Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thượng tọa Thạch Thưa hết lòng vì đạo, vì đời

Ngọc Ánh- Phương Nghi - 05:31, 08/12/2023

Hơn 30 năm tu học, Thượng tọa Thạch Thưa, Sư cả chùa ArunRanSây ChacKrôn ở ấp Đại Trường, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh hiện nay là Chi Hội phó, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước huyện Tiểu Cần, Người có uy tín trong cộng đồng. Gần cả cuộc đời, Thượng tọa đều sống trọn vì đạo, vì đời, phát huy vai trò, trách nhiệm của mình để giáo dục sư sãi, tập hợp đồng bào phật tử đoàn kết, tích cực tham gia mọi hoạt động xã hội, cùng chung sức, chung lòng xây dựng quê hương phát triển.

Thượng tọa Thạch Thưa thường xuyên xem Báo Dân tộc & Phát triển để tiếp nhận thông tin phục vụ việc tuyên truyền, vận động bà con Phật tử.
Thượng tọa Thạch Thưa thường xuyên xem Báo Dân tộc & Phát triển để tiếp nhận thông tin phục vụ việc tuyên truyền, vận động bà con Phật tử.

Với trách nhiệm của mình, Thượng tọa Thạch Thưa thường xuyên phối hợp với các vị trụ trì và Ban Quản trị chùa triển khai thực hiện tốt Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới; giáo dục phật tử không vi phạm pháp luật, chăm lo làm ăn, phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư. Qua đó, Thượng tọa đã giúp bà con nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mình trong tham gia xây dựng quê hương bằng cách hiến đất làm đường giao thông nông thôn; trồng hoa, chỉnh trang nhà cửa, đường làng ngõ xóm, thực hiện các tiêu chí về môi trường; phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo bền vững, xây dựng gia đình văn hóa, không mắc các tệ nạn xã hội, chăm lo cho con cái đến trường học hành chu đáo…

Anh Lâm Rinl, một người dân ấp Ðại Trường vui vẻ nói: “Chuyện bắt đầu từ năm 2010, mọi người ngỡ ngàng khi thấy Sư cả Thạch Thưa hướng dẫn các đệ tử xuống giống lúa trên diện tích 2,3ha đất chùa với kỹ thuật khác hẳn cách làm bấy lâu nay của người dân. Đó là sạ hàng với lúa giống ít hơn, bón phân và dùng thuốc hạn chế. Tìm hiểu ra mới biết, đây là cách làm theo hướng dẫn của các kỹ sư nông nghiệp. Thực ra, các kỹ thuật này nông dân nghe cán bộ khuyến nông nói nhiều nhưng họ không làm theo”. Thế là Sư cả Thạch Thưa trở thành “cầu nối” hiệu quả nhất, nói một lần là đồng bào Phật tử làm theo ngay.

Ông Thạch Ngọc Sang, Bí thư Chi bộ ấp Đại Trường cho biết: “Trước đây, sản xuất lúa bình quân 5 - 6 tấn/ha, nay đã tăng lên 7 - 7,5 tấn/ha. Đây là kết quả từ việc bà con thực hiện đúng quy trình 3 tăng 5 giảm mà Sư cả hướng dẫn. Ngoài việc tập trung phát triển kinh tế, Sư cả Thạch Thưa còn thường xuyên vận động Nhân dân đẩy mạnh việc cải thiện cảnh quan môi trường nông thôn. Cụ thể, Thượng tọa Thạch Thưa đã cùng với chính quyền vận động 45 hộ dân sống ven đường hiến gần 4.000m2 đất để thi công công trình đường nhựa ở ấp Ðại Trường. Công trình này có chiều dài 1.124m, mặt đường rộng 3,5m, tổng vốn đầu tư khoảng 1 tỷ đồng (đưa vào sử dụng cuối năm 2013). Nhờ đó, đã tạo điều kiện cho người dân đi lại, vận chuyển hàng hóa được thuận tiện, tạo nên bộ mặt của xã nông thôn mới. Ðến nay, toàn ấp có 322/330 hộ có hố xí hợp vệ sinh và 325/330 hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Ấp có 325/330 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, liên tục được công nhận Ấp văn hóa từ năm 2008 đến nay”.

Thượng tọa Thạch Thưa bên con đường nhựa ở ấp Ðại Trường.
Thượng tọa Thạch Thưa trên con đường nhựa ở ấp Ðại Trường.

Hằng năm, Thượng tọa Thạch Thưa còn vận động hỗ trợ khoảng 10 tấn gạo và trên 50 triệu đồng giúp bà con khi gia đình có ma chay hoặc khó khăn. Đặc biệt, khi chứng kiến các hoàn cảnh con em người Khmer côi cút, không nơi nương tựa, Thượng tọa Thạch Thưa đã vận động đưa các em vào chùa để chăm lo ăn, ngủ và dạy chữ cho đến khi trưởng thành; hỗ trợ gạo hằng tháng cho các cụ già neo đơn, bệnh tật.

Bà Võ Thị Bé Thảo, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam xã Phú Cần nhận xét: “Sư cả Thạch Thưa là tấm gương tiêu biểu trong vận động, tuyên truyền cho bà con phật tử, đồng bào DTTS chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các phong trào do địa phương phát động. Lời nói của Sư cả Thạch Thưa có tầm ảnh hưởng đến bà con Phật tử. Thời gian gần đây, trong các dịp lễ, Tết cổ truyền của người Khmer, Sư cả Thạch Thưa đều tuyên truyền để người dân thực hiện các chính sách dân tộc, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, đời sống vật chất, tinh thần đồng bào DTTS được nâng cao. Ngoài ra, Sư cả Thạch Thưa cùng với Hội Khuyến học xã cấp phát tập viết, quần áo, đồ dùng học tập cho học sinh nghèo để các em yên tâm, phấn đấu học tập”.

Thượng tọa Thạch Thưa tâm sự: Nếu đời tốt thì đạo sẽ tốt, đôi bên bổ trợ nhau cùng phát triển. Nếu xã hội không bình an thì làm sao sinh hoạt đạo và ngược lại, nếu chăm lo phát triển đạo trong khi dân khổ, phum sóc không phát triển, thì không đúng lời Phật dạy. Như vậy, giáo lý của nhà Phật cũng phù hợp với mục tiêu mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta lựa chọn, đó là một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Tức là một xã hội mà ở đó mọi người đều được sống trong hòa bình, tự do, độc lập, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, gia đình hạnh phúc, xã hội phát triển, phồn vinh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Năm 2024 là năm “nước rút” để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tạo bứt phá để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Trong lĩnh vực công tác dân tộc, với quyết tâm cao nhất, Ủy ban Dân tộc đã và đang nỗ lực vượt khó khăn, quyết liệt tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao trong năm then chốt này, từ đó hoàn thành chương trình công tác toàn khóa.
Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Du lịch - Tào Đạt - 3 giờ trước
“Theo dấu chân Người” là chủ đề của chuỗi các hoạt động tháng 5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như “Bài ca dâng Bác”, “Tây Nguyên với Bác Hồ - Bác Hồ với Tây Nguyên”, tái hiện lễ mừng chiến thắng của dân tộc Gia Rai, tỉnh Gia Lai…
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 4 giờ trước
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 4 giờ trước
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Chuyên đề - Song Vy - 4 giờ trước
Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) có trụ sở chính đặt tại ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, H.Châu Thành, Hậu Giang vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) liên quan nhân sự cấp cao thuộc NSH Petro.
Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Xã hội - T. Nhân- H. Trường - 4 giờ trước
Trước đây, Quảng Ngãi là một trong những địa phương có số lượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) rất lớn. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, đến nay tình trạng TH&HNCHT đã chấm dứt, những “lời ru buồn” trên non cao đã thưa dần.
Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Xã hội - Thúy Hồng - 4 giờ trước
UBND huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị và toàn bộ Nhân dân trên địa bàn huyện về việc mặc trang phục truyền thống các DTTS trên địa bàn huyện vào dịp Ngày hội Háng Pò năm 2024.
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Du lịch - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, đã có 142.800 lượt khách đến Hà Giang, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023, công suất buồng phòng đạt 75 - 80%. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Bắt 2 đối tượng tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép

Bắt 2 đối tượng tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép

Pháp luật - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh Hà Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam phục vụ điều tra đối với 2 đối tượng có hành vi tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép.