Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sóc Trăng: Ban Dân tộc tỉnh làm tốt công tác tham mưu, bám sát tình hình thực tế vùng đồng bào DTTS

Như Tâm - 19:02, 09/05/2023

Ngày 9/5, Tổ công tác của Đoàn giám sát Quốc hội do bà Tạ Thị Yên - Phó trưởng Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm Tổ trưởng Tổ công tác đã có buổi làm việc với lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển Kinh tế - xã hội cùng đồng bào DTTS và miền núi. Tiếp và làm việc với Tổ công tác có ông Lý Ro Tha - Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban dân tộc tỉnh Sóc Trăng, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành có liên quan.

Bà Tạ Thị Yên - Phó trưởng Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Tổ trưởng Tổ công tác phát biểu tại buổi làm việc
Bà Tạ Thị Yên - Phó trưởng Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Tổ trưởng Tổ công tác phát biểu tại buổi làm việc

Thay mặt cho lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, ông Lý Ro Tha - Trưởng Ban Dân tộc cho biết, Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào DTTS nhất khu vực Tây Nam Bộ, dân số toàn tỉnh là 1.197.823 người; trong đó, người DTTS là 423.830 người, chiếm 35,44% dân số (đồng bào dân tộc Khmer chiếm 30,19%; dân tộc Hoa 5,22%; còn lại của 25 dân tộc khác 0,036%).

Đến cuối năm 2022, toàn tỉnh còn 15.139 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 4,54% toàn dân số. Giai đoạn 2021 - 2025, toàn tỉnh có 63 xã, phường, thị trấn thuộc vùng đồng bào DTTS (17 xã khu vực III và 46 xã khu vực I). Toàn tỉnh có 128 ấp đặc biệt khó khăn (83 ấp đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực III, 44 ấp đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực I; 1 ấp đặc biệt khó khăn thuộc xã có ấp vùng DTTS) theo Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

Về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (sau đây gọi là Chương trình) trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương; Ban Dân tộc phối hợp các sở, ban ngành tỉnh tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh xây dựng ban hành 66 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, cơ chế quản lý triển khai thực hiện Chương trình.

Thực hiện Chương trình giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, bước đầu Nhân dân rất đồng thuận và phấn khởi, luôn phát huy vai trò, trách nhiệm cùng với chính quyền địa phương trong việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp triển khai thực hiện Chương trình, thực hiện đạt các mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm ổn định sản xuất và đời sống của đồng bào DTTS.

Tổng nguồn vốn huy động từ năm 2021 - 2023 để thực hiện Chương trình là 656,416 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương là 582,112 tỷ đồng; vốn đối ứng là 69,827 tỷ đồng, đạt 11,9%; vốn huy động là 4,477 tỷ đồng (ngày công, hiến đất...).

Tính đến 30/4/2023, tỉnh đã triển khai đồng bộ các Tiểu dự án, Dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình, trong đó đã triển khai thực hiện hỗ trợ chuyển đổi nghề, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán, công trình nước tập trung, thực hiện mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế...

Thực hiện dự án “ Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em đến trường” theo Quyết định 1719-QĐ/ TTg thuộc Chương trình đã hỗ trợ nhiều em học sinh Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng tiếp bước đến trường
Thực hiện dự án “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em đến trường” theo Quyết định 1719-QĐ/TTg thuộc Chương trình đã hỗ trợ nhiều em học sinh Khmer trên địa bàn tỉnh tiếp bước đến trường

Theo Ông Lý Ro Tha, có 5 nhóm vấn đề còn khó khăn và vướng mắc, cần được Tổ công tác ghi nhận và giúp địa phương sớm tháo gỡ, để Chương trình thực hiện đúng tiến độ và mang hiệu quả thiết thực trong vùng đồng bào DTTS.

“... Một số ngành, địa phương chưa phối hợp chặt chẽ, chưa chủ động xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể để tập trung thực hiện Chương trình đạt hiệu quả cao; văn bản thực hiện Chương trình quá nhiều, nhiều văn bản còn nhiều dẫn chiếu văn bản khác, đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc năng lực có hạn, nên quá trình thực hiện Chương trình còn gặp nhiều lúng túng; hệ thống văn bản hướng dẫn của Trung ương chậm được ban hành và chưa đầy đủ; một số dự án, tiểu dự án, nội dung hoạt động chưa có cơ sở để triển khai thực hiện, đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ, lộ trình triển khai thực hiện Chương tình...”, ông Lý Ro Tha nêu cụ thể. 

 Kỳ vọng Chương trình sẽ phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS, đời sống vật chất tinh thần của đồng bào luôn được đảm bảo
Kỳ vọng Chương trình sẽ phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS, đời sống vật chất tinh thần của đồng bào luôn được bảo đảm

Tại buổi làm việc, dựa trên báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh, các thành viên Đoàn công tác đã có những yêu cầu, đề nghị phí địa phương làm rõ thêm những vần đề khó khăn, vướng mắc từ tình hình thực tế khi triển khai thực hiện Chương trình.

Thay mặt cho Đoàn công tác, bà Tạ Thị Yên - Phó trưởng Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh rất đầy đủ, vượt yêu cầu và kỳ vọng của Tổ công tác, việc này thể hiện được năng lực và bấm sát tình hình thực tế trong vùng đồng bào DTTS của lãnh đạo Ban Dân tộc.

“Đối với những khó khăn mà địa phương kiến nghị, đề xuất với Tổ công tác, chúng tôi sẽ tổng hợp và ghi nhận đầy đủ để báo cáo với Đoàn giám sát của Quốc hội trong thời gian tới, kỳ vọng sẽ cùng địa phương có giải pháp, sớm tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình tại địa bàn tỉnh Sóc Trăng”, bà Tạ Thị Yên nhấn mạnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022 đặt mục tiêu đến năm 2045, các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân, cơ bản không còn hộ nghèo... Để hướng tới mục tiêu này, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và các bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai các nhiệm vụ trong Chiến lược, trên tinh thần khẩn trương nhưng cẩn trọng.
Tin nổi bật trang chủ
Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022 đặt mục tiêu đến năm 2045, các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân, cơ bản không còn hộ nghèo... Để hướng tới mục tiêu này, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và các bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai các nhiệm vụ trong Chiến lược, trên tinh thần khẩn trương nhưng cẩn trọng.
Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 1.119 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS của tỉnh Lào Cai.
Cúm A và những điều cần biết

Cúm A và những điều cần biết

Sức khỏe - Như Ý - 1 giờ trước
Thời tiết giao mùa cũng là lúc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh cúm mùa đặc biệt là cúm A. Cúm A có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này để phòng và trị bệnh một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Sắc màu 54 - Lữ Phú - 1 giờ trước
Trên địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có một số cuốn sách cổ viết bằng chữ Thái hệ Lai Pao trên lá cây khá độc đáo. Tuy nhiên, những cuốn sách cổ này còn rất ít và số người biết đọc chữ Thái cũng không còn nhiều. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Thái là điều hết sức cần thiết.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.
Bộ GD&ĐT công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Bộ GD&ĐT công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Giáo dục - T.Hợp - 3 giờ trước
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh và điểm tiếp nhận đăng ký dự thi. Trong trường hợp cần thiết, thí sinh có thể liên lạc tới tổng đài hỗ trợ theo số máy 1800 8000, nhánh số 2.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Quan tâm đến đội ngũ Người có uy tín bằng những việc làm thiết thực

Quan tâm đến đội ngũ Người có uy tín bằng những việc làm thiết thực

Người có uy tín - Nhóm PV (T/h) - 3 giờ trước
Xác định vai trò quan trọng của đội ngũ Người có uy tín tại cơ sở, bên cạnh thực hiện đầy đủ các chính sách cho Người có uy tín theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhiều địa phương còn có những cách làm sáng tạo để kịp thời động viên, chăm lo cho đội ngũ Người có uy tín. Từ đó, tạo điều kiện tốt nhất để họ góp sức xây dựng bản làng...
Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - T.Hợp - 4 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống – nghề cói Kim Sơn, thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Xã hội - Minh Nhật - 8 giờ trước
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.
Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Giải trí - T.Hợp - 9 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3/5 đến ngày 5/5, Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6 bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng thực hiện.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Tin tức - Minh Nhật - 10 giờ trước
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay (2.5), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến cho đến 17 giờ ngày 10.5. Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn học sinh lớp 12 cách thức đăng ký và lưu ý để tránh sai sót.