Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tái hiện Lễ Bỏ mả (Pơ thi) của đồng bào dân tộc Gia Rai

PV - 21:30, 18/04/2021

Trong khuôn khổ các hoạt động sự kiện Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2021, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Gia Rai đến từ tỉnh Gia Lai đã tái hiện lại Lễ Bỏ mả (Pơ thi) truyền thống của dân tộc mình.

Tượng Kra Kom (tượng nhà mồ) canh gác cho ngôi mả. Ảnh: Diễm Quỳnh
Tượng Kra Kom (tượng nhà mồ) canh gác cho ngôi mả. Ảnh: Diễm Quỳnh

Nói đến Tây Nguyên, người ta thường hay nghĩ đến đại ngàn hùng vĩ trên đất bazan, quê hương của những pho sử thi dài ngút ngắt và là xứ sở của cồng chiêng… Tây Nguyên không chỉ giàu về tài nguyên mà hơn thế còn là vùng đất giàu bản sắc văn hóa.

Lễ Bỏ mả (Pơ Thi) là lễ hội lớn và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của của đồng bào dân tộc Gia Rai. Theo quan niệm của đồng bào dân tộc Gia Rai, sau khi chết, linh hồn của người đã khuất vẫn còn quanh quẩn đâu đó, giữa người chết và người sống vẫn còn mối quan hệ ràng buộc, do vậy hàng ngày người sống vẫn ra thăm mả, quét dọn sạch sẽ và mang cơm nước cho người đã khuất. Chỉ sau khi làm lễ Pơ thi phá bỏ nhà mồ cũ, dựng lên một nhà mồ mới lớn hơn, đẹp hơn thì linh hồn người đã khuất mới được siêu thoát, rời bỏ trần gian để đến với thế giới mới một cách nhẹ nhàng.

Thầy cúng thực hiện các nghi lễ trong lễ Pơ thi. Ảnh: Diễm Quỳnh
Thầy cúng thực hiện các nghi lễ trong lễ Pơ thi. Ảnh: Diễm Quỳnh

Chủ lễ (thầy cúng) phải là già làng có uy tín, am hiểu về phong tục tập quán của dân tộc. Lễ vật trong Lễ Pơ thi gồm có: lợn, gà, rượu… Sau đó, thầy cúng mang lễ vật ra nhà mồ để làm lễ cúng.

Lễ vật trong lễ Pơ thi. Ảnh: Diễm Quỳnh
Lễ vật trong lễ Pơ thi. Ảnh: Diễm Quỳnh

Khi thầy cúng xong người thân của gia đình vào nhà mồ đọc lời cúng bỏ mả và khóc than lần cuối cùng với người chết.

"Này chúng tôi bỏ mả đây
Làm mọi thứ cho ma đây
Xin ma đừng ghét bỏ
Đừng làm hại chúng tôi"

Thầy cúng đọc lời cúng mời các vị thần về thụ hưởng đồ lễ cùng con cháu. Ảnh: Diễm Quỳnh
Thầy cúng đọc lời cúng mời các vị thần về thụ hưởng đồ lễ cùng con cháu. Ảnh: Diễm Quỳnh
Đối với người Gia Rai, lễ bỏ mả là dịp thể hiện tình cảm, trách nhiệm của người đang sống với người đã khuất. Ảnh: Diễm Quỳnh
Đối với người Gia Rai, lễ bỏ mả là dịp thể hiện tình cảm, trách nhiệm của người đang sống với người đã khuất. Ảnh: Diễm Quỳnh

Cồng chiêng nổi lên, tất cả mọi người đứng dậy và bắt đầu màn trình diễn cồng chiêng, múa xoang… đặc sắc để tiễn đưa người đã khuất.

 Thiếu nữ Gia Rai uyển chuyển trong nhịp xoang truyền thống. Ảnh: Diễm Quỳnh
Thiếu nữ Gia Rai uyển chuyển trong nhịp xoang truyền thống. Ảnh: Diễm Quỳnh

Xuyên suốt lễ hội, những ghè rượu cần cứ vơi lại đầy, tiếng cồng chiêng thâu đêm suốt sáng, những vòng xoang nối dài, chân dậm đều, tay cầm tay, đều thành một nhịp, chậm rãi từng bước và luôn di chuyển ngược chiều kim đồng hồ. 

Trai làng bôi bùn đất, đeo mặt nạ hoá trang thành Bram (hồn ma) nhảy múa trong lễ Pơ thi. Ảnh: Diễm Quỳnh
Trai làng bôi bùn đất, đeo mặt nạ hoá trang thành Bram (hồn ma) nhảy múa trong lễ Pơ thi. Ảnh: Diễm Quỳnh
Các chàng trai đóng giả Bram (hồn ma) để đón linh hồn người đã khuất về với tổ tiên, với Yàng. Ảnh: Diễm Quỳnh
Các chàng trai đóng giả Bram (hồn ma) để đón linh hồn người đã khuất về với tổ tiên, với Yàng. Ảnh: Diễm Quỳnh

Không khí náo nhiệt của lễ hội Pơ thi càng đẩy lên đỉnh điểm với nhiều kịch tính khi xuất hiện những chàng trai từ trong rừng chạy ra, thân thể phủ đầy bùn đất và che mặt nạ đóng Bram (hồn ma) để đón linh hồn người đã khuất về với Atâu (tổ tiên) với Yàng.

Lễ Pơ thi như một nghi lễ đánh dấu dự khởi đầu của vòng luân hồi.

Kết thúc buổi lễ, mọi người cùng hòa nhịp cồng chiêng và những điệu múa xoang để giao lưu tình cảm, gắn kết cộng đồng. Ảnh: Diễm Quỳnh.
Kết thúc buổi lễ, mọi người cùng hòa nhịp cồng chiêng và những điệu múa xoang để giao lưu tình cảm, gắn kết cộng đồng. Ảnh: Diễm Quỳnh.

Không đơn thuần chỉ là một cuộc chia ly giữa người sống và người đã khuất, Pơ thi được xem là một Lễ hội văn hóa của đồng bào dân tộc Gia Rai ở Tây Nguyên, nơi mà những nét văn hóa đặc sắc nhất được trình diễn. Lưu giữ được Pơ thi chính là lưu giữ được không gian văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Gia Rai.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 18/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 6 giờ trước
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 6 giờ trước
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 6 giờ trước
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 6 giờ trước
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 7 giờ trước
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 7 giờ trước
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.
Hà Giang: Lan tỏa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Hà Giang: Lan tỏa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Thời sự - Minh Thu - 7 giờ trước
Thời gian qua, việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh Hà Giang triển khai sâu rộng. Từ đó, tạo động lực lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Sao Mai Huyền Trang phát hành MV

Sao Mai Huyền Trang phát hành MV "Nợ ân tình để tìm hình của nước" mừng sinh nhật Bác

Tin tức - Thanh Nguyên - 7 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Sao Mai Huyền Trang phát hành MV về Bác với tên gọi "Nợ ân tình để tìm hình của nước".
“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”

“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”

Tin tức - Mỹ Dung - 7 giờ trước
Ngày 17/5, tại Tp. Cẩm Phả, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 (CSB1) phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh và Tp. Cẩm Phả tổ chức chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” năm 2024.