Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Thiên tai và phái yếu

Hiếu Anh - 14:47, 16/03/2020

Hiện nay, Việt Nam là 1 trong 4 nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của hiện tượng khí hậu cực đoan. Trung bình mỗi năm, thiên tai cướp đi mạng sống của gần 500 người, thiệt hại trên 1,5 tỷ USD. Trong số đó, phụ nữ và trẻ em gái là những đối tượng bị tác động nhiều nhất. Thế nhưng, trên thực tế, chúng ta chưa thực hiện được bình đẳng giới trong lĩnh vực này.

Nhiều phụ nữ ở Tây Nguyên phải đi xa hơn để lấy nước do hạn hán
Nhiều phụ nữ ở Tây Nguyên phải đi xa hơn để lấy nước do hạn hán

Bài 1: Điều thấy được sau những trận thiên tai

Trong những ngày lặn lội đến các vùng đồng bào DTTS chịu ảnh hưởng từ thiên tai như bão lụt hạn hán, chúng tôi nhận ra rằng, phụ nữ và trẻ em gái là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất. 

Mạng sống mong manh

Hẳn là cho đến tận bây giờ nhiều người vẫn ám ảnh, bởi cảnh tượng chị Bùi Thị Sinh ôm chặt 2 con chết trong đống đổ nát trong vụ lở núi kinh hoàng xảy ra ở bản Khanh, xã Phú Cường, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) vào ngày 12/10/2017. Trận lũ kép xảy ra tại bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) vào ngày 3/8/2019 khiến 12 người trong cùng 1 bản tử vong. Trong số này, có tới 8 người là nữ giới. Hay trước đó, mưa lũ ở Quảng Ninh xảy ra ngày 28/7/2015 khiến 15 người chết thì có tới 9 người là phụ nữ… 

 Theo nghiên cứu gần đây của tổ chức quốc tế Oxfam, thiên tai còn làm tăng rủi ro bệnh tật đối với phụ nữ và trẻ em gái nhiều hơn ở nam giới. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và bệnh phụ khoa ghi nhận tăng lên ở Việt Nam sau những trận thiên tai gây ra lũ lụt, hạn hán. 

 Không những vậy, thiên tai và BĐKH còn gián tiếp khiến cho công việc của phụ nữ tăng hơn rất nhiều so với nam giới. Ở một số vùng như Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, hạn hán kéo dài khiến phụ nữ phải đi xa hơn để lấy nước. Khan hiếm nước cũng ảnh hưởng đến việc nhà và nuôi dạy con, như nấu ăn, dọn dẹp và kiếm củi. Cũng theo nghiên cứu của Oxfam, khi thiên tai xảy ra, phụ nữ tham gia đến 60% tổng khối lượng công việc, còn nam giới chỉ tham gia 40%. 

 Và còn rất nhiều những vụ việc khác xảy ra từ thực tế đã cho thấy, tỷ lệ phụ nữ tử vong trong một số vụ thiên tai cao hơn so với nam giới. Xét kỹ hơn chúng ta thấy rằng, những hình ảnh trên đã chứng tỏ phụ nữ là những người rất thiếu kỹ năng và dễ bị tác động bởi thiên tai…

Bà Dương Thị Đa cặm cụi gom cam rụng để chôn lấp
Bà Dương Thị Đa cặm cụi gom cam rụng để chôn lấp

Áp lực về tâm lý

Chúng tôi đến xã Vĩnh Phúc, huyện Bắc Quang (Hà Giang) ngay sau những ngày cam rụng thành suối do ảnh hưởng của mưa đá bất thường. Trên những vườn đồi rộng hàng trăm ha, tận mắt chứng kiến cảnh hầu hết là phụ nữ ở đủ các lứa tuổi cặm cụi gom cam rụng để chôn lấp, tỷ mẩn rắc trấu trên hầu khắp các ngả đường để phòng chống dịch bệnh từ hậu quả thiên tai để lại. 

