Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện tín dụng chính sách tại vùng khó khăn: Thêm điều kiện giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới (Bài cuối)

Tùng Nguyên - 16:50, 14/08/2022

Bất bình đẳng giới là một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng đói nghèo ở vùng đồng bào DTTS. Chính vì vậy, việc hỗ trợ phụ nữ DTTS tiếp cận tín dụng chính sách ưu đãi ở vùng khó khăn phát triển kinh tế là công cụ trực diện giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới ở khu vực này.


Trung bình mỗi ngày một phụ nữ DTTS dành khoảng 5 giờ để chăm sóc trẻ em, người già, nấu nướng, lấy củi,… (Ảnh minh họa)
Trung bình mỗi ngày một phụ nữ DTTS dành khoảng 5 giờ để chăm sóc trẻ em, người già, nấu nướng, lấy củi,… (Ảnh minh họa)

Rào cản từ quy định

Theo quy định tại Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn (QĐ 31), người đứng ra vay vốn phải là chủ hộ gia đình. Theo đó, chủ hộ gia đình đại diện hộ gia đình đứng ra giao dịch với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trong quan hệ vay vốn, trả nợ, trả lãi. Trong khi đó, tỷ lệ hộ gia đình DTTS do phụ nữ làm chủ hộ là không nhiều.

Kết quả điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế -xã hội của 53 DTTS năm 2019 cho thấy,  số lượng hộ gia đình DTTS do nữ làm chủ chỉ có 740 nghìn hộ, chiếm 21,2% tổng số hộ DTTS cả nước. QĐ 31 quy định phải là chủ hộ gia đình mới được vay vốn khiến không ít phụ nữ DTTS khó tiếp cận chính sách, dù rằng họ có sức khỏe, kỹ năng và ý chí vươn lên.

Đáng chú ý, không chỉ riêng tín dụng chính sách theo QĐ 31 mà phụ nữ DTTS bất lợi hơn nam giới trong tiếp cận tín dụng chính thức từ NHCSXH để phát triển sinh kế, hoạt động sản xuất – kinh doanh – dịch vụ. Kết quả Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2019 cho thấy, chỉ có 15,8% chủ hộ DTTS là nữ được vay vốn ưu đãi từ NHCSXH (so với 20,7% ở hộ DTTS do nam làm chủ). Đồng thời, tỷ trọng chủ hộ DTTS là nữ được vay vốn với số tiền từ 20 triệu đồng trở xuống là 35%, cao hơn đáng kể so với tỷ lệ tương ứng của chủ hộ DTTS là nam được vay là 27,1%.

Điều này dẫn đến thực trạng, phụ nữ DTTS chủ yếu làm các công việc “lao động gia đình không lương”. Báo cáo “Thực trạng công việc chăm sóc không lương ở Việt Nam: Rào cản tham gia thị trường lao động” trong giai đoạn 2021 - 2022, do Trung tâm Phân tích và dự báo (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) và Tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam vừa công bố cho thấy rõ điều này.

Cụ thể, qua khảo sát thực trạng lao động không lương ở vùng DTTS Hà Giang và Lai Châu, báo cáo này chỉ ra, trung bình mỗi ngày một phụ nữ DTTS dành khoảng 5 giờ để chăm sóc trẻ em, người già, nấu nướng, lấy củi,… (nam giới DTTS chỉ dành khoảng 2,1 giờ/ngày). Tính giá trị kinh tế của công việc lao động không lương, trung bình một phụ nữ DTTS đóng góp khoảng 2,7 triệu đồng vào thu nhập hằng tháng của hộ gia đình, tương ứng khoảng 52,4% tổng thu nhập của hộ.

Dù tốn khá nhiều thời gian và đóng góp kinh tế cho gia đình, nhưng công việc không lương của phụ nữ DTTS chưa nhận được sự đánh giá và trân trọng từ các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là nam giới và cộng đồng. Đồng thời, gây ra những trở ngại cho phụ nữ DTTS tham gia vào các hoạt động lao động sản xuất.

Hơn 70% phụ nữ DTTS đang lao động sản xuất trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp. (Ảnh TL)
Hơn 70% phụ nữ DTTS đang lao động sản xuất trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp. (Ảnh TL)

Thúc đẩy bình đẳng giới

Kết quả Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2019 đã chỉ ra, thu nhập bình quân 1 nhân khẩu tháng của hộ gia đình DTTS do nữ làm chủ cũng cao gấp 1,5 lần so với hộ gia đình DTTS do nam làm chủ. Nếu được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để đầu tư sản xuất kinh doanh thì những gia đình DTTS do phụ nữ làm chủ càng có điều kiện để vươn lên.

Gia đình chị Lã Thị Nhung, ở bản Đông Phong, xã Thèn Sin (Tam Đường, Lai Châu) là một ví dụ. Trước đây, mặc dù hai vợ chồng chịu thương chịu khó lao động nhưng thu nhập hàng năm vẫn không đủ trang trải, cuộc sống rất khó khăn.

Năm 2018, từ tư vấn của Hội Phụ nữ xã Thèn Sin, chị mạnh dạn vay 50 triệu đồng theo QĐ 31 để mở một quán tạp hóa. Cùng với những kinh nghiệm và tích lũy buôn bán, chị đã mở rộng, đa dạng hóa hàng, thu nhập gia đình theo đó tăng dần, đạt bình quân 100 triệu đồng/năm.

Gia đình chị Nhung là một trong rất nhiều hộ DTTS do phụ nữ làm chủ đã vươn lên từ nguồn vốn chính sách ưu đãi từ NHCSXH, được ủy thác qua các cấp Hội Phụ nữ. Chỉ tính riêng trên địa bàn Lai Châu, giai đoạn 2016 – 2020, nguồn vốn chính sách ủy thác qua Hội LHPN tỉnh đã giúp hơn 500 hộ thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo chung của tỉnh gần 4,78%/năm.

Cũng như tỉnh Lai Châu, vốn chính sách ủy thác qua các cấp Hội Phụ nữ đã phát huy hiệu quả rất đáng khích lệ. Theo báo cáo của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, tính đến 31/12/2021, nguồn vốn chính sách ủy thác qua các cấp Hội đã đến với 2,4 triệu khách hàng là hội viên; dư nợ ủy thác qua Hội LHPN đứng đầu trong 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, đạt 93.991 tỷ đồng, chiếm 38,41% tổng dư nợ ủy thác, tăng 7.040 tỷ đồng so với cuối năm 2020. Đặc biệt, nợ quá hạn ủy thác qua các cấp Hội chỉ chiếm tỷ lệ 0,19%, thấp hơn nợ quá hạn toàn hệ thống NHCSXH (0,2%).

Thực tế này đã đặt ra yêu cầu sửa đổi quy định về đối tượng được vay vốn chính sách từ QĐ 31; vừa tạo thêm điều kiện cho phụ nữ DTTS tiếp cận một “kênh” tín dụng ưu đãi để phát triển kinh tế, vừa “gỡ” quy định hiện hành có thể tạo ra sự phân biệt về giới. Trong dự thảo sửa đổi QĐ 31, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi đối tương vay vốn không bắt buộc phải là “chủ hộ gia đình” là chỉ cần là “Người đại diện theo ủy quyền bằng văn bản của các thành viên trong hộ gia đình chịu trách nhiệm giao dịch với NHCSXH trong quan hệ vay vốn, trả nợ, trả lãi”. Điều này đồng nghĩa, quy định mới (khi được thông qua) sẽ không tạo ra rào cản trong quyền được tiếp cận chính sách đối với phụ nữ DTTS, dù họ không phải là chủ hộ gia đình.

Kết quả Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2019 cho thấy, chỉ có 15,8% chủ hộ DTTS là nữ được vay vốn ưu đãi từ NHCSXH (Ảnh minh họa)
Kết quả Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2019 cho thấy, chỉ có 15,8% chủ hộ DTTS là nữ được vay vốn ưu đãi từ NHCSXH (Ảnh minh họa)

Đề xuất của Bộ Tài chính là phù hợp với định hướng đưa vấn đề giới và tích hợp giới vào các chính sách, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội. Tích hợp giới vào các chính sách cũng được nêu rõ trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; tập trung ở Dự án 8 của Chương trình, với mục tiêu: nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em.

Theo đó, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã dựa trên cách tiếp cận và nguyên tắc bình đẳng giới. Trong đó đặc biệt quan tâm nhóm phụ nữ, trẻ em gái vùng đồng bào DTTS để họ thực sự có cơ hội, điều kiện phát huy vị thế và vai trò của mình trong đời sống kinh tế – xã hội; tạo điều kiện thoát khỏi cảnh đói nghèo, cải thiện, nâng cao mức sống, nâng cao năng lực cho phụ nữ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên

Ngày 13/5, đồng chí Hầu A Lềnh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc đã tìm hiểu thực tế việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc tại TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Tham gia Đoàn công tác của Bộ trưởng, Chủ nhiệm có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo Ban Dân tộc, Thành ủy, UBND TP. Thái Nguyên.
Đường sắt tăng chuyến, giảm giá vé tàu giữa cao điểm Hè

Đường sắt tăng chuyến, giảm giá vé tàu giữa cao điểm Hè

Xã hội - Minh Nhật - 3 phút trước
Nhằm phục vụ cao điểm Hè 2024, ngành Đường sắt tăng cường chạy tàu Thống nhất giữa Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh, đồng thời, áp dụng nhiều chính sách giảm giá vé.
Xác định Chương trình MTQG phát triển văn hóa xứng tầm vai trò là “sức mạnh mềm” phát triển đất nước

Xác định Chương trình MTQG phát triển văn hóa xứng tầm vai trò là “sức mạnh mềm” phát triển đất nước

Thời sự - Minh Nhật - 4 phút trước
Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng và ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về văn hóa là yêu cầu cấp thiết để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của quốc gia. Chương trình sau khi ban hành sẽ được bố trí nguồn lực đầy đủ, với những đầu tư trọng tâm, trọng điểm, mang tính định hướng, khơi nguồn đầu tư xã hội cho văn hóa.
Đắk Nông: Khởi tố đối tượng kêu gọi từ thiện để lừa đảo chiếm đoạt 400 triệu đồng

Đắk Nông: Khởi tố đối tượng kêu gọi từ thiện để lừa đảo chiếm đoạt 400 triệu đồng

Pháp luật - Lê Hường - 8 phút trước
Ngày 14/5, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Vy Bảo Châu (SN 1998), trú xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Gia Lai: Phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, công chức cấp huyện, xã

Gia Lai: Phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, công chức cấp huyện, xã

Dân tộc- Tôn giáo - Ngọc Thu - 9 phút trước
Ngày 14/5, tại Tp. Pleiku (Gia Lai), Ban Tôn giáo tỉnh Gia Lai đã tổ chức hội nghị tập huấn phổ biến Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo cấp huyện và cấp xã năm 2024.
17 năm mang sữa lên vùng cao, Vinamilk cổ vũ các em nhỏ thực hiện ước mơ

17 năm mang sữa lên vùng cao, Vinamilk cổ vũ các em nhỏ thực hiện ước mơ

Xã hội - PV - 1 giờ trước
Năm 2024, Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam và Vinamilk tiếp tục hành trình năm thứ 17, dành tặng 630.000 hộp sữa cho gần 8.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khắp cả nước. Không chỉ mang “niềm vui uống sữa” cho hàng trăm nghìn trẻ em, chương trình đã tiếp thêm sức mạnh cho nhiều em nhỏ theo đuổi ước mơ, hoài bão của mình.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đoàn công tác Ủy ban Dân tộc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

Đoàn công tác Ủy ban Dân tộc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 1 giờ trước
Thừa ủy quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, ngày 14/5, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc do ông Hà Việt Quân, Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) làm Trưởng đoàn đã kiểm tra thực tế tình hình triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Tham gia Đoàn công tác có lãnh đạo, chuyên viên một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc.
Tổ chức Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”

Tổ chức Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”

Tin tức - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1246/QÐ-BVHTTDL về việc tổ chức Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024. Theo đó, Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra vào tháng 11/2024 tại Bảo tàng Đắk Lắk và Thủ đô Hà Nội.
Quảng bá du lịch Việt Nam qua TikTok

Quảng bá du lịch Việt Nam qua TikTok

Du lịch - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Nhằm thúc đẩy các hoạt động xúc tiến, quảng bá, truyền thông du lịch Việt Nam, TikTok Việt Nam sẽ phối hợp cùng Hiệp hội Du lịch Việt Nam thực hiện chương trình truyền hình thực tế “Nét đẹp Việt mùa 2”.
Kon Tum: Đề nghị Công ty Colecto xác định rõ tình hình tiền lương của lao động Y Nghen

Kon Tum: Đề nghị Công ty Colecto xác định rõ tình hình tiền lương của lao động Y Nghen

Xã hội - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Chiều 14/5, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Kon Tum có văn bản gửi Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị phối hợp chỉ đạo, giải quyết đề nghị của lao động Y Nghen đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Ả Rập Xê Út.
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc tại Kiên Giang

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc tại Kiên Giang

Tin tức - Như Tâm - 1 giờ trước
Ngày 14/5, Đoàn Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV do Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa - Thường trực Tiểu ban làm Trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát, làm việc với Tỉnh ủy tỉnh Kiên Giang. Tiếp và làm việc với Đoàn công tác có ông Đỗ Thanh Bình - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Kiên Giang.