Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Từ điển sống về chữ Thái ở Lai Châu

Thùy Anh - 13:50, 22/12/2022

Vì say mê chữ viết của dân tộc mình mà ông Teo Văn Điệc - người Thái ở bản Vàng Bó, thị trấn Phong Thổ (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, mà ngày đêm vẫn miệt mài với việc dịch và biên soạn sách chữ Thái, với mong muốn chữ viết của dân tộc mình được duy trì và bảo tồn cho các thế hệ sau.

Ông Teo Văn Điệc – “từ điển chữ Thái” hiếm có ở tỉnh Lai Châu
Ông Teo Văn Điệc luôn trăn trở trong lưu giữ và phát triển văn hóa dân tộc Thái

Từ đam mê, trân trọng bản sắc văn hóa...

Tìm đến bản Thẩm Bú, thị trấn Phong Thổ (huyện Phong Thổ), chúng tôi hỏi thăm nhà ông Teo Văn Điệc dạy chữ Thái, bà con ở bản ai cũng kể về ông - một người thầy vui tính và được người dân luôn kính trọng.

Ông Teo Văn Điệc đón chúng tôi ở cửa nhà sàn với cái bắt tay thật lâu kèm theo nụ cười rạng rỡ. Mời chúng tôi cốc trà xanh, ông Điệc mang cuốn sách của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đang dịch dở khoe: “Tôi đang dịch cuốn sách này để gửi về Ủy ban Dân tộc đây cô. Họ bảo sách của Học viện Nông nghiệp đã gửi lên Phú Thọ, nhưng tỉnh Phú Thọ không ai biết chữ Thái, sau đó họ gửi về đây cho tôi dịch hộ”.

Công đoạn dịch từ chữ phổ thông sang chữ Thái mất khá nhiều thời gian, nhất là đối với một người đang ở cái tuổi xưa nay hiếm. “Cuốn sách này hơn 200 trang, tôi phải dịch hơn 1 tháng mới xong, vì còn phải dịch từ tiếng phổ thông ra tiếng Thái sau đó mới đánh lên máy nữa”.

Dẫn chúng tôi sang phòng làm việc, ông Điệc giới thiệu về phần mềm chữ Thái và những sản phẩm đã dịch trong những năm qua. Ông Điệc thoăn thoắn đánh máy, căn lề, ghép tranh minh họa lên các trang sách đang dịch dở, ông kể: “Cả huyện Phong Thổ chỉ có mỗi máy của tôi là có thể đánh máy được chữ Thái thôi. Tôi đang biên soạn tập tài liệu giảng dạy chữ Thái cho huyện Phong Thổ, học chữ phải có hình minh họa thì học mới dễ hiểu”.

Nhìn ông Điệc nâng niu từng trang sách, bà Lò Thị Pộc vợ ông Điệc kể về chồng đầy tự hào: “Ông ấy ham học từ nhỏ, đến bây giờ vẫn thích học, từ khi tôi biết ông ấy thì đã là 1 thầy giáo, khi về hưu ông ấy lại tiếp tục dạy chữ Thái cho bà con, dịch sách và đọc nhiều sách lắm. Đến nay, sách là thứ quý giá nhất của ông ấy”.

Lớp dạy chữ Thái của ông Điệc hoạt động mỗi tuần 1 - 2 buổi vào các ngày cuối tuần, có 25 học viên, người trẻ nhất năm nay đã hơn 50 tuổi tuổi còn học viên lớn tuổi thì gần 80 tuổi, tất cả đều rất hăng say và nghiêm túc.

“Thầy Điệc rất vui tính, các bài học được thầy dạy thông qua phong tục và ca dao của người Thái, rất gần gũi và dễ hiểu. Mỗi buổi học như 1 buổi sinh hoạt văn hóa rất ý nghĩa đối với chúng tôi”, bà Điêu Thị Phe (sinh năm 1948), học viên lớn tuổi nhất lớp chữ Thái của ông Điệc nói.

Lớp học này của ông Điệc đã duy trì từ năm 2019, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, đầu năm 2020 đã phải tạm dừng, mấy tháng gần đây được duy trì thường xuyên và số lượng học sinh đang tăng dần lên.

Ông Teo Văn Điệc – “từ điển chữ Thái” hiếm có ở tỉnh Lai Châu
Ông Teo Văn Điệc – “từ điển chữ Thái” hiếm có ở tỉnh Lai Châu

... đến học "mót" chữ bằng những cục than

Theo lời ông kể, từ khi còn nhỏ, ngoài việc trông em, ông vừa đi học "mót" chữ Thái của lớp dạy chữ cho người lớn trong bản.

“Năm 1957, lúc đó tôi 7 tuổi, phải ở nhà trông em giúp bố mẹ. Cứ đến giờ học, tôi cõng em vừa mang theo mấy cục than vào túi quần, rồi đến ngồi ở cửa lớp để học "mót" chữ thôi, chứ có được vào lớp đâu (lớp dạy chữ Thái cho người lớn trong bản - PV). Người ta dạy như nào, thì tôi tô lại và đọc như vậy, tôi cũng viết lại những nét chữ đó theo trí nhớ lên các tảng đá, tường nhà, khúc gỗ… bất kỳ chỗ nào có thể viết lên được”, ánh mắt ông Điệc vui hơn khi kể về những ngày thơ bé.

Ông may mắn vì có bố cũng biết chữ Thái, cho nên hằng ngày tận dụng thời gian bên cạnh bố để học và luyện chữ. Cứ như vậy, cho đến khi đủ tuổi vào lớp 1 theo chương trình phổ thông. Lên 13 tuổi, ông trở thành thầy giáo dạy vỡ lòng bất đắc dĩ, rồi sau này trở thành cán bộ xã. Suốt hành trình của cuộc đời, người thầy giáo này vẫn nuôi dưỡng niềm say mê với cái chữ của dân tộc mình.

Đưa chúng tôi xem cuốn sách cũ đã mờ mực in xuất bản năm 1957, đó là cuốn sách dạy chữ Thái đầu tiên ông được người giáo viên dạy chữ Thái ở Điện Biên tặng. Ông Diệc còn kể, năm ông học lớp 3, có công báo của cụ Hồ kêu gọi "người biết nhiều dạy người biết ít, người biết ít dạy người không biết’.

"Tôi rất nhớ cái ngày 4/1/1963, là ngày tôi được cầm viên phấn đầu tiên. Tôi đã rất hạnh phúc và lo lắng. Sau đó tôi đi học sư phạm về làm thầy giáo dạy cấp 1, rồi sau này tôi sang làm ở ủy ban xã. Đi đâu tôi cũng không bao giờ quên mang theo cuốn sách này. Cuốn sách cũ đã hơi mờ, tôi đã photo rồi dùng bản photo thôi, bản gốc cất đi làm kỷ niệm”, ông nói.

Bà Lò Thị Pộc (vợ ông Điệc) đã luôn sát cánh cùng chồng suốt mấy mươi năm gắn bó với chữ Thái
Bà Lò Thị Pộc (vợ ông Điệc) đã luôn sát cánh cùng chồng suốt mấy mươi năm gắn bó với chữ Thái

Ông Điệc nắn nót ghi vào cuốn sổ tay địa chỉ của Báo Dân tộc và Phát triển, chúng tôi cảm nhận được niềm hạnh phúc của người thầy, không chỉ dành cho chữ Thái, mà chính xác hơn là tình yêu đối với chữ viết, cho dù đó là chữ Thái hay chữ phổ thông.

“Các cụ xưa nói "nét chữ nết người" cô ạ. Ông ấy viết chữ đẹp, viết rất cẩn thận. Tôi thấy ông ấy hạnh phúc mỗi khi được viết chữ và đọc sách. Đến bây giờ, cũng sắp đến cái tuổi gần đất xa trời, nhưng người Thái mình biết chữ ít lắm. Ông ấy đau đáu một mong ước truyền dạy chữ cho các thế hệ sau tiếp nối khỏi mai một. Hằng ngày tôi giúp ông ấy biên soạn giáo án và lên lớp dạy chữ Thái miễn phí cho bà con”, bà Lò Thị Pộc, người bạn đời và là đồng nghiệp ông Điệc tâm sự.

Trước khi tiễn chúng tôi ra về, ông Điệc mở trong ngăn tủ mang ra một mảnh giấy báo đã được cắt và ép Plastic gọn gàng, đó là một bài báo viết về ông từ năm 2011, đã 11 năm trôi qua, gần như không còn ai còn nhớ đến. Ông Điệc nói, “Ngày trước cũng có tờ báo viết về ông rồi đấy”.

Chúng tôi hiểu rằng, hơn ai hết, ông Điệc tự hào về chữ viết của dân tộc mình và cũng lo lắng sau này sẽ chỉ được thế hệ sau nhắc đến như một kỷ niệm. Chia tay gia đình ông Điệc với cái nắm tay thật chặt. Chúng tôi cảm phục ông về tình yêu và niềm say mê đối với văn hóa và chữ viết người Thái, nhưng cũng cảm thấy ái ngại hơn, bởi “từ điển chữ Thái bằng xương bằng thịt” hiếm có của tỉnh Lai Châu đang ở cái tuổi thất thập cổ lai hy.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Sông Kôn và sông Hà Thanh là 02 con sông lớn của tỉnh Bình Định; lưu vực của 02 con sông là vùng tập trung các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị của tỉnh. Ngoài các yếu tố tự nhiên, khách quan (địa hình, thảm phủ, mưa lũ lớn, diện tích rừng phòng hộ bị suy giảm...), thì các hoạt động trên lưu vực với mục đích phát triển kinh tế cũng đã tạo ra sức cản lớn cho việc thoát lũ. Vì thế, tình trạng sạt lở, lũ ở vùng núi, ngập lụt ở đồng bằng, ven biển thường xuyên xảy ra, đe dọa cuộc sống của người dân, trong đó có người dân vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tôm hùm, cá ở Phú Yên tiếp tục chết bất thường, đã gom gần 100 tấn

