Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tháng Ramadan - Tháng yêu thương của đồng bào dân tộc Chăm An Giang

Minh Nhật - 11:46, 16/03/2024

Qua những làng Chăm ở An Giang vào Tháng Ramadan vào ban ngày sẽ cảm nhận được sự vắng vẻ hơn mọi khi. Đây là tháng mà đồng bào Chăm nhịn ăn, nhịn uống, tự rèn luyện với các nghi thức tôn nghiêm, tăng cường tình yêu thương với những người nghèo khó. Tháng Ramadan năm nay (năm 1445 hồi lịch) bắt đầu từ ngày 11/3 - 11/4. Trong 1 tháng, tất cả nam nữ từ 15 tuổi trở lên phải nhịn ăn, nhịn uống vào ban ngày, nhưng ăn vào ban đêm (tức thay đổi bữa ăn).

Thánh đường Mubarak ở ấp Phủm Xoài, xã Châu Phong (thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang) là thánh đường lớn nhất của cộng đồng người Chăm An Giang, trong Tháng Ramadan tất cả tín đồ về ngôi thánh đường để cầu nguyện.
Thánh đường Mubarak ở ấp Phủm Xoài, xã Châu Phong (thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang) là thánh đường lớn nhất của cộng đồng người Chăm An Giang, trong Tháng Ramadan tất cả tín đồ về ngôi thánh đường để cầu nguyện.


Hiện tỉnh An Giang có gần 17.000 tín đồ theo đạo Hồi (Islam), tập trung ở các huyện An Phú, Châu Phú, Châu Thành, thị xã Tân Châu và thành phố Long Xuyên. Đời sống tín ngưỡng của đồng bào Chăm tỉnh An Giang luôn hòa quyện với phong tục tập quán, bà con sinh hoạt tôn giáo ở 12 thánh đường, 16 tiểu thánh đường.

Trưởng ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo Islam tỉnh An Giang Haji Jacky cho biết: “Tháng Ramadan (còn gọi Tháng yêu thương) là lễ quan trọng nhất của những người theo đạo Hồi. Trong tháng Ramadan, các tín đồ Hồi giáo Islam đến tuổi trưởng thành đều phải nhịn ăn, nhịn uống ban ngày để tu tâm, dưỡng tánh, để đo lường, thẩm định sự đói khát của mình, từ đó, sẽ có sự cảm thông, biết yêu thương và chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, mọi người không phân biệt giàu nghèo càng ngày xích lại gần nhau hơn. Trong Tháng Ramadan, rất quan tâm đến việc làm từ thiện, vì đây là một trong 5 điều rường cột Islam quy định. Sau suốt một tháng khép mình theo luật đạo, tín đồ được phép trở lại trạng thái sinh hoạt bình thường ngay khi trời vừa sụp tối”.

Từ khi bắt đầu Tháng Ramadan, nhiều hoạt động từ thiện được Ban đại diện tổ chức trao nhiều quà cho bà con có hoàn cảnh nghèo, khó khăn ở các địa phương. Theo bà Sity Hara, Phó Ban Từ thiện xã hội, Ban đại diện cộng đồng Hồi giáo tỉnh An Giang cho biết, đối với người Hồi giáo, tháng Ramadan là tháng chia sẻ với người nghèo khổ, để cho người Islam biết được nỗi cơ cực, khốn khổ, đó là lý do để họ biết và chia sẻ.

Những phần quà từ sự sẻ chia của cả cộng đồng người Chăm Islam An Giang và các nhà hảo tâm, với mong muốn tất cả mọi người cùng đón tháng lễ linh thiêng Ramadan một cách trọn vẹn
Những phần quà từ sự sẻ chia của cả cộng đồng người Chăm Islam An Giang và các nhà hảo tâm, với mong muốn tất cả mọi người cùng đón tháng lễ linh thiêng Ramadan một cách trọn vẹn

Vì thế, từ đầu tháng 3/2024 đến nay, Ban đại diện rất vui mừng nhận được hỗ trợ những tổ chức trong và ngoài nước để có được tổng cộng gần 1.000 phần quà phát cho bà con có hoàn cảnh khó khăn, mong bà con có được một tháng Ramadan đầy đủ và sung túc.

An Phú là huyện biên giới có đông đồng bào dân tộc, tôn giáo cùng sinh sống. Theo thống kê (năm 2023), huyện có 40.767 hộ với 148.888 nhân khẩu. Trong đó, đồng bào DTTS có 2.363 hộ với 17.482 nhân khẩu, chiếm 11,9% dân số của huyện.

Riêng đồng bào  Chăm có khoảng 2.136 hộ với 8.069 nhân khẩu, sống tập trung ở các xã Vĩnh Trường, Quốc Thái, Khánh Bình, Nhơn Hội và thị trấn Đa Phước. Theo niềm tin của tín đồ Hồi giáo Islam, Tháng Ramadan chính là một trong 5 tín điều quan trọng của tôn giáo. Trong đó, 4 điều luật còn lại là đức tin, cầu nguyện, bố thí từ thiện và hành hương đến Thánh địa Mecca.

Các tín đồ cầu nguyện tại tiểu thánh đường Hồi giáo dân tộc Chăm xã Nhơn Hội
Các tín đồ cầu nguyện tại tiểu thánh đường Hồi giáo dân tộc Chăm xã Nhơn Hội


Ông Sa Ly Man, Phó trưởng ban Quản trị Thánh đường Hồi giáo dân tộc Chăm xã Nhơn Hội cho biết: “Tháng Ramadan là một trong 5 điều luật căn bản mà 100% tín đồ Hồi giáo dân tộc Chăm bắt buộc phải thực hiện khi đến tuổi trưởng thành. Tất cả phải nhịn ăn, nhịn uống từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn. Sau thời gian này, các tín đồ (không phân biệt giàu, nghèo) cùng ăn những khẩu phần ăn như nhau”.

Ngoài nhịn ăn, uống, các tín đồ dân tộc Chăm Islam còn phải “kiêng” cờ bạc, không uống rượu/bia, không sát hại sinh vật để rèn luyện phẩm chất, nhân cách, thêm yêu thương những người nghèo khó. Lợi ích đầu tiên của việc nhịn ăn, nhịn uống trong Tháng Ramadan còn tạo nên sức mạnh tinh thần, để rèn luyện lòng kiên nhẫn và kiềm chế các ham muốn.

Ông Ây Dốp (Ban Quản trị tiểu thánh đường Hồi giáo dân tộc Chăm xã Nhơn Hội) cho biết: “Nhịn ăn, nhịn uống để cảm nhận đươc sự đói khát, để mình có sự cảm thông, sẻ chia với những người nghèo khổ”. Theo ông Ây Dốp, tuy là tín điều bắt buộc trong 5 điều luật căn bản của Hồi giáo, nhưng đối với trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu, người đang trị bệnh... được ăn uống bình thường và khi hết bệnh sẽ thực hiện nghi lễ sau.

Trong Tháng Ramadan, các tín đồ Hồi giáo phải thực hiện nghi thức cầu nguyện 5 lần trong một ngày: Lúc bình minh, giữa trưa, giữa chiều, khi mặt trời lặn và tối. Trước khi cầu nguyện, tất cả phải trong trạng thái tinh thần và thể xác thanh khiết, tức là phải súc miệng, rửa mặt, rửa cổ, tay, chân sạch sẽ để vào thánh đường, tiểu thánh đường hành lễ.

Những ngày này, lãnh đạo tỉnh và các địa phương có đồng bào Chăm sinh sống đều tổ chức đoàn đến thăm, động viên, chúc mừng bà con. Vừa qua, lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện An Phú tổ chức đoàn đến thăm, động viên, chúc mừng ban quản trị các thánh đường và tiểu thánh đường ở 5 xóm Chăm trên địa bàn huyện. Qua đó, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc trong việc giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, cùng nhau đoàn kết xây dựng phát triển quê hương, đất nước.

Ông Men Pho Ly - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh An Giang trao quà đến Đại diện các Thánh đường (Ảnh TL - Năm 2023)
Ông Men Pho Ly - Nguyên Trưởng Ban Dân tộc tỉnh An Giang trao quà đến Đại diện các Thánh đường (Ảnh TL - Năm 2023)

Chủ tịch UBND huyện An Phú Trang Công Cường biểu dương những đóng góp quý báu của đồng bào Chăm trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Mong muốn ban giáo cả các thánh đường, tiểu thánh đường cùng những người có uy tín tiếp tục động viên bà con tín đồ nêu cao tinh thần đoàn kết, sống tốt đời, đẹp đạo, chí thú làm ăn, vươn lên trong cuộc sống…

Trong Tháng Ramadan, tín đồ Chăm vẫn lao động bình thường, phụ nữ vẫn dệt thổ cẩm
Trong Tháng Ramadan, tín đồ người Chăm vẫn lao động bình thường, phụ nữ vẫn dệt thổ cẩm

Theo Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh An Giang, được sự quan tâm và tạo điều kiện của các cấp chính quyền, cộng đồng dân tộc Chăm trong tỉnh đã tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, thực hiện tốt các cuộc vận động, phong trào… Đồng bào chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; cố gắng lao động, sản xuất để vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống gia đình no ấm no.

Tháng Ramadan, đối với người Chăm tại An Giang có ý nghĩa rất quan trọng, là một trong những lễ lớn nhất trong năm, thể hiện tinh thần chia sẻ lẫn nhau trong cộng đồng, giữa người giàu và nghèo để giúp nhau cùng vươn lên phát triển, xây dựng xóm Chăm ngày càng giàu mạnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Tin nổi bật trang chủ
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 5 giờ trước
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 12 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Du lịch - Minh Nhật - 10:00, 28/04/2024
Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.