Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thanh Hóa: Nỗi lo cũ trước thềm năm học mới

Quỳnh Trâm - 15:48, 30/08/2021

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, có khoảng hơn 800 phòng học tạm bợ, 2.700 phòng học bán kiên cố xuống cấp, hơn 500 phòng học nhờ, mượn, chủ yếu thuộc địa bàn các huyện miền núi vùng cao, biên giới. Thực trạng này đã tồn tại từ nhiều năm qua và trở thành nỗi lo thường trực của các thầy cô giáo , phụ huynh và học sinh mỗi khi năm học mới đến gần.

Phòng học bị xuống cấp nhưng chưa được sửa chữa vì thiếu kinh phí là tình trạng chung của nhiều cơ sở giáo dục tại các địa phương miền núi tỉnh Thanh Hóa
Phòng học bị xuống cấp nhưng chưa được sửa chữa vì thiếu kinh phí là tình trạng chung của nhiều cơ sở giáo dục tại các địa phương miền núi tỉnh Thanh Hóa

Chúng tôi có mặt tại điểm Trường Tiểu học Tam Thanh, huyện biên giới Quan Sơn. Tại đây, có thể chứng kiến cảnh ngôi trường xuống cấp trầm trọng. Sân trường là nền đất nên mỗi khi mưa xuống sẽ trơn trượt và rất lầy lội. 

Khu trường có 16 phòng học, trong đó có 2 phòng lợp mái tôn học tạm, 2 phòng học mượn và 3 phòng tranh tre vách nứa. Ngoài ra, dãy nhà có 6 phòng học, nhiều hạng mục đã xuống cấp nghiêm trọng; cửa kính hư hỏng, trên tường xuất hiện các vết nứt, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.

Thầy Võ Văn Khương, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tam Thanh, cho hay, năm học 2021 - 2022, toàn trường có 430 học sinh. Các thầy cô trong trường đã lên kế hoạch dạy học; tuy nhiên cơ sở vật chất, số phòng hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng, không đáp ứng yêu cầu dạy và học.

Ngoài khó khăn về cơ sở vật chất, một trong những khó nhất của ngành Giáo dục huyện Quan Sơn là giáo viên còn thiếu; các điểm trường xa nên khó khăn cho việc di chuyển của giáo viên.

Ông Lê Huy HàPhó Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quan Sơn
Ông Lê Huy Hà

“Dù năm học mới sắp đến nhưng nhà trường vẫn chưa có vốn tu sửa và xây lại các phòng học xuống cấp. Chỉ mong các ngành chức năng quan tâm ưu tiên hỗ trợ để nhà trường có phòng học mới cho học sinh”, thầy Khương nói.

Tại Trường Phổ thông bán trú Trung học cơ sở Tam Thanh, huyện Quan Sơn, thầy Nguyễn Văn Dương, Hiệu trường nhà trường cho biết, thời gian gần đây, trường đang gặp khó khăn trong công tác nuôi ăn học sinh do nhà bếp chật hẹp. Các công trình phụ trợ đã xuống cấp, hiện trường có 5 phòng tắm, 5 phòng vệ sinh phục vụ 300 cán bộ, giáo viên, học sinh nhưng các công trình này đã xuống cấp không còn đáp ứng được với thực tế

Đặc biệt, nhà công vụ xuống cấp, trên tường xuất hiện nhiều vết nứt lớn. Các thầy cô nơm nớp lo tường sập mỗi khi trời mưa gió.

“Chúng tôi rất mong huyện, tỉnh nghiên cứu bố trí vốn để cải tạo lại cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học cho nhà trường”, thầy Dương đề xuất.

Ông Lê Huy Hà, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quan Sơn cho biết, huyện có 44 trường học các cấp, trong đó có 55 điểm trường lẻ. Tổng số phòng học là 490, nhưng chỉ có 262 phòng kiên cố, cao tầng, nhiều phòng học xuống cấp trầm trọng nhưng chưa có nguồn vốn sửa chữa, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học còn thiếu.

 Phòng học bằng tranh tre, vách nứa chật hẹp của Trường Tiểu học Tam Thanh, huyện Quan Sơn
Phòng học bằng tranh tre, vách nứa chật hẹp của Trường Tiểu học Tam Thanh, huyện Quan Sơn

Theo ông Hà, các thiết bị dạy học lớp 1 do Nhà nước cấp cho các xã ĐBKK năm học 2020 - 2021; số thiết bị dạy học được cấp trước đó đã hết niên hạn sử dụng. Trong khi đó, nguồn kinh phí bổ sung hạn hẹp, kho chứa bảo vệ đồ không đảm bảo, nhân viên thư viện thiếu, chủ yếu kiêm nhiệm, quy hoạch diện tích đất cho các trường còn nhiều khó khăn...

“Chúng tôi đã kiến nghị tỉnh Thanh Hóa sớm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường, đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới”, ông Hà cho hay.

Được biết, hiện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có khoảng hơn 800 phòng học tạm bợ, 2.700 phòng học bán kiên cố xuống cấp, hơn 500 phòng học nhờ, mượn, chủ yếu thuộc địa bàn các huyện miền núi Mường Lát, Quan Hóa, Lang Chánh, Thường Xuân, Quan Sơn. 

Do đó, để chuẩn bị cho năm học mới 2021 - 2022, tỉnh Thanh Hóa cần quan tâm chỉ đạo các địa phương rà soát cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có để lên kế hoạch xây mới, sửa chữa công trình phục vụ việc giảng dạy học tập, đặc biệt ở các khu vực còn nhiều khó khăn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Năm 2024 tỉnh Lào Cai phấn đấu giảm 30% số người tảo hôn và không có người kết hôn cận huyết thống

Năm 2024 tỉnh Lào Cai phấn đấu giảm 30% số người tảo hôn và không có người kết hôn cận huyết thống

Chính sách dân tộc - Trọng bảo - 25 giây trước
Tỉnh Lào Cai vừa ban hành Kế hoạch về công tác phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS năm 2024.
Lào Cai gặp mặt kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc

Lào Cai gặp mặt kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 3 phút trước
Chiều 3/5, Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai đã tổ chức gặp mặt Kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc (3/5/1946 - 3/5/2024). Dự buổi gặp mặt có lãnh đạo thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, lãnh đạo các cơ quan đơn vị có mối quan hệ phối hợp, triển khai công tác dân tộc, chính sách dân tộc trong tỉnh.
Sóc Trăng: Xây dựng mô hình thí điểm “Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu”

Sóc Trăng: Xây dựng mô hình thí điểm “Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu”

Khoa học - Công nghệ - P.V - 5 phút trước
Xã Tân Hưng (huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) là địa điểm được khảo sát và lựa chọn xây dựng thí điểm mô hình Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), trong khuôn khổ Đề tài nghiên cứu “Phát triển mô hình làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với BĐKH vùng đồng bào DTTS và miền núi”, do Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện, Ủy ban Dân tộc là cơ quan quản lý.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông dự Công bố Quyết định thanh tra về việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại tỉnh Đắk lắk

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông dự Công bố Quyết định thanh tra về việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại tỉnh Đắk lắk

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 12 phút trước
Ngày 3/5, Thanh tra Ủy ban Dân tộc đã công bố Quyết định 158/QĐ-TTg ngày 22/4/2024 về việc thanh tra thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tại tỉnh Đắk Lắk.
Nhiều vấn đề liên quan đến chính sách dân tộc được cử tri kiến nghị với Đoàn đại biểu Quốc hội Lào Cai

Nhiều vấn đề liên quan đến chính sách dân tộc được cử tri kiến nghị với Đoàn đại biểu Quốc hội Lào Cai

Tin tức - Trọng Bảo - 16 phút trước
Ngày 3/5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai đã có buổi tiếp xúc với cử tri trên địa bàn huyện Bát Xát.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lạng Sơn: Tọa đàm Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc và 20 năm Ngày thành lập Ban Dân tộc tỉnh

Lạng Sơn: Tọa đàm Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc và 20 năm Ngày thành lập Ban Dân tộc tỉnh

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 18 phút trước
Chiều 3/5, Ban Dân Tộc tỉnh Lạng Sơn tổ chức chương trình Tọa đàm Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc (3/5/1946 - 3/5/2023) và 20 năm Ngày thành lập Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn (2/8/2004 - 2/8/2024).
Quảng Bình: Peace Trees VietNam tài trợ xây dựng điểm trường bản K-ing

Quảng Bình: Peace Trees VietNam tài trợ xây dựng điểm trường bản K-ing

Tin tức - Khánh Ngân - 32 phút trước
Sáng 4/5, ông Nguyễn Bắc Việt - Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa (Quảng Bình) cho biết: UBND tỉnh vừa có quyết định phê duyệt khoản viện trợ dự án xây dựng điểm trường mẫu giáo K-ing, xã Trọng Hóa.
Người có uy tín với sự thay đổi của bản làng

Người có uy tín với sự thay đổi của bản làng

Người có uy tín - Thùy Giang - 3 giờ trước
Toàn tỉnh Lai Châu hiện có 885 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Những năm qua, Người có uy tín đã và đang phát huy tốt vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo đảm quốc phòng - an ninh tại cơ sở.
Những “nhịp cầu” nối ý Đảng

Những “nhịp cầu” nối ý Đảng

Người có uy tín - Nhóm PV - 3 giờ trước
Đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS là “hạt nhân” trong các phong trào ở cơ sở, là nhịp “cầu nối” ý Đảng với lòng Dân. Vai trò của Người có uy tín càng được phát huy hơn khi tiếng nói của họ được chuyển tải kịp thời đến các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp. Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc, Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi nhận một số tâm tư, nguyện vọng của Người có uy tín trong đồng bào DTTS, đóng góp tâm huyết để góp phần thực hiện tốt hơn nữa chính sách dân tộc trong thời gian tới.
Tây Nguyên hút khách du lịch nhờ các điểm đến thiên nhiên

Tây Nguyên hút khách du lịch nhờ các điểm đến thiên nhiên

Du lịch - Minh Nhật - 3 giờ trước
Du lịch Tây Nguyên luôn là điểm đến hấp dẫn đối với những đôi chân mê khám phá. Vùng đất đỏ Bazan, vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng, sông suối, văn hóa cồng chiêng, những vườn cà phê trĩu quả và ngắm nhìn những chú voi Bản Đôn hiền lành… Đây cũng chính là lý do mà trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 vừa qua, đã thu hút gần 300.000 lượt khách đến 4 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum.