Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Từ bảo vệ rừng đến nhà văn hóa - Cách làm hay ở Điện Biên

Mắn On - Ng. Lê - 09:05, 08/11/2023

Những năm qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (CTDVMTR) triển khai ở Điện Biên đã làm thay đổi nhận thức của người dân về công tác quản lý bảo vệ rừng. Từ nguồn tiền CTDVMTR các địa phương trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã sử dụng linh hoạt, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn và cuộc sống của nhiều gia đình ở vùng cao.

Từ nguồn hỗ trợ chi trả dịch vụ môi trường rừng, đời sống của đồng bào được nâng lên, kinh tế-xã hội được phát triển, bản sắc văn hóa được giữ gìn và phát huy
Từ nguồn hỗ trợ chi trả dịch vụ môi trường rừng, đời sống của đồng bào được nâng lên, kinh tế-xã hội được phát triển, bản sắc văn hóa được giữ gìn và phát huy

Xây nhà văn hóa bản

Tỉnh Điện Biên có diện tích đất rừng trên 407.000 ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt gần 43%. Những năm gần đây, từ công tác tuyên truyền của lực lượng kiểm lâm và chính quyền địa phương, các hộ trồng rừng và người dân đã hiểu rõ lợi ích từ việc giữ rừng, trồng rừng.

 Đặc biệt, từ việc tham gia trồng rừng, người dân còn được hưởng lợi từ các chính sách của Nhà nước; cộng đồng tham gia trồng và bảo vệ rừng được hưởng chính sách CTDVMTR hàng năm để đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, các công trình phúc lợi, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống.

Cuối tháng 3/2023, bản Tào Xa A , xã Phì Nhừ, huyện Điện Biên Đông đã khánh thành nhà văn hóa bản trong sự vui mừng, phấn khởi của Nhân dân. Đáng nói là, để làm được nhà văn hóa này, bà con đã thống nhất sử dụng tiền CTDVMTR của 3 năm gần đây để xây dựng. 

Ông Hạ A Và, Trưởng bản Tào Xa A chia sẻ: Trước đây, Nhà nước trả tiền dịch vụ môi trường rừng, bản cũng chia đều cho bà con. Nhưng từ năm 2020 đến nay, bản đã thống nhất sử dụng tiền quản lý, bảo vệ rừng để làm nhà văn hóa. Trong quá trình làm, được Phòng Dân tộc huyện còn ủng hộ 40 triệu đồng, mỗi hộ trong bản đóng góp 600 nghìn đồng. Người dân rất phấn khởi, khi vận động đóng góp nhà nào cũng ủng hộ ngay. Có nhà văn hóa, các họat động hội họp, sinh hoạt văn hóa của người dân sẽ được thuận lợi rất nhiều.

Từ sự đồng thuận của người dân, nhà văn hóa bản Tìa Ghếnh C, xã Keo Lôm, Điện Biên Đông được xây dựng từ sự tiền CTDVMTR
Từ sự đồng thuận của người dân, nhà văn hóa bản Tìa Ghếnh C, xã Keo Lôm, Điện Biên Đông được xây dựng từ sự tiền CTDVMTR

Tương tự, nhà văn hóa bản Tìa Ghếnh C, xã Keo Lôm, huyện Điện Biên Đông cũng được xây từ tiền CTDVMTR. Được khánh thành và đưa vào sử dụng hơn 5 tháng nay, nhà văn hóa bản Tìa Ghếnh C có diện tích hơn 80 mét vuông theo tiêu chí 3 cứng gồm: mái cứng, khung cứng và ơ nền cứng. Số tiền làm nhà văn hóa bản Tìa Ghếnh C là 100 triệu đồng, trong đó 92 triệu đồng là nguồn tiền CTDVMTR của bản dành dụm trong  3 năm gần đây. Còn 8 triệu đồng do UBND xã huy động các nhà hảo tâm. 

Ông Vừ Súa Tùng, Trưởng bản Tìa Ghếnh C cho biết: Việc họp bản thống nhất sử dụng tiền CTDVMTR để làm nhà văn hóa là phương án tốt nhằm sử dụng hiệu quả tiền DVMTR. Những năm trước đây, tiền CTDVMTR chia đều cho các hộ trong bản, mỗi hộ cũng chỉ được vài trăm nghìn. Bà con chi tiêu vào sinh hoạt vài ngày là hết. "Từ năm 2020 đến giờ chúng tôi cũng thống nhất với bà con, dành tiền làm cái nhà văn hóa sử dụng vào việc chung, bà con ai cũng được hưởng. Bà con cũng đều nhất trí, ủng hộ...".

Không chỉ ở 2 bản Tào Xa A, xã Phì Như hay bản Tìa Ghếnh C, xã Keo Lôm sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng để làm nhà văn hóa, mà ở trên địa bàn huyện Điện Biên Đông trong 3 năm trở lại đây, có khoảng 150 nhà văn hóa bản được xây dựng và nâng cấp. Trong đó, nguồn vốn chủ yếu là sử dụng tiền CTDVMTR của các cộng đồng. 

Ông Bùi Ngọc La, Chủ tịch UBND huyện Điện Biên Đông thông tin: Chủ trương của địa phương, tiền ngân sách tập trung vào việc xây dựng điện, đường, trường, trạm, nước sinh hoạt. Còn nhà văn hóa hiện nay sử dụng chủ yếu là tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng của người dân, cùng với các phòng ban tiết kiệm, các doanh nghiệp hỗ trợ để thực hiện việc này. Đến nay, trên địa bàn huyện chỉ còn hơn 40 nhà văn hóa nữa thì hoàn thành 198 bản có nhà văn hóa.  

Lực lượng Kiểm lâm huyện Nậm Pồ làm việc với các chủ rừng xã Vàng Đán về công tác quản lý, bảo vệ rừng
Lực lượng Kiểm lâm huyện Nậm Pồ làm việc với các chủ rừng xã Vàng Đán về công tác quản lý, bảo vệ rừng

Nhiều lợi ích từ chính sách CTDVMTR

Ở nhiều địa phương khác trong tỉnh Điện Biên, các thôn bản, cộng đồng, chủ rừng cũng đã có nhiều phương pháp để quản lý, sử dụng hiện quả tiền từ chính sách CTDMTR. Đơn cử như ở bản Tân Bình, xã Mường Phăng, TP Điện Biên Phủ, bản được Ban Quản lý rừng Di tích lịch sử và Cảnh quan môi trường Mường Phăng hợp đồng khoán quản lý, bảo vệ rừng, với gần 100 ha. Từ năm 2020, trung bình mỗi năm, bản được chi trả khoảng 40 triệu đồng. 

Hằng năm, khi nhận được tiền CTDVMTR, bản sẽ trích 50% cho tổ bảo vệ rừng để quản lý nhằm hỗ trợ được phần nào tiền xăng, tiền điện thoại cho các thành viên trong tổ. 50% còn lại thì chia đều cho 38 hộ trong bản. Người dân được nhận tiền DVMTR, dù không nhiều nhưng cũng là nguồn động viên kịp thời với bà con, đồng thời bù đắp được phần nào những thiệt thòi cho tổ bảo vệ rừng của bản, khi họ phải bỏ nhiều thời gian, công sức cho việc giữ rừng chung của bản. Cũng từ việc có hỗ trợ từ tiền DVMTR, tổ bảo vệ rừng đã hoạt động tích cực hơn. 

Diện tích rừng của cộng đồng các bản ở xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ được bảo vệ nguyên vẹn
Diện tích rừng của cộng đồng các bản ở xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ được bảo vệ nguyên vẹn

Ông Cầm Văn Phớ, thành viên tổ Bảo vệ rừng bản Tân Bình, xã Mường Phăng, TP. Điện Biên Phủ cho biết: Khi có tiền CTDVMTR về chia cho anh em, thì chia theo số công được chấm. "Chúng tôi thực hiện tốt quy trình mà tổ đã đề ra. Khi đi tuần tra, các thành viên mà phát hiện vi phạm liên quan đến rừng, thì báo cáo kịp thời, phấn khởi là đến nay chưa phát hiện trường hợp nào chặt phá trong diện tích chúng tôi bảo vệ".

Cũng tùy theo diện tích rừng nhận khoán ở từng khu vực, mà số tiền bà con được nhận sẽ khác nhau. Như ở xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ, là một trong những xã có diện tích rừng lớn nhất của huyện, mỗi năm, số tiền rừng mỗi hộ được nhận trên 20 triệu đồng. Từ khi có nguồn tiền CTDVMTR, hầu như hộ nào trong xã cũng mua sắm được các phương tiện sản xuất như: máy cày, máy tuốt lúa, máy xay sát vv…, tạo thuận lợi và đem lại hiệu quả hơn nhiều trong sản xuất. 

Người dân bản Nà Ín, xã Chà Nưa (Nậm Pồ, Điện Biên) sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng mua máy nạo sắn chăn nuôi lợn
Người dân sử dụng tiền CTDVMTR mua máy nạo sắn để chăn nuôi lợn

Ông Chảo San Trình, bản Huổi Sâu, xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ phấn khởi khoe: Trước kia, nguồn thu nhập của gia đình phụ thuộc vào những bao thóc từ làm ruộng, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, nhưng kể từ khi có tiền CTDVMTR, gia đình đã mua sắm được đồ dùng, máy cày, máy tuốt và cho con ăn học.

Từ thực tế còn cho thấy, lợi ích kép từ chính sách chi trả DVMTR đã góp phần bảo vệ và phát triển diện tích rừng, đem đến cho bà con khắp các bản làng ở vùng cao Điện Biên một cuộc sống mới khang trang, no ấm và yên vui hơn. 

Chính sách hỗ trợ khoán bảo vệ rừng theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 9/9/2015 hết hiệu lực từ năm 2020, từ năm 2021 được tích hợp vào Tiểu dự án 1 – Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Xã hội - Tào Đạt - Võ Tiến - 2 giờ trước
Nằm trong hoạt động của Chương trình “Ngày về thôn, bản” và “Ngày thứ Bảy tình nguyện”, ngày 28/4, Chi đoàn Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) đã phối hợp với Đoàn thanh niên xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, xuống đồng giúp các gia đình trên địa bàn thu hoạch lúa.
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 3 giờ trước
Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 4 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 4 giờ trước
Đội ngũ Người có uy tín luôn giữ vai trò quan trọng; là “cầu nối” đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS. Do đó Đảng, Nhà nước đã quan tâm, kịp thời ban hành, điều chỉnh, hoàn thiện về cơ chế, chính sách để phát huy vai trò Người có uy tín.
Kon Tum: Tặng hơn 700 phần quà cho các em học sinh DTTS

Kon Tum: Tặng hơn 700 phần quà cho các em học sinh DTTS

Xã hội - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Ngày 28/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum phối hợp với Câu lạc bộ Doanh nhân 2030 (trực thuộc Saigon Times Club) tặng 732 phần quà cho các em học sinh DTTS xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà (Kon Tum).
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Carnaval Hạ Long 2024:

Carnaval Hạ Long 2024: "Bừng sáng cùng Kỳ quan"

Trang địa phương - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Ngày 28/4, tại Bãi tắm Công viên Đại Dương, Tp. Hạ Long (Quảng Ninh), lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 với chủ đề “Bừng sáng cùng Kỳ quan” chính thức khai mạc.
Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024

Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024

Thời sự - Anh Trúc T.h - 5 giờ trước
Ngày 29-4 (tức ngày 21-3 Âm lịch), tại khu di tích quốc gia Tháp Bà Ponagar, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024.
Đắk Lắk: Phá đường dây đánh bạc bằng hình thức ghi số đề với số tiền giao dịch 500 triệu đồng mỗi ngày

Đắk Lắk: Phá đường dây đánh bạc bằng hình thức ghi số đề với số tiền giao dịch 500 triệu đồng mỗi ngày

Pháp luật - Hoàng Thùy - 5 giờ trước
Ngày 29/4, Công an Tp.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết, vừa triệt phá một đường dây đánh bạc dưới hình thức ghi số đề quy mô lớn với số tiền giao dịch mỗi ngày gần 500 triệu đồng.
Gia Lai: 2 xe ô tô khách va chạm làm 1 người chết, 11 người bị thương

Gia Lai: 2 xe ô tô khách va chạm làm 1 người chết, 11 người bị thương

Tin tức - Ngọc Thu - 5 giờ trước
Theo báo cáo nhanh từ Ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai cho biết, tại ngã tư giao nhau giữa Quốc lộ 25 với đường Hồ Chí Minh, đoạn tuyến tránh Chư Sê (thị trấn Chư Sê, Gia Lai) đã xảy ra 1 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 1 người chết, 11 người bị thương.
Quảng Ninh: Không sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần khi đi du lịch 5 xã đảo

Quảng Ninh: Không sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần khi đi du lịch 5 xã đảo

Trang địa phương - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Từ ngày 27/4, du khách khi tới 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen thuộc huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) không được mang đồ nhựa dùng 1 lần. Người dân và du khách sẽ được hỗ trợ sử dụng các sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường để thay thế túi nilon.