Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sắc màu 54 dân tộc Việt Nam qua bộ sưu tập búp bê độc đáo

Chí Tín - Vũ Mừng - 17:39, 07/02/2024

Tôi mê hoạ sĩ Nguyễn Hoàng Anh từ lâu, bởi cách anh dãi bày những xúc cảm của mình về cuộc sống và con người vùng cao qua cây cọ vẽ. Chuyện trò cùng anh nhiều lần nhưng quả thực tôi đã giật mình lúc nhận ra Nguyễn Hoàng Anh cũng là một nhà thiết kế và may vá có hạng… khi anh liên tục trình làng những tác phẩm búp bê trong trang phục truyền thống của các dân tộc Việt Nam. Thú vị ở chỗ, dù đã ngắm đi, ngắm lại những tác phẩm độc đáo ấy mà tôi vẫn thấy cuốn hút và mới mẻ đến lạ thường!

 Họa sĩ Nguyễn Hoàng Anh bên những tác phẩm của mình
Họa sĩ Nguyễn Hoàng Anh bên những tác phẩm của mình

Có lẽ, trước khi nói về bộ sưu tập những cô búp bê diện trang phục truyền thống của các dân tộc Việt Nam mà Nguyễn Hoàng Anh đã dành 10 năm để ấp ủ, theo đuổi, cũng cần phải giới thiệu về một Nguyễn Hoàng Anh đầy “hấp dẫn” trong hội hoạ. Mỗi khi ý tưởng mới nảy sinh, Hoàng Anh luôn hướng đến việc thể hiện thế nào để thông qua tác phẩm, người xem có thể tìm thấy sự đồng điệu trong tâm hồn với người sáng tác.

 Đó là những quan điểm dung dị, nhẹ nhàng nhưng không phải vì thế mà tranh của anh thiếu vắng những điều lạ lẫm! Lạ như chính con người anh, sinh ra tại Đường Lâm, có một quãng thời gian rất dài gắn bó với phố Hàng Trống, rồi lại quyết định chuyển về sinh sống tại quận Long Biên, nhưng lại vẫn giữ thói quen đi chợ Hàng Bè như bao người dân phố cổ!

Trong ngôi nhà xinh xắn tại quận Long Biên (Hà Nội), người họa sĩ đã dành những vị trí trang trọng, bắt mắt nhất để trưng bày sản phẩm búp bê dân tộc, do chính tay anh tự làm ra
Trong ngôi nhà xinh xắn tại quận Long Biên (Hà Nội), người họa sĩ đã dành những vị trí trang trọng, bắt mắt nhất để trưng bày sản phẩm búp bê dân tộc, do chính tay anh tự làm ra

Chính cái phẩm chất hội họa từng trải nghiệm đã dẫn lối cho anh nhận ra phục trang của đồng bào rất hấp dẫn, từ màu sắc đến kiểu cách. Khi ấy, Hoàng Anh quyết định chắt lọc, cắt ghép, chi tiết hóa, thu nhỏ lại theo góc nhìn của bản thân, để phục trang dân tộc truyền thống tiếp cận được tới nhiều người hơn.

 Nghĩ là làm, có một dạo anh bỏ đi biền biệt 26 tháng lang thang khắp các bản làng, tìm tòi, tích luỹ cho mình “lưng vốn” tri thức văn hoá bản địa của cộng đồng các dân tộc rồi mới chịu về theo đuổi cho thoả mãn đam mê chính mình. Đủ thấy được chủ nhân của bộ sưu tập búp bê có 102 kia đã lao động nghệ thuật nghiêm túc thế nào!

Họa sĩ Hoàng Anh đã thực hiện được 70 mẫu trang phục của 46 dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam
Họa sĩ Hoàng Anh đã thực hiện được 70 mẫu trang phục của 46 dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam

Về sau này, anh lý giải: “Muốn người khác mê đắm tác phẩm của mình là một hành trình nhọc nhằn và nhiều gian. Ở đó không chỉ có tình yêu mà còn cần tới sự sáng tạo, sự tích lũy văn hóa đọc, văn hóa sống... Và nữa, người nghệ sỹ phải hóa hiện được tâm hồn, phông văn hóa, cảm thức riêng biệt của mình lên từng tác phẩm. Hay nói như danh họa Nguyễn Sáng, nếu nghệ sỹ không moi ký ức gan ruột của mình ra để làm nghệ thuật, để sáng tác thì chỉ tạo ra những thứ vô giá trị mà thôi”.

Nhiều năm sau lần đầu gặp gỡ, