Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang địa phương

Trang phục của người Dao Thanh Y và những câu chuyện xưa

Mỹ Dung - Vi Tuyến - 02:58, 07/03/2024

Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục truyền thống được xem là vốn quý của mỗi dân tộc. Trải qua thời gian, trang phục dân tộc của người Dao Thanh Y ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) vẫn giữ được những nét đẹp biểu trưng gắn với câu chuyện riêng có trong đời sống người Dao.

Độc đáo trang phục truyền thống Dao Thanh Y ở Ba Chẽ
Độc đáo trang phục truyền thống của người Dao Thanh Y ở Ba Chẽ

Ba Chẽ là huyện miền núi của tỉnh Quảng Ninh, có đông đồng bào DTTS cùng sinh sống, trong đó hơn 40% dân số là dân tộc Dao với hai nhánh Dao Thanh Y và Dao Thanh Phán, qua nhiều thế hệ đã tiếp nối làm đậm đà thêm sắc màu văn hóa. Trong đó, người Dao Thanh Y cư trú nhiều nhất ở xã Nam Sơn; thôn Đồng Thầm, thôn Đồng Tiến – xã Thanh Lâm; thôn Làng Han – xã Đồn Đạc.

Ông Hà Xuân Tiến, nghệ nhân dân gian ở thôn Nam Hả Trong, xã Nam Sơn cho biết: Theo người xưa truyền lại Ba Chẽ có hai nhóm người Dao như hiện nay, nhưng tiếng nói không giống nhau, để dễ phân biệt, nên đặt tên gọi Thanh Y (dịch là “áo xanh”); với tên gọi Thanh Phán ( dịch là áo nhiều hoa văn).

Trong trang phục của phụ nữ Dao Thanh Y nơi đây, hoa văn được thêu cầu kỳ ở khăn đội đầu, mũ đội đầu. Khăn đội đầu là một khăn vuông thêu chỉ đen trên nền vải trắng, ở giữa thêu một sao tám cánh, 4 phía kẻ ngang thêu chỉ đen thành 3 hàng mỗi bên. Mũ đội đầu với đỉnh mũ dành một đồng bạc trắng tán mỏng thành hoa tám cánh, đục một cái lúm nhú lên...

Áo nữ người Dao Thanh Y được nhuộm bằng vải chàm màu đen, dài gần gót chân, xẻ tà hai bên hông, hai thân trước cắt đi một bên phải ngắn bằng nửa đùi trước, trái một bên để dài bằng vạt áo, sau khi mặc thân áo trước ngắn ở bên trong, thân dài bên ngoài bó sát vào người, không có cúc, chỉ thắt dây lưng qua eo buộc chặt, vén vạt áo dài thân sau cài lên dây lưng sau hông; vạt áo trước (thân dài) cũng vén lên cài vào dây lưng giống hình tam giác với ẩn ý là che đậy gì đó, cho nên người xưa mới nói Thanh Y là “người vén áo”. Hai góc khăn và 2 bên cổ áo đính nhiều chuỗi cườm và các chùm tua bằng len màu hồng nổi bật. Cửa tay áo đáp bằng vải hoa màu đỏ và màu xanh nước biển – đây chính là điểm nhấn độc đáo của bộ trang phục nữ Dao Thanh Y.

Hào hứng trình diễn các điệu nhảy với bộ trang phục truyền thống
Hào hứng trình diễn các điệu nhảy với bộ trang phục truyền thống

Quần của nữ Dao Thanh Y là quần đùi không có hoa văn, chỉ ngắn đến nửa đầu gối được nhuộm bằng vải chàm màu đen, chân quần được may thêm một đường vải màu xanh da trời. Bà Chiếng Tài Múi, thôn Nam Hả Trong, xã Nam Sơn kể về tích này rằng: “Xa xưa, có một bà mẹ bị ốm nặng, cô con gái phải lặn lội vượt núi, băng rừng đến tận bản xa trên núi cao để mua thuốc về, khi sắc xong bát thuốc bưng lên cho mẹ, do quần dài cô bị vấp và đổ hết bát thuốc. Không có thuốc, bà mẹ đã chết. Quá ân hận, cô gái tự tay xé ống quần của mình ngắn đến ngay đùi. Từ đó, người Dao Thanh Y mặc quần ngắn để tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ”.

Đối với bộ trang phục nam: gồm áo, quần và mũ nồi. Áo được thêu hoa văn với màu chủ đạo là màu đỏ với các họa tiết gồm hình mặt trời, con chim, cỏ cây, hoa lá mong ước cho sự sinh sôi và phát triển. Quần màu đen, ống rộng, cạp chun. Trên thực tế, trang phục nam Dao Thanh Y ở Ba Chẽ đơn giản, mộc mạc hơn so với trang phục nữ.

Để gìn giữ bộ trang phục truyền thống, phụ nữ Dao Thanh Y rất chú trọng việc truyền dạy nghề cho thế hệ trẻ
Để gìn giữ bộ trang phục truyền thống, phụ nữ Dao Thanh Y rất chú trọng việc truyền dạy nghề cho thế hệ trẻ

Để gìn giữ bộ trang phục truyền thống, phụ nữ Dao Thanh Y rất chú trọng việc truyền dạy nghề cho thế hệ trẻ. Đến với các bản làng, có thể thấy phụ nữ Dao Thanh Y luôn tranh thủ lúc nông nhàn để may, thêu trang phục. Để hoàn thiện được bộ trang phục hoàn chỉnh phải từ ba đến bốn tháng mới xong.

Bà Bàn Thị Bích, thôn Lò Vôi, xã Nam Sơn chia sẻ: “Phụ nữ Dao Thanh Y ai cũng phải tự học thêu quần áo cho mình, người truyền dạy do bà hoặc mẹ truyền dạy lại, bộ để mặc hàng ngày, bộ để dùng trong ngày cưới khi đi lấy chồng, nếu con dâu là người không phải dân tộc Dao Thanh Y, thì mẹ chồng cũng phải thêu cho con dâu một bộ để mặc trong lễ cưới”.

Khai giảng một lớp truyền dạy nghề truyền thống thêu thổ cẩm dân tộc Dao Thanh Y tại thôn Sơn Hải, xã Nam Sơn
Khai giảng lớp truyền dạy nghề truyền thống thêu thổ cẩm dân tộc Dao Thanh Y tại thôn Sơn Hải, xã Nam Sơn

Xác định ý nghĩa của bộ trang phục truyền thống, trong nhiều năm qua, huyện Ba Chẽ luôn chú trọng bảo tồn bản sắc văn hóa thông qua xây dựng các đề án, mở các lớp truyền dạy thêu hoa văn trên trang phục cho thế hệ trẻ; tuyên truyền vận động các em học sinh mặc bộ trang phục Dao Thanh Y vào thứ 2 đầu tuần và các dịp lễ hội, sự kiện văn hóa, thể thao của huyện, để thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống gìn giữ bộ trang phục quý giá mà cha ông ta đã dày công sáng tạo, vun đắp tạo dựng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sầu riêng chết hàng loạt, người dân Bình Phước lo lắng

Sầu riêng chết hàng loạt, người dân Bình Phước lo lắng

Khoảng 2 tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên, khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay, đã có khoảng 200 ha sầu riêng ở địa phương bị chết.
Tin nổi bật trang chủ
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Photo - Vũ Mừng - 5 phút trước
Từ lâu thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa cây cảnh. Không ít du khách mới đặt chân tới đây lần đầu, đã phải gật gù đồng ý, Vị Khê là mảnh đất của những “kỳ hoa, dị thảo”…
Để Tà Cạ phát triển bền vững…

Để Tà Cạ phát triển bền vững…

Phóng sự - An Yên - 17 phút trước
Đến Tà Cạ (Kỳ Sơn, Nghệ An) hôm nay, thật khó để hình dung đâu từng là thảm họa thiên tai dịp cuối năm 2022. Ngược dòng Huồi Giảng – tâm lũ dữ năm nào, đồng bào Mông, Thái, Khơ mú ở các bản Hòa Sơn, Sơn Hà, Bình Sơn 1 đã kịp kiến thiết lại những đổ vỡ, ngổn ngang. Tà Cạ đang hồi sinh và phát triển từng ngày bằng những nỗ lực của chính người dân, của cấp ủy chính quyền và sự chung tay của cả cộng đồng.
“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 19 phút trước
Chương trình cầu truyền hình “Dưới lá cờ Quyết thắng” là sự kiện đặc biệt, là lời tri ân sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 20 phút trước
Dù mới ở tuổi đôi mươi, nhưng những người trẻ này đã có tình yêu đặc biệt với văn hóa dân tộc mình. Họ tận dụng mạng xã hội để quảng bá văn hóa dân tộc, giữ gìn nét đẹp của dân tộc và từ đó giúp nhiều người khác hiểu và trân quý văn hóa của đồng bào DTTS trong “vườn hoa 54 dân tộc anh em”.
Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp

Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp "Rực rỡ sắc màu Tây Bắc"

Sắc màu 54 - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Yên Bái (7/5/1945 - 7/5/2024), 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 5/5, tại Quảng trường 19/8 trung tâm Km5, thành phố Yên Bái đã diễn ra Festival múa sạp “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc” năm 2024.
Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào là một trong những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Hiện nay, ở nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lao Châu, Sơn La... đồng bào Mông đã duy trì việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp đầu Xuân mới và trở thành điểm nhấn du lịch với du khách trong và ngoài nước.
Thảo dược quý của đồng bào Cơ Tu

Thảo dược quý của đồng bào Cơ Tu

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Ra zéh, tên gọi của một loại chè dây mọc hoang trong rừng, được người Cơ Tu ở xã Ba, xã Tư, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đưa về bản làng, biến thành một cây dược liệu mang lại thu nhập cao, giúp đồng bào thoát nghèo.
Bình Định: Thành lập 4 Câu lạc bộ “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”

Bình Định: Thành lập 4 Câu lạc bộ “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 1 giờ trước
Nhằm đẩy mạnh tuyên truyền xoá bỏ nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Bình Định đã thành lập 4 câu lạc bộ (CLB) “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” tại các trường dân tộc bán trú và nội trú trên địa bàn tỉnh.
Sầu riêng chết hàng loạt, người dân Bình Phước lo lắng

Sầu riêng chết hàng loạt, người dân Bình Phước lo lắng

Kinh tế - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Khoảng 2 tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên, khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay, đã có khoảng 200 ha sầu riêng ở địa phương bị chết.
Quảng Ninh: 2 người thương vong do bị sét đánh vào thuyền nan

Quảng Ninh: 2 người thương vong do bị sét đánh vào thuyền nan

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Ngày 6/5, đại diện UBND phường Hà An, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra mưa dông, xuất hiện sấm sét đánh trúng thuyền nan đang đánh bắt thủy sản, làm 2 người thương vong.
Sóc Trăng: Huyện Thạnh Trị tổ chức điểm cấp huyện, Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Sóc Trăng: Huyện Thạnh Trị tổ chức điểm cấp huyện, Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 1 giờ trước
Ngày 6/5, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội có bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Dương Sà Kha - Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch Ủy Ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Ban Chỉ đạo Đại hội cấp tỉnh; bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Đại hội cấp tỉnh; ông Lý Rotha - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực, Ban Tổ chức Đại hội, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành trong tỉnh và đại diện lãnh đạo các huyện, thị, thành phố; các vị chức sắc, các tôn giáo của huyện. Đặc biệt là sự có mặt của 100 đại biểu chính thức, đại diện cho đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện Thạnh Trị.