dục - T.Hợp - 09:30, 02/05/2024
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5/2024, cổng đăng kí trực tuyến kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024 mở, phục vụ thí sinh đăng ký dự thi.
Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Giải trí - T.Hợp - 09:10, 02/05/2024
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3/5 đến ngày 5/5, Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6 bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng thực hiện.
Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Sự kiện - Bình luận - PV - 08:50, 02/05/2024
Cách đây vừa tròn 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam, minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Tin tức - Minh Nhật - 08:05, 02/05/2024
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay (2.5), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến cho đến 17 giờ ngày 10.5. Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn học sinh lớp 12 cách thức đăng ký và lưu ý để tránh sai sót.
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 07:54, 02/05/2024
Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.