Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trăn trở bài toán "giữ chân" nghệ sĩ cho sân khấu truyền thống

Nga Anh (T/h) - 11:59, 28/07/2021

Sau 2 năm lao đao vì dịch Covid-19, nhiều đơn vị sân khấu truyền thống đang đối mặt với nguy cơ phải đóng cửa, ngừng hoạt động, hoặc tình trạng nguồn nhân lực bị suy giảm trầm trọng. Trong khi đó, số lượng nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực sân khấu truyền thống đang dần mai một, việc đào tạo nghệ sĩ trẻ gặp không ít khó khăn. Đây là vấn đề cấp bách, rất cần được ngành văn hóa và các cơ quan chức năng quan tâm kịp thời.

Một trích đoạn tuồng cổ do các nghệ sĩ Nhà hát Tuồng Việt Nam biểu diễn. (Ảnh minh họa)
Một trích đoạn tuồng cổ do các nghệ sĩ Nhà hát Tuồng Việt Nam biểu diễn. (Ảnh minh họa)

Bức tranh ảm đảm

Khi “cơn bão” Covid-19 ập đến, hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống trở nên vô cùng khó khăn, ngưng trệ. Các nhà hát chỉ có thể tranh thủ đỏ đèn giữa các kỳ giãn cách, thu nhập gần như bằng không. Việc giảm lương, cắt biên chế, chấm dứt hợp đồng với nghệ sĩ đã cùng lúc diễn ra.

Như tại Nhà hát Tuồng Việt Nam, vì đơn vị không có kinh phí để “nuôi quân”, nhiều nghệ sĩ, nhạc công phải tìm công việc khác. Nhà hát Cải lương Việt Nam buộc phải chấm dứt hợp đồng với một số diễn viên, đợi khi nào có việc mới ký tiếp hợp đồng theo gói công việc. Còn tại Nhà hát Chèo Việt Nam, từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, diễn viên hợp đồng của đơn vị đã nghỉ hết, chỉ còn 19 diễn viên theo diện biên chế.

Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam cũng thông báo cắt giảm 50% lương của nghệ sĩ, trong khi Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam (TP Hồ Chí Minh) buộc phải thỏa thuận với nghệ sĩ, diễn viên ngành xiếc, múa rối về việc chậm trả lương, giảm lương. Nhiều nghệ sĩ của Nhà hát Múa rối Việt Nam vì không có vở diễn và không có lương, cũng chuyển đi làm các công việc khác như bán hàng online, thợ nhôm kính, lái xe...

Bức tranh chung của nghệ thuật sân khấu truyền thống hiện đang rất khó khăn, ảm đạm. Thậm chí, nếu Chính phủ thông qua gói hỗ trợ nghệ sĩ mà Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (Bộ VH-TT&DL) đề xuất cũng chỉ hỗ trợ được các nghệ sĩ giữ chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng 4, các nghệ sĩ mới ra trường, có mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Như vậy, chỉ có rất ít nghệ sĩ thuộc diện được nhận hỗ trợ từ gói này, và cũng chỉ được nhận trong 3 tháng với mức hỗ trợ là 1,8 triệu đồng/tháng.

 Nghệ thuật sân khấu- thiếu đội ngũ kế cận 

Thực trạng khó khăn của các đơn vị và nghệ sĩ nghệ thuật truyền thống hiện nay là nằm trong khó khăn chung của đất nước do bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Tuy nhiên, xét về lâu dài, nếu như ở một số lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, việc bổ sung nguồn nhân lực có thể dễ dàng hơn, thì trong sân khấu truyền thống lại khó khăn hơn rất nhiều.

Một hoạt cảnh trong sân khấu chèo truyền thống
Một hoạt cảnh trong sân khấu chèo truyền thống

Tại các đơn vị hàng đầu trong sân khấu truyền thống như Nhà hát Tuồng Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam, Nhà hát Cải lương Việt Nam..., nhiều năm qua luôn không tuyển đủ chỉ tiêu số lượng diễn viên. Đó là chưa kể trong thời gian này, nhiều người đã bỏ dở giữa chừng, vì tự thấy không đủ khả năng, hoặc sau khi “suy đi tính lại” đã xin rút để lựa chọn con đường khác.

Đối với các trường nghệ thuật đào tạo nguồn nhân lực cho sân khấu truyền thống cũng rất khó tuyển sinh. Đơn cử như Trường đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, nhiều năm qua không có khóa đào tạo diễn viên tuồng vì không có học viên. Các bộ môn như diễn viên cải lương, chèo, múa rối thì khá phập phù, có năm đủ chỉ tiêu tuyển sinh, có năm không. Việc đào tạo nhạc công cho kịch hát dân tộc cũng buộc phải ngừng bởi không có người học. Các môn biểu diễn nhạc cụ như đàn tì bà, sáo, đàn bầu tại Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội hiện cũng không có người đăng ký theo học.

Ở phía Nam, Nhà hát nghệ thuật hát bội TP. Hồ Chí Minh không biết lấy nguồn diễn viên bổ sung cho nhà hát ở đâu, vì hiện các trường nghệ thuật đã ngưng đào tạo diễn viên do không có thí sinh đăng ký theo học.

Thực tế, tình trạng thiếu diễn viên trẻ, “già hóa” nhân lực trong sân khấu truyền thống là rất đáng báo động. Đây là bài toán hóc búa đối với các đơn vị nghệ thuật, bởi sân khấu truyền thống luôn cần những gương mặt trẻ tài năng để bổ sung, tiếp nối, làm mới những giá trị cũ.

Một vở diễn ở Sân khấu kịch Phú Nhuận. (Ảnh minh họa: Sân khấu kịch Phú Nhuận)
Một vở diễn ở Sân khấu kịch Phú Nhuận. (Ảnh minh họa: Sân khấu kịch Phú Nhuận)

Với tình trạng khó khăn của sân khấu truyền thống những năm qua, nhiều đơn vị không thể có nguồn thu để trả lương tối thiểu cho nghệ sĩ hợp đồng. Từ đây dẫn đến hiện tượng nghệ sĩ trẻ, dù được học hành đào tạo bài bản về sân khấu truyền thống, vẫn từ bỏ sở trường để đến với hoạt động giải trí thời thượng, vừa nhanh nổi tiếng vừa dễ có thu nhập cao, như đóng phim truyền hình, làm YouTube, kinh doanh trên mạng, tham gia các gameshow... Không ít nghệ sĩ dù đã có thời gian gắn bó với nghề, rất tâm huyết muốn bám trụ sân khấu truyền thống nhưng vì miếng cơm manh áo vẫn phải dứt áo ra đi. Việc “chảy máu” nguồn nhân lực trong sân khấu truyền thống vốn đã là một thực tế đáng lo ngại, giờ thêm “cú bồi” của dịch bệnh khiến các nhà quản lý tâm huyết dù cố gắng xoay xở nhưng vẫn chưa có hướng giải quyết.

Loay hoay tìm giải pháp

Vừa qua, lãnh đạo Bộ VH-TT&DL đã có cuộc làm việc với các Cục, Vụ chức năng liên quan và các đơn vị sân khấu trực thuộc. Tại đây, vấn đề giữ nguồn nhân lực cho sân khấu, đặc biệt là sân khấu truyền thống đã được đặt ra. Có ý kiến đề xuất tạm dừng áp dụng Nghị định 161 về “Sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập”; Tạm thời bảo đảm tiền lương bằng ngân sách nhà nước cho nghệ sĩ hợp đồng tại các đơn vị sân khấu truyền thống để giữ chân họ ở lại với nghề trong bối cảnh dịch bệnh.

Một giải pháp khác cũng đã được đề nghị là Cục Nghệ thuật Biểu diễn có thể hỗ trợ đặt hàng các nhà hát để lấy kinh phí trả lương cho nghệ sĩ. Đề xuất xây dựng một Nhà hát trực tuyến là địa chỉ cung cấp các chương trình nghệ thuật sân khấu cho khán giả trong thời điểm dịch bệnh cũng là phù hợp với xu hướng công nghệ hiện nay.

Tìm lời giải cho bài toán đào tạo nhân lực lĩnh vực nghệ thuật truyền thống còn rất nhiều khó khăn ((Trong ảnh: Một vở diễn báo cáo của diễn viên trẻ thực tập do Nhà hát Chèo Việt Nam đào tạo)
Tìm lời giải cho bài toán đào tạo nhân lực lĩnh vực nghệ thuật truyền thống còn rất nhiều khó khăn (Trong ảnh: Một vở diễn báo cáo của diễn viên trẻ thực tập do Nhà hát Chèo Việt Nam đào tạo)

Dù có ý kiến cho rằng, tính cách điệu và ước lệ là những đặc trưng riêng khiến cho sân khấu truyền thống dường như chỉ phù hợp với việc tương tác trực tiếp với khán giả, nhưng trong bối cảnh hiện nay, cũng rất cần có sự đổi mới, linh hoạt. Việc phát sóng các vở diễn sân khấu, nhất là sân khấu truyền thống trên truyền hình, hay đưa hoạt động sân khấu, trích đoạn vở diễn lên YouTube, Tiktok,… còn là cách giữ chân khán giả, giúp khán giả có thể cập nhật thông tin về hoạt động của nghệ sĩ, của các nhà hát trong hoàn cảnh không thể hoạt động bình thường vì tình hình dịch bệnh.

Khán giả trẻ cũng sẽ học được nhiều kiến thức về sân khấu truyền thống thông qua các nền tảng số, từ đó góp phần bồi đắp thêm tình yêu với nghệ thuật dân tộc cổ truyền. Chính vì thế, bên cạnh sự nỗ lực, tìm hướng đổi mới để phù hợp với hoàn cảnh dịch bệnh, việc sớm có những chính sách hỗ trợ hợp lý, hợp tình, giúp bảo đảm hoạt động và cuộc sống cho các nghệ sĩ sân khấu nói chung, sân khấu truyền thống nói riêng là cần thiết trong tình hình khó khăn hiện nay.

Điều đó sẽ góp phần giúp nghệ sĩ yên tâm cống hiến lâu dài, tránh sự đứt gãy thế hệ, không để xảy ra sự mai một các giá trị quý báu của nghệ thuật dân tộc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Lễ Cấp sắc là nghi lễ thể hiện nhân sinh quan, tín ngưỡng, văn hóa của người Dao. Trong đó, “đặt tên âm và lên đèn” là một trong những nghi thức rất quan trọng, khi đó người thụ lễ được đặt pháp danh (tên âm). Sau khi trải qua nghi lễ này, người đàn ông Dao được công nhận là con cháu Bàn Vương, được trao quyền làm thầy, được cấp âm binh và được thờ cúng tổ tiên.
Tin nổi bật trang chủ
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây xoài sai quả

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây xoài sai quả

Bạn của nhà nông - Như Ý - 14 giây trước
Xoài là cây ăn quả nhiệt đới, được trồng nhiều ở nước ta hiện nay. Đây là loại cây ăn quả dễ trồng, tuy nhiên, để cây đạt được năng suất cao đòi hỏi phải chăm sóc đúng kỹ thuật. Sau đây là kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xoài đạt năng suất cao mời bà con tham khảo.
Chính phủ thông qua Đề nghị sớm đưa Luật Đất đai 2024 vào cuộc sống

Chính phủ thông qua Đề nghị sớm đưa Luật Đất đai 2024 vào cuộc sống

Thời sự - Minh Nhật (dẫn nguồn) - 1 phút trước
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 72/NQ-CP ngày 17/5/2024 thống nhất thông qua Đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 252 Luật Đất đai số 31/2024/QH15 như đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Quảng Bình: Chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn làm đơn xin thôi các chức vụ và nghỉ công tác

Quảng Bình: Chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn làm đơn xin thôi các chức vụ và nghỉ công tác

Tin tức - Khánh Ngân - 5 phút trước
Trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Đoàn Minh Thọ - Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) cho biết, ông đã làm đơn xin thôi các chức vụ và nghỉ công tác từ ngày 14/5/2024.
Nam Giang (Quảng Nam): Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV

Nam Giang (Quảng Nam): Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV

Tin tức - Minh Thu - 7 phút trước
Sáng 17/5, 148 đại biểu đại diện hơn 21 ngàn đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Nam Giang đã tham dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”.
Vai trò quan trọng của Bộ đội Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Vai trò quan trọng của Bộ đội Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Thời sự - Minh Thu - 12 phút trước
Sáng 17/5, Hội thảo khoa học “Vai trò của Bộ đội Trường Sơn trong các chiến dịch của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1971 đến năm 1975” đã được tổ chức tại Hà Nội.
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.
Tin trong ngày - 16/5/2024

Tin trong ngày - 16/5/2024

Media - BDT - 18 giờ trước
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 16/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp qua Zalo. Xây dựng Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại vùng đồng bào DTTS. Người dân đổ xô đi uống ''nước thần chữa bách bệnh''. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đổi thay ở Lân Quan

Đổi thay ở Lân Quan

Phóng sự - Mỹ Dung - CTV - 23:54, 16/05/2024
Từng là một xóm vùng sâu đầy gian khó của người Mông, hôm nay Lân Quan, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã có nhiều đổi thay. Phấn khởi hơn, là sự thay đổi tư duy nhận thức của đồng bào Mông trong việc nắm bắt cơ hội, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống gia đình, thôn xóm ngày càng phát triển
Chuỗi hoạt động tôn vinh “Nét hoa nghề Hội An”

Chuỗi hoạt động tôn vinh “Nét hoa nghề Hội An”

Du lịch - Nguyệt Anh - 23:38, 16/05/2024
UBND TP. Hội An vừa ban hành kế hoạch tổ chức sự kiện “Nét hoa nghề Hội An” lần thứ III và “Phiên chợ khởi nghiệp - Tiêu dùng xanh Hội An” năm 2024. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 31/5 đến 2/6 tại các làng nghề truyền thống và không gian sáng tạo trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Kon Tum: Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Sa Thầy lần thứ IV

Kon Tum: Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Sa Thầy lần thứ IV

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 23:37, 16/05/2024
Chiều 16/5, huyện Sa Thầy (Kon Tum) tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024. Đây là huyện được Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh chọn là Đại hội điểm.
Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Sức khỏe - Như Ý - 23:35, 16/05/2024
Sán lá gan là loại ký sinh trùng có thể lây nhiễm sang người và gây bệnh gan, ống mật. Bệnh sán lá gan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, bạn cần hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh, con đường lây lan của bệnh để có biện pháp phòng tránh kịp thời và bảo vệ lá gan khỏe mạnh.