Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thầy giáo "túm đuôi trâu" đi mở lớp

PV - 17:41, 19/01/2021

Điểm trường Sín Chải A, xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè, Lai Châu là những căn nhà gỗ tuềnh toàng, nằm chênh vênh trên triền đồi hút gió lạnh buốt ngày đông. Đó cũng là nơi thầy Lường Văn Hợp đang gắn bó.

Ngày qua ngày, thầy "chắn gió, che mưa, gieo chữ" cho những đứa trẻ nghèo.
Ngày qua ngày, thầy "chắn gió, che mưa, gieo chữ" cho những đứa trẻ nghèo.

Dấu chân trải khắp Mường Tè

Lớp học tại bản Sín Chải A, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu có 8 đứa trẻ quây quần nghe thầy giáo giảng bài. Căn phòng học gỗ được xây dựng từ năm 1999 nay đã xuống cấp. Những thanh gỗ cũ mèm, sàn nhà lớp đất đồi gập ghềnh lạnh buốt chân. Thỉnh thoảng gió rít từng cơn xen lẫn bài giảng của thầy Lường Văn Hợp (SN 1979).

Giữa giờ nghỉ giải lao, thầy Hợp tranh thủ đón tiếp chúng tôi ngay tại lớp học và dành ít phút tâm sự. Thầy cho biết, mình không bao giờ quên ngày đầu tiên cầm tờ quyết định bước vào nghề giáo, ngày 1/9/2000. Bắt đầu từ ngày ấy, cả thanh xuân của thầy Lường là những dấu chân trải khắp các bản làng của Mường Tè.

Thầy Hợp vẫn nhớ mãi về những ngày đầu đến từng bản làng, từng con đường đất miền sơn cước. Thời điểm đầu tiên đến với ngành Giáo dục Mường Tè là những ngày bắt đầu bằng con số không. Mường Tè ngày đó xa xôi lắm. Nhiều nơi không điện, không đường, không trường, không trạm. Để tìm lối lên bản, thầy Hợp chỉ biết bám vào đuôi trâu của người dân địa phương để đi tìm bản, mở lớp.

Những năm đầu nghề giáo là tháng ngày tìm đường đến bản, gom học sinh, dựng lớp ở xã Tà Tổng, huyện Mường Tè. Để đến với Tà Tổng, những giáo viên vùng cao ngày ấy phải đi bộ, leo đèo cả tuần mới vào được trường, rồi đi vận động học trò ra lớp. Mấy mươi năm trôi qua, đến tận bây giờ khi ngồi suy nghĩ lại, chính thầy cũng chẳng biết tại sao mình lại có thể vượt qua được.

Tự nhận là giáo viên cắm bản "chuyên nghiệp"

Thầy Hợp tự nhận mình là giáo viên cắm bản "chuyên nghiệp". Nói vậy bởi không chỉ "thâm niên" bám bản, mà còn là bởi cuộc sống của thầy đã quá quen với những điểm trường cheo leo, hẻo lánh nơi miền biên viễn. Đó là hình ảnh của những căn nhà gỗ ghép tạm bợ, ọp ẹp, mưa là mát mặt, nắng là rát đầu.

Cơ sở vật chất đã vậy, song thử thách lớn hơn lại là bởi người dân lúc đó có còn lạc hậu, ý thức còn thấp nên vận động ra lớp là điều không dễ dàng. Sau 4 năm (từ năm 2004 - 2007), thầy Hợp chuyển về xã Bum Nưa, huyện Mường Tè. Từ 2007 trở đi, thầy Hợp gắn bó với mảnh đất Pa Vệ Sử tại điểm trường Sín Chải A.

Hướng ánh mắt nhìn lặng lẽ ra màn sương đặc quánh nơi núi đồi xa xăm của điểm trường Sín Chải A, thầy Lường Văn Hợp tâm sự, động lực để thầy vượt qua những thiếu thốn nơi non cao là nhờ những tấm lòng chân thành, son sắt của bà con, của các em học sinh mới giúp thầy Hợp đủ dũng khí bền bỉ gieo chữ nơi non cao.

Mong gió ngừng "lùa" để các con đỡ lạnh…
Mong gió ngừng "lùa" để các con đỡ lạnh…

Năm học 2020 - 2021 cũng là năm học thứ 20 thầy Lường Văn Hợp bước vào nghề giáo. Đây cũng là năm thứ 3 thầy cắm tại bản Sín Chải A, một bản thuộc diện khó khăn nhất của xã Pa Vệ Sử, xã xa xôi và cũng là nơi khó khăn nhất của huyện Mường Tè.

Đây là địa bàn sinh sống của người La Hủ và người Mảng. Điều kiện kinh tế của bà con dân tộc thiểu số nơi đây còn nghèo, cuộc sống của họ chênh vênh trong những căn nhà vách gỗ hun hút gió rít quanh năm trên sườn núi cao.

Cuộc sống của bà con nơi đây còn khó khăn, từng cái ăn, cái mặc của đồng bào còn thiếu thốn nên việc vận động cho bà con cho trẻ đến lớp học lấy con chữ là một việc nan giải. Cũng chẳng thể ngày một, ngày hai là có thể thuyết phục được bà con dân bản. Bởi thế mà cứ ngày lại ngày, tháng lại tháng và năm qua năm, thầy Hợp cứ miệt mài băng rừng, lội suối ròng rã kiên trì, thuyết phục để đồng bào đưa trẻ tới trường.

Nói về những ngày đầu ở Pa Vệ Sử, thầy Hợp cho biết, mới đây mới có đường xe vào, trước kia toàn phải đi bộ. "Ngày đầu vào cầu cống cũng không có, anh em lên trường, nhất là vào mùa lũ, người thì biết bơi, người không biết bơi nên toàn phải dẫn dắt nhau vào để làm sao qua được suối an toàn. Bây giờ thì đỡ hơn nhiều. Thời điểm đó thì chỉ ở trên bản, bây giờ mới có thời gian về với gia đình", thầy Hợp cho biết.

Trong câu chuyện của mình, thầy Hợp cho biết, mình vừa mới hoàn thiện kỳ thi tuyển dụng vào viên chức bởi 20 năm trước, thầy chỉ nhận quyết định gộp, không có quyết định riêng. Cũng trong suốt thời gian cắm bản, đường sá quá xa, cuộc sống mưu sinh vất vả nhưng thầy Hợp vẫn gắng sức hoàn thiện trình độ để phù hợp với yêu cầu mới của ngành.

Với thầy, 20 năm cắm bản, khó khăn chỉ như vụt qua: "Kỷ niệm thì có nhiều. Nhưng chủ yếu là những tháng ngày gian khó. Nhưng khổ mãi thành quen. Mọi thứ cứ thế trôi đi qua từng năm học nên không biết cái nào nhớ nhất để mà kể".

Thầy cho biết, hiện mọi thứ đã tốt hơn nên nhìn về hôm qua chỉ là những kỷ niệm để mình tiếp tục con đường "gieo chữ" phía trước. Trong ngần ấy năm gắn bó với bản, với trường, thầy Hợp vẫn nhớ như in cậu trò nghèo Vàng A Sính. Giờ đây, cậu học trò người dân tộc Mông hồi lớp 1 ngày nào giờ đã là cán bộ xã. Đó chính là quả ngọt, là hạnh phúc giản đơn của không riêng gì thầy Hợp, mà là của bất cứ những ai đứng trên bục giảng, miệt mài với những trang giáo án.

"Cũng bởi ở đây quá khó khăn, cơ sở vật chất thì nghèo nàn nên tôi luôn hằng mong muốn điểm trường Sín Chải sẽ được đầu tư khang trang, lớp học được kín gió. Để mỗi khi đông về, các con không bị lạnh. Tôi vẫn hằng mong giao thông được thuận tiện hơn, đỡ lầy lội mỗi khi mưa về, để các em dễ đến trường hơn. Để tương lai các thế hệ trẻ được tươi sáng hơn. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao của mỗi nhà giáo như chúng tôi", thầy Hợp bộc bạch.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Hà Giang: Tràn lan hạt giống và thuốc bảo vệ không rõ nguồn gốc tại chợ phiên vùng cao

Hà Giang: Tràn lan hạt giống và thuốc bảo vệ không rõ nguồn gốc tại chợ phiên vùng cao

Tin tức - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Tại các chợ phiên ở hai huyện Mèo Vạc và Đồng Văn tỉnh Hà Giang, việc bán hạt giống, thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc diễn ra công khai khiến nhiều người không khỏi giật mình.
Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Tin tức - Khánh Ngân - 2 giờ trước
Chiều 13/5, đại diện UBND xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) cho biết, hiện cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh nguyên nhân tử vong của 1 người đàn ông trên địa bàn, nghi do vật liệu nổ tồn đọng sau chiến tranh phát nổ.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên

Tin tức - Trinh An -Thanh Huyền - 2 giờ trước
Ngày 13/5, đồng chí Hầu A Lềnh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc đã tìm hiểu thực tế việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc tại TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Tham gia Đoàn công tác của Bộ trưởng, Chủ nhiệm có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo Ban Dân tộc, Thành ủy, UBND TP. Thái Nguyên.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Media - BDT - 3 giờ trước
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xem xét các nội dung, điều kiện đảm bảo cho kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Xem xét các nội dung, điều kiện đảm bảo cho kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc sáng nay (13/5). Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tập trung rà soát, xem xét các nội dung còn lại trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 và các điều kiện đảm bảo cho kỳ họp.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Kon Tum có rất nhiều nghề thủ công truyền thống độc đáo, gắn liền với phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ, sinh hoạt đời sống cộng đồng, mang đậm nét văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập và phát triển, cũng có không ít nghề truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Trước thực tế này, cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, nhiều nghệ nhân ở các bản làng, bằng nhiều cách đã quyết tâm gìn giữ và truyền lửa đam mê cho thế hệ trẻ mai sau.
Hà Giang: Phát lộ số tiền sai phạm sau thanh tra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Hà Giang: Phát lộ số tiền sai phạm sau thanh tra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Pháp luật - Vũ Mừng - 5 giờ trước
Thanh tra tỉnh Hà Giang đã ban hành Kết luận thanh tra số 02/KL-TTr ngày 18/3/2024 về việc chấp hành quy định của pháp luật trong tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB &XH) và các đơn vị trực thuộc. Qua thanh tra phát hiện sai phạm hơn 370 triệu đồng.
Mạng lưới trạm sạc, dịch vụ dày đặc, người dùng VF 3 tự tin “chốt” cọc

Mạng lưới trạm sạc, dịch vụ dày đặc, người dùng VF 3 tự tin “chốt” cọc

Kinh tế - PV - 5 giờ trước
Mạng lưới sạc được quy hoạch 150.000 cổng, hệ thống xưởng dịch vụ, showroom và nhà phân phối phủ khắp 63 tỉnh, thành mang tới sự thuận tiện tối đa cho người dùng xe điện…, là một trong những lý do khiến số lượng người “đếm ngược” đến ngày VinFast VF 3 mở cọc sớm tăng liên tục những ngày qua.
Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ

Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ

Gương sáng - Vàng Ni - 5 giờ trước
Sinh ra ở huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An, trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mẹ vướng vòng lao lý, bố làm thuê, nhưng Ốc Thị Quỳnh Anh không ngừng nỗ lực, vượt qua khó khăn, mặc cảm vươn lên giành được học bổng trị giá 1 tỷ đồng của trường Đại học Anh Quốc...
Cao Bằng: Triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS” trên địa bàn tỉnh

Cao Bằng: Triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS” trên địa bàn tỉnh

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 5 giờ trước
UBND tỉnh Cao Bằng vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh nhằm động viên, khích lệ đồng bào DTTS tích cực tham gia vào các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tại địa phương trong giai đoạn hiện nay.