Tôm hùm, cá ở Phú Yên tiếp tục chết bất thường, đã gom gần 100 tấn

Kinh tế - Minh Nhật (t/h) - 3 giờ trước
Tôm hùm xanh, các loại cá nuôi ở thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên tiếp tục chết hàng loạt bất thường, trong khi chưa xác định nguyên nhân.
Ban Dân tộc Bắc Kạn hỗ trợ điện thoại thông minh cho Người có uy tín

Ban Dân tộc Bắc Kạn hỗ trợ điện thoại thông minh cho Người có uy tín

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 3 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong quý I/2024, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã tiến hành cấp 375 chiếc điện thoại thông minh cho 375 Người có uy tín thuộc 3 huyện Chợ Mới, Pác Nặm, Ba Bể.
Hiệp Đức (Quảng Nam): Bàn giao 7 ngôi nhà cho các hộ đồng bào DTTS

Hiệp Đức (Quảng Nam): Bàn giao 7 ngôi nhà cho các hộ đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 6 giờ trước
UBND huyện Hiệp Đức (Quảng Nam) vừa bàn giao 7 ngôi nhà được xây dựng từ sự hỗ trợ của Nhà nước đã giúp đồng bào DTTS ở xã Phước Trà an cư lạc nghiệp.
4 kiểm lâm được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm

4 kiểm lâm được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm

Xã hội - Vũ Mừng - 6 giờ trước
4 kiểm lâm ở Hà Giang được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm vì có thành tích xuất sắc, trong đó 2 người dũng cảm hy sinh khi chữa cháy rừng.
Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3)

Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3)

Phóng sự - Thanh Hải - 7 giờ trước
Phải thừa nhận rằng, việc bảo vệ di sản là điều vô cùng khó khăn, bởi không chỉ thiếu kinh phí mà con người và công nghệ cũng đang là hai vấn đề rất đau đầu. Nhưng, câu chuyện di sản sống lại, trở thành nguồn tư liệu, tài nguyên… phục vụ cuộc sống của con người, chính là đích đến cuối cùng của quá trình phục dựng, bảo vệ di sản.
Tin trong ngày - 20/5/2024

Tin trong ngày - 20/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Trường Sơn - Chân trần chí thép”. Bí thư Chi bộ người Mông năng động, làm kinh tế giỏi. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bác sĩ người Chứt và hành trình xóa bỏ hủ tục ở xã vùng biên Dân Hóa

Bác sĩ người Chứt và hành trình xóa bỏ hủ tục ở xã vùng biên Dân Hóa

Gương sáng - Minh Nhật (t/h) - 7 giờ trước
Chứng kiến cảnh nhiều người dân chữa bệnh bằng cách nhờ thầy cúng trừ tà ma...mà không khỏi, tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm, thậm chí đã có những cái chết thương tâm... càng hun đúc thêm ý chí phải học trong chàng thanh niên Cao Xuân Tiêm. Ước mong mang kiến thức y khoa về cứu chữa cho bà con dân bản đã được vun đắp, trở thành hiện thực đối với bác sĩ người dân tộc Chứt nơi vùng biên Quảng Bình.
Xuất khẩu nông sản trên đà tăng mạnh

Xuất khẩu nông sản trên đà tăng mạnh

Kinh tế - Minh Thu - 8 giờ trước
Trong hai tháng 4 và 5, bên cạnh những mặt hàng được ưa chuộng như sầu riêng, cà phê, gạo, thời gian gần đây, nông sản xuất khẩu Việt Nam đang có thêm nhiều sản phẩm mới, mang lại nhiều tín hiệu tích cực.
Có đường nhưng... vẫn chưa hết khổ

Có đường nhưng... vẫn chưa hết khổ

Tiếng nói từ cơ sở - Mỹ Dung - 8 giờ trước
Theo phản ánh của người dân, trong những trận mưa lớn vào đầu năm 2024, nước từ đường Đại Dực đi xã Đại Thành cũ theo cống thoát nước, chảy xuống đường dân sinh ra đến đường trục chính của xã Đại Dực, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) làm trôi bùn đất xuống ruộng và Trung tâm Văn hóa xã, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của người dân địa phương.
Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai: Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh vùng cao

Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai: Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh vùng cao

Sức khỏe - Ngọc Thu - 8 giờ trước
Thực hiện Chương trình “Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh Gia Lai”, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai đã tổ chức khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường miễn phí cho gần 1.000 học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”

Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”

Tin tức - Thanh Nguyên - 8 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày đất nước thống nhất với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”.