Bà Dương Thị Đa, dân tộc Tày, 58 tuổi buồn bã kể: Gia đình bà có 3ha cam trồng được hơn 10 năm nay. Thế nhưng, ngay sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán vườn cam của gia đình rụng đến 50%. Chồng bà là ông Đinh Văn Trình là người đầu tiên phát hiện ra cam rụng đã về báo. Đứng trước cảnh tượng đau lòng này, những người đàn ông vững tâm thì không sao, nhưng những người phụ nữ như bà Đa và con dâu đã không thể cầm lòng mà khóc ngất tại chỗ. Bao nhiêu vốn liếng của gia đình nay theo cam mà rụng tràn xuống đất. Bà nói, vì xót của bà đã ốm mất 3 ngày, nay mới gượng dậy cùng chồng và các con ra thu dọn và nhặt nhạnh những gì còn sót lại. 

Có thể nói, tác động của thiên tai đến phụ nữ và trẻ em gái là cao hơn ở nam giới, tuy nhiên đến nay, chúng ta chưa có những đánh giá sâu và toàn diện để khẳng định vị trí của phụ nữ trong phòng chống thiên tai, để từ đó có giải pháp, cơ chế giúp đỡ, trang bị cho phụ nữ có kỹ năng ứng phó với thiên tai; hỗ trợ họ vượt qua khó khăn, cú sốc về tâm lý… 

Giải quyết vấn đề này, ngoài sự lên tiếng mạnh mẽ của người trong cuộc, thì trách nhiệm thuộc về các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia chuyên ngành và những nhà hoạch định chính sách... 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Thôn A Xây, xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) còn có tên gọi trang trọng khác là thôn Bác Hồ. Trong kháng chiến, thôn A Xây là căn cứ cách mạng, người dân một lòng đi theo Đảng, theo Bác Hồ. Trong thời bình, người dân đoàn kết vượt qua khó khăn, học hỏi tiếp cận cách làm kinh tế mới để cùng nhau xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Tin nổi bật trang chủ
Đề xuất năm học 2025-2026, trẻ em mầm non, học sinh phổ thông cả nước được miễn, hỗ trợ học phí

Đề xuất năm học 2025-2026, trẻ em mầm non, học sinh phổ thông cả nước được miễn, hỗ trợ học phí

Thời sự - Hoàng Quý - 13 phút trước
Sáng 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi Việt Nam

Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi Việt Nam

Trong bối cảnh ngành chăn nuôi Việt Nam đang đứng trước áp lực tái cơ cấu mạnh mẽ để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, việc xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh không còn là một lựa chọn, mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc. Đây không chỉ là chìa khóa để mở rộng thị trường xuất khẩu, mà còn là nền tảng để nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của cả ngành.
Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Tin tức - Anh Trúc - 25 phút trước
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu vừa cứu sống một người đàn ông bị ngộ độc do ăn nấm lạ.
Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời sự - Hoàng Quý - 27 phút trước
Sáng 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Tin tức - Anh Trúc - 3 giờ trước
Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm kiểm tra về dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế

Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm kiểm tra về dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 3 giờ trước
Trong tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ 15/5 kéo dài đến 15/6/2025, Bộ Y tế đã thành lập 15 tổ kiểm tra liên quan đến lĩnh vực dược, mỹ phẩm, y dược cổ truyền, sữa, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế...
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 4 giờ trước
Tình trạng chồng lấn địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Nam và Kon Tum khiến thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) rơi vào cảnh bị bỏ quên trong suốt nhiều năm. Hơn 1.000 người dân Xơ Đăng sinh sống tại đây đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là khó khăn về hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường học, trạm y tế và sóng điện thoại.
Nghệ An: Khó khăn còn lại trên tuyến giao thông vào các xã vùng lòng hồ ở Tương Dương

Nghệ An: Khó khăn còn lại trên tuyến giao thông vào các xã vùng lòng hồ ở Tương Dương

Xã hội - An Yên - 4 giờ trước
Dự án trọng điểm, sử dụng nguồn vốn thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 xây dựng đường vào các xã vùng lòng hồ thuộc huyện Tương Dương, góp phần cải thiện điều kiện đi lại cho người dân các xã vùng sâu vùng xa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Hơn hết, là hoàn thành tiêu chí xã “trắng” đường giao thông ở Nghệ An. Hiện nay, tuyến đường này chỉ còn lại một khó khăn duy nhất, là hạng mục cầu xây dựng hoàn toàn trên lòng hồ thủy điện.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Media - BDT - 4 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn

“Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn

Media - BDT - 5 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 21/5, có những thông tin đáng chú ý sau: “Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn. Chùa Phúc Sơn trên núi Phượng Hoàng. Gìn giữ và truyền dạy nghề thêu của người Dao Đỏ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.