Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tạo tác động xã hội

Sỹ Hào - 06:34, 21/12/2022

Doanh nghiệp tạo tác động xã hội (SIB), là các doanh nghiệp với hoạt động kinh doanh và cam kết tạo tác động tích cực cho xã hội và môi trường. Cân bằng các mục tiêu xã hội/môi trường với mô hình thương mại, cho phép họ giải quyết các thách thức xã hội và môi trường một cách bền vững. Thực hiện cam kết quốc tế trong các lĩnh vực này, Việt Nam đã tăng cường hỗ trợ các SIB, với sự phối hợp của các tổ chức quốc tế.

(Chuyên đề Thông tin đối ngoại) Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tạo tác động xã hội
Qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp SIB sẽ tạo việc làm và cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho nhóm yếu thế như: phụ nữ, người nghèo, người DTTS,… (Ảnh minh họa)

Cống hiến cho sự phát triển bền vững của cộng đồng

Trong cơ cấu kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 95% tổng số doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh với các cộng đồng yếu thế, định hướng kinh doanh tạo tác động xã hội đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc tạo động lực tăng trưởng, nâng tầm chuỗi giá trị, góp phần cải thiện đời sống cho các nhóm yếu thế ở địa phương và hòa nhập với dòng chảy chung của phong trào kinh doanh tạo tác động xã hội trong khu vực và trên thế giới.

Ngày 15/12/2022, Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ KH&ĐT) đã tổ chức Hội thảo “Doanh nghiệp tạo tác động xã hội - Nhận thức và chính sách hỗ trợ”. Hội thảo diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với sự tham dự của đại diện các sở, ban, ngành địa phương, trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm ươm tạo, hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp SIB. Hội thảo nhằm mục tiêu hỗ trợ nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý nhà nước cấp trung ương và địa phương về các doanh nghiệp SIB.

Đơn cử như, doanh nghiệp xã hội Tòhe do vợ chồng chị Phạm Thị Ngân sáng lập từ năm 2006 nhằm giúp đỡ trẻ em khuyết tật trên khắp cả nước. Tòhe mang tới cho trẻ em thiệt thòi sân chơi hoạt động nghệ thuật và ứng dụng tranh vẽ trẻ em để phát triển các sản phẩm sáng tạo. 

Những sản phẩm như túi, ví, phụ kiện du lịch, phụ kiện công nghệ, đồ trang trí gia đình, đồ chơi trẻ em... mang thương hiệu Tòhe được phân phối tại thị trường Việt Nam và quốc tế; một phần lợi nhuận sử dụng để tiếp tục mở rộng chương trình lớp học sáng tạo và chương trình học bổng cho các em có năng khiếu.

Mặc dù đã khẳng định được vai trò nhưng thực trạng chung của các doanh nghiệp SIB là thiếu vốn, nhân lực. Một nghiên cứu của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) phối hợp với Đại học Kinh tế Quốc dân và Đại học Northampton cho thấy, 99% các doanh nghiệp SIB sử dụng nhân viên nữ, 74% có những người thuộc các nhóm dễ bị tổn thương trong lực lượng lao động. Doanh nghiệp SIB thường có quy mô siêu nhỏ về nhân sự và doanh thu; 41% doanh nghiệp SIB có lãnh đạo là nữ.

Mới đây (ngày 22/11/2022), UNDP, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) và Đại sứ quán Canada tại Việt Nam đã tổ chức công bố Dự án: “Hỗ trợ Hệ sinh thái các doanh nghiệp tạo tác động xã hội tại Việt Nam ứng phó với Covid - 19” (Dự án ISEE-COVID). Dự án nhằm tăng cường sức chống chịu, khả năng phục hồi của các doanh nghiệp SID và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội và giới của Covid - 19 đối với các nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái.

Phát biểu khai mạc tại lễ công bố, Đại sứ Canada-bà Paul Deborah, khẳng định, các doanh nghiệp SIB mang lại những giá trị đáng kinh ngạc, cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ở Việt Nam trong ứng phó với Covid – 19; đồng thời đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững và bao trùm.

(Chuyên đề Thông tin đối ngoại) Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tạo tác động xã hội 1
Dự án ISEE-COVID, sẽ được thực hiện trong 03 năm với tổng kinh phí là 3,1 triệu đô la Canada chủ yếu do Bộ Các vấn đề toàn cầu Canada tài trợ và vốn đối ứng từ UNDP và Chính phủ Việt Nam.

“Chúng tôi hợp tác với UNDP Việt Nam và Bộ KH&ĐT, với tham vọng chung là nâng cao hiệu quả của các SIB, đặc biệt là các SIB do phụ nữ lãnh đạo, nhằm giải quyết các vấn đề xã hội và giới của Covid - 19, cũng như tăng cường môi trường pháp lý tạo điều kiện cho các SIB đóng góp về xã hội và môi trường mạnh mẽ hơn nữa cho cộng đồng”, Đại sứ Canada cho biết.

Ưu tiên các SIB kinh doanh với các cộng đồng yếu thế

Theo ông Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, với cam kết luôn đi đầu trong đổi mới và cải cách, đồng thời làm tốt công tác an sinh xã hội để không ai bị bỏ lại phía sau. Với sự đồng hành của các tổ chức quốc tế, Bộ KH&ĐT đã triển khai nhiều Chương trình, hoạt động thiết thực trong thời gian vừa qua, để hỗ trợ nhóm người yếu thế trong xã hội. Trong đó có các doanh nghiệp SIB như: KymViet, Vụn Art, Hợp tác xã Tâm Ngọc,… Việc tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp SIB cũng nhằm hỗ trợ hỗ trợ các nhóm yếu thế bao gồm phụ nữ, người khuyết tật, người DTTS,...

Dự án ISEE-COVID nhằm tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi, nâng cao năng lực cạnh tranh và gia nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, khắc phục hậu quả của đại dịch Covid - 19. Qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp SIB sẽ tạo việc làm và cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho nhóm yếu thế (phụ nữ, người nghèo, người DTTS,…); cho phép các SIB mở rộng tác động của mình và đóng góp nhiều hơn cho phát triển bền vững.
Bùi Thị Thu Thủy, Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Phát biểu tai Hội thảo “Doanh nghiệp tạo tác động xã hội nhận thức và chính sách hỗ trợ” ngày 15/12/2022)

Đơn cử như Dự án “Hỗ trợ doanhg nghiệp vì mục đích phát triển” do Oxfam tại Việt Nam, Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP) và Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh (GreenHub) cùng triển khai với sự hỗ trợ tài chính từ Mạng lưới các doanh nhân vì doanh nhân của Hà Lan, thông qua tổ chức Oxfam Novib tại Hà Lan và Quỹ GSRD Foundation. Trong hơn 6 năm (2015-2021) thực hiện, 60 doanh nghiệp SIB trong chuỗi giá trị nông nghiệp được hỗ trợ nâng cao năng lực; qua đó, các doanh nghiệp này đã góp phần tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho hơn 5.000 lao động địa phương và thu mua thường xuyên sản phẩm của gần 50.000 nông dân nghèo và các nhóm yếu thế tại Việt Nam.

Từ tháng 4/2022, các doanh nghiệp SIB tiếp tục được tiếp cận “Gói hỗ trợ doanh nghiệp tạo tác động xã hội ứng phó với Covid-19” do Cục Phát triển Doanh nghiệp – Bộ KH&ĐT phối hợp với Bộ Các vấn đề toàn cầu Canada (GAC) và UNDP thực hiện. Theo ông Lê Mạnh Hùng, Cục trưởng Cục phát triển doanh nghiệp, gói hỗ trợ Doanh nghiệp tạo tác động xã hội ứng phó với Covid - 19 rất có ý nghĩa và cần thiết, cấp bách và toàn diện về cả tài chính và kỹ thuật, nhằm giúp các doanh nghiệp tạo tác động xã hội tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh sau các tác động tiêu cực của dịch Covid-19.

“Gói hỗ trợ doanh nghiệp tạo tác động xã hội ứng phó với Covid-19”, là chương trình nằm trong khuôn khổ dự án "Hỗ trợ Hệ sinh thái các doanh nghiệp tạo tác động xã hội tại Việt Nam ứng phó với dịch Covid-19 (Dự án ISEE-Covid). Dự án này chính thức được công bố ngày 22/11/2022. Dự án ISEE-COVID, sẽ được thực hiện trong 03 năm, với tổng kinh phí là 3,1 triệu đô la Canada, chủ yếu do Bộ Các vấn đề toàn cầu Canada tài trợ, và vốn đối ứng từ UNDP và Chính phủ Việt Nam.

(Chuyên đề Thông tin đối ngoại) Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tạo tác động xã hội 3
Các doanh nghiệp SIB tiếp cận “Gói hỗ trợ doanh nghiệp tạo tác động xã hội ứng phó với Covid-19” trong khuôn khổ Dự án ISEE-COVID.

Dự kiến, Dự án ISEE-COVID sẽ hỗ trợ 300 SIB tiếp cận vốn ban đầu và thị trường, từ đó tạo ra 9.000 việc làm tiềm năng cho những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương; 90 SIB sẽ được hưởng lợi từ việc tăng doanh thu và phát triển kế hoạch đối phó với đại dịch Covid - 19 và các cú sốc trong tương lai; 105 SIB sẽ có kế hoạch kinh doanh lồng ghép giới, môi trường và biến đổi khí hậu. Đồng thời, dự án sẽ hỗ trợ xây dựng hoặc sửa đổi ít nhất bốn chính sách đáp ứng giới, và thiết lập mạng lưới doanh nghiệp SIB với ít nhất 100 thành viên.

Tại lễ công bố dự án hôm 22/11, Đại diện thường trú của UNDP Caitlin Wiesen đánh giá cao tính kịp thời của dự án, trong việc hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương và doanh nghiệp khắc phục những tác động kéo dài và gây thiệt hại của đại dịch COVID-19. Bà nêu bật vai trò quan trọng của khu vực tư nhân nói chung và các doanh nghiệp tạo tác động xã hội nói riêng, trong nỗ lực phục hồi và xây dựng tương lai tốt đẹp hơn.

“Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng, tầm nhìn phát triển chung, cam kết của Chính phủ tạo điều kiện đổi mới, kết hợp với sự sáng tạo và đổi mới của các bên liên quan, trong hệ sinh thái doanh nghiệp SIB sẽ tăng cường khả năng phục hồi và thúc đẩy sự phát triển của các SIB tại Việt Nam. Đây sẽ là nền tảng cho nỗ lực không bỏ lại ai phía sau và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững”, bà Wiesen khẳng định.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Trị: Vùng đồng bào DTTS và miền núi khởi sắc sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Quảng Trị: Vùng đồng bào DTTS và miền núi khởi sắc sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Sau gần 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị đã có những bước phát triển mới. Nổi bật là cơ sở hạ tầng, nhất là các công trình dân sinh không ngừng được đầu tư, hoàn thiện; Nhiều mô hình sinh kế hình thành và đã phát huy hiệu quả..., góp phần cải thiện đáng kể đời sống của Nhân dân, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu.
Tin nổi bật trang chủ
Đắk Lắk: Nhiều tập thể, cá nhân hiến tặng hiện vật văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Nhiều tập thể, cá nhân hiến tặng hiện vật văn hóa truyền thống

Sắc màu 54 - Lê Hường - 21 phút trước
Ngày 15/5, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk tổ chức sinh hoạt chuyên đề năm 2024 “Tự soi, tự sửa trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn thị xã Buôn Hồ”.
Thanh Hóa: Yêu cầu các địa phương xử lý dứt điểm cơ sở thu mua, chế biễn gỗ keo trái phép

Thanh Hóa: Yêu cầu các địa phương xử lý dứt điểm cơ sở thu mua, chế biễn gỗ keo trái phép

Bạn đọc - Quỳnh Trâm - 23 phút trước
Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa có văn bản yêu cầu các địa phương khẩn trương làm rõ và xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, để các cơ sở thu mua, chế biến gỗ keo tự phát hoạt động trái phép, vi phạm các quy định của pháp luật mà không có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.
Nhiều ý kiến tâm huyết góp phần nâng cao vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Nhiều ý kiến tâm huyết góp phần nâng cao vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tin tức - Văn Hoa - Hương Diệp - 24 phút trước
Ngày 15/5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị xin ý kiến góp ý dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Đắk Lắk: Xử lý nhóm đối tượng chế tạo, mua bán vũ khí trái phép qua mạng xã hội

Đắk Lắk: Xử lý nhóm đối tượng chế tạo, mua bán vũ khí trái phép qua mạng xã hội

Pháp luật - Lê Hường - 27 phút trước
Ngày 15/5, Công an Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa phát hiện xử lý nhóm đối tượng chế tạo, mua bán súng và các vũ khí, công cụ hỗ trợ trái phép qua mạng xã hội.
Sẽ truyền hình trực tiếp chương trình về Đường Trường Sơn huyền thoại

Sẽ truyền hình trực tiếp chương trình về Đường Trường Sơn huyền thoại

Tin tức - Thanh Nguyên - 28 phút trước
Chương trình nghệ thuật “Khoảng trời hố bom” là lời tri ân đặc biệt dành cho những con người đã làm lên Đường Trường Sơn huyền thoại, tạc nên “dáng đứng Việt Nam” ở thế kỷ 20. Chương trình được tường thuật trực tiếp vào ngày 17/5, trên sóng VTV.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức hội thảo về thực hiện Nghị quyết số 06 tại Bắc Sơn

Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức hội thảo về thực hiện Nghị quyết số 06 tại Bắc Sơn

Chính sách dân tộc - Minh Anh - 30 phút trước
Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo Đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII và Đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-BCH, ngày 19/02/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam, khóa XI về "Tăng cường công tác vận động phụ nữ DTTS, phụ nữ có đạo trong tình hình hiện nay”; Triển khai nghị quyết Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, kết quả đóng góp trong việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; thực hiện Dự án 8 thực hiện bình đẳng giới trong Chương trình MTQG DTTS và miền núi năm 2024 trên địa bàn xã Nhất Hòa, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Bình Gia (Lạng Sơn): Ra mắt Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Tày, Nùng

Bình Gia (Lạng Sơn): Ra mắt Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Tày, Nùng

Tin tức - Thúy Hồng - 32 phút trước
Ban Tổ chức xây dựng mô hình Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian thuộc Chương trình MTQG 1719 năm 2024 tỉnh Lạng Sơn vừa tổ chức chương trình báo cáo kết quả xây dựng mô hình và Lễ ra mắt Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Tày, Nùng các thôn thuộc xã Hưng Đạo, huyện Bình Gia.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Media - BDT - 20:00, 15/05/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cây thông chữa bệnh gì?

Cây thông chữa bệnh gì?

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 19:03, 15/05/2024
Cây thông còn có tên gọi khác là thông, thông nhựa, thông hai lá... Trong Đông y, tất cả các bộ phận của cây thông đều có thể được dùng làm thuốc chữa bệnh cho con người. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây thông mời các bạn tham khảo.
“Tỉnh Bắc Kạn đã cụ thể hóa các Nghị quyết của Chính phủ thành kế hoạch, chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương”

“Tỉnh Bắc Kạn đã cụ thể hóa các Nghị quyết của Chính phủ thành kế hoạch, chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương”

Tin tức - Thanh Huyền - 19:01, 15/05/2024
Đó là phát biểu của đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thành viên Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 tại buổi làm việc với UBND tỉnh Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, ngày 15/5 tại tỉnh Bắc Kạn.