Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề nghiệp - Việc làm

Thúc đẩy xuất khẩu lao động sau đại dịch Covid-19: Khẩn trương nhưng phải thận trọng

Sỹ Hào - 09:39, 29/06/2020

Khi dịch Covid-19 cơ bản được khống chế, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đã đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến xuất khẩu lao động (XKLĐ) để đạt mục tiêu đưa 130 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm nay. Tuy nhiên, cùng với việc thực hiện chỉ tiêu thì quan trọng nhất vẫn là bảo đảm an toàn cho lao động.

XKLĐ được xác định là một trong những giải pháp giải quyết việc làm hiệu quả. (Ảnh minh họa)
XKLĐ được xác định là một trong những giải pháp giải quyết việc làm hiệu quả. (Ảnh minh họa)

Nhiều rào cản

Từ tháng 6/2020, công tác XKLĐ khởi động lại sau thời gian tạm ngừng vì dịch bệnh. Bắt đầu cho sự trở lại là hội nghị với sự tham gia đông đủ đại diện các sở, ngành, địa phương, trường nghề, doanh nghiệp. 

Đây là những hoạt động kịp thời để cụ thể hóa yêu cầu của Bộ Chính trị. Trong Kết luận số 77-KL/TW, ngày 5/6/2020 về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch Covid- 19, một trong những nhiệm vụ được Bộ Chính trị yêu cầu là các cấp ngành, địa phương thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho người LĐ sớm quay trở lại thị trường. 

Tuy nhiên, việc khởi động lại công tác XKLĐ đang đối diện rất nhiều rào cản, cả từ phía đối tác cũng như doanh nghiệp được cấp phép đưa LĐ đi làm việc ở nước ngoài. Theo báo cáo của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB&XH), Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc là những thị trường chính, chiếm đến 80% trong tổng số lao động của nước ta ra nước ngoài làm việc. 

Thông thường, vào thời điểm này hằng năm, việc tuyển dụng và xuất cảnh sang các thị trường này rất sôi động. Nhưng năm nay, các đơn hàng đều sụt giảm. Chỉ tính thị trường Nhật Bản, hiện hơn 300 doanh nghiệp được cấp phép đưa LĐ đi làm việc, nhưng do tác động từ dịch bệnh nên đang tạm dừng các đơn hàng hầu hết các doanh nghiệp. 

Báo cáo của Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng cho thấy, trong quý I/2020, nước ta có khoảng 32.062 LĐ đi làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, sang tháng 4 và 5, chưa có LĐ nào của Việt Nam được xuất cảnh. Các thị trường của Việt Nam hiện cũng chưa mở cửa tiếp nhận trở lại. Dự kiến trong thời gian tới, thị trường LĐ vẫn chưa thể nối lại do phụ thuộc vào tình hình khống chế dịch của nước tiếp nhận.

An toàn là trên hết

Những năm qua, nhiều địa phương đều xác định XKLĐ là con đường giải quyết việc làm hiệu quả, nên rất chú trọng công tác này. Nhưng với thực tế như hiện nay, các địa phương rất lo lắng không hoàn thành chỉ tiêu năm nay.

Theo kế hoạch của ngành LĐTB&XH, trong năm 2020 sẽ đưa 130 nghìn LĐ đi làm việc ở nước ngoài. Nếu không vì dịch bệnh thì mục tiêu này là hoàn toàn khả thi; bởi năm 2019, ngành đã đưa được 165 nghìn LĐ đi làm việc ở nước ngoài.

Ngay bản thân những LĐ đang chờ xuất cảnh cũng lo lắng. Bởi nhiều gia đình có con em đi XKLĐ đều phải vay ngân hàng. Nhưng thời gian xuất cảnh phải lùi lại, thậm chí chưa biết bao giờ được đi, trong khi ai cũng mong sớm ổn định công việc còn có tiền gửi về trả nợ.

Do đó, sau khi dịch Covid-19 cơ bản được khống chế ở trong nước, ngành LĐTB&XH và các địa phương đã khẩn trương khởi động lại công tác XKLĐ. Điều này là hoàn toàn phù hợp, cần thiết, nhưng quan trọng nhất là vẫn bảo đảm an toàn cho LĐ. Do đó, ngoài việc đẩy mạnh các hoạt động khảo sát thị trường, ngành LĐTB&XH cùng chính quyền các địa phương cần “khoanh vùng” những LĐ đang chờ xuất cảnh, phải vay vốn ngân hàng để có chính sách hỗ trợ kịp thời. Việc thông tin, tuyên truyền chính sách về XKLĐ vẫn tiếp tục được thực hiện.

Trong thời gian chững lại này, các địa phương cần tập trung đào tạo cho người LĐ về trình độ tay nghề, ngoại ngữ để có một lực lượng LĐ chất lượng, khi đủ điều kiện thì có thể cung ứng đủ LĐ cho những thị trường có yêu cầu cao.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Việc làm và "lỗ hổng" về an toàn lao động đối với đồng bào DTTS !?

Việc làm và "lỗ hổng" về an toàn lao động đối với đồng bào DTTS !?

Hiện lao động người DTTS có xu hướng dịch chuyển đến các vùng trọng điểm kinh tế, các khu công nghiệp, khu chế xuất và các làng nghề ven đô thị lớn để làm việc. Tuy nhiên, việc làm của lao động (LĐ) người DTTS vẫn chủ yếu là công việc giản đơn; phần lớn LĐ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Vì vậy, rủi ro luôn thường trực đối với LĐ người DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Nhiều ý kiến tâm huyết góp phần nâng cao vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Nhiều ý kiến tâm huyết góp phần nâng cao vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tin tức - Văn Hoa - Hương Diệp - 5 giờ trước
Ngày 15/5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị xin ý kiến góp ý dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Đắk Lắk: Xử lý nhóm đối tượng chế tạo, mua bán vũ khí trái phép qua mạng xã hội

Đắk Lắk: Xử lý nhóm đối tượng chế tạo, mua bán vũ khí trái phép qua mạng xã hội

Pháp luật - Lê Hường - 5 giờ trước
Ngày 15/5, Công an Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa phát hiện xử lý nhóm đối tượng chế tạo, mua bán súng và các vũ khí, công cụ hỗ trợ trái phép qua mạng xã hội.
Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức hội thảo về thực hiện Nghị quyết số 06 tại Bắc Sơn

Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức hội thảo về thực hiện Nghị quyết số 06 tại Bắc Sơn

Chính sách dân tộc - Minh Anh - 5 giờ trước
Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo Đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII và Đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-BCH, ngày 19/02/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam, khóa XI về "Tăng cường công tác vận động phụ nữ DTTS, phụ nữ có đạo trong tình hình hiện nay”; Triển khai nghị quyết Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, kết quả đóng góp trong việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; thực hiện Dự án 8 thực hiện bình đẳng giới trong Chương trình MTQG DTTS và miền núi năm 2024 trên địa bàn xã Nhất Hòa, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Bình Gia (Lạng Sơn): Ra mắt Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Tày, Nùng

Bình Gia (Lạng Sơn): Ra mắt Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Tày, Nùng

Tin tức - Thúy Hồng - 5 giờ trước
Ban Tổ chức xây dựng mô hình Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian thuộc Chương trình MTQG 1719 năm 2024 tỉnh Lạng Sơn vừa tổ chức chương trình báo cáo kết quả xây dựng mô hình và Lễ ra mắt Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Tày, Nùng các thôn thuộc xã Hưng Đạo, huyện Bình Gia.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Media - BDT - 20:00, 15/05/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cây thông chữa bệnh gì?

Cây thông chữa bệnh gì?

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 19:03, 15/05/2024
Cây thông còn có tên gọi khác là thông, thông nhựa, thông hai lá... Trong Đông y, tất cả các bộ phận của cây thông đều có thể được dùng làm thuốc chữa bệnh cho con người. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây thông mời các bạn tham khảo.
“Tỉnh Bắc Kạn đã cụ thể hóa các Nghị quyết của Chính phủ thành kế hoạch, chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương”

“Tỉnh Bắc Kạn đã cụ thể hóa các Nghị quyết của Chính phủ thành kế hoạch, chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương”

Tin tức - Thanh Huyền - 19:01, 15/05/2024
Đó là phát biểu của đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thành viên Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 tại buổi làm việc với UBND tỉnh Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, ngày 15/5 tại tỉnh Bắc Kạn.
Thoái hóa khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Media - BDT - 16:00, 15/05/2024
Thoái hóa khớp là quá trình lão hóa của khớp theo độ tuổi, tình trạng sụn khớp - bộ phận có chức năng bảo vệ và giảm ma sát trong khớp bắt đầu bị bào mòn, phá vỡ cấu trúc. Vì thoái hóa khớp là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, nên khó tránh khỏi. Tuy nhiên chúng ta có thể làm chậm quá trình thoái hóa đó.
Đắk Lắk: Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản Mo Mường

Đắk Lắk: Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản Mo Mường

Sắc màu 54 - Hoàng Thùy - 11:56, 15/05/2024
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định số 1466/QĐ-UBND ngày 13/5/2024 về việc giao thực hiện quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Mo Mường.
Vụ hàng trăm công nhân ở Vĩnh Phúc bị ngộ độc: Đình chỉ bếp ăn, điều tra nguyên nhân

Vụ hàng trăm công nhân ở Vĩnh Phúc bị ngộ độc: Đình chỉ bếp ăn, điều tra nguyên nhân

Pháp luật - Minh Nhật - 11:53, 15/05/2024
Ngoài việc đình chỉ bếp ăn gây ngộ độc cho hàng trăm công nhân ở Vĩnh Phúc, Bộ Y tế đề nghị tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc theo quy định, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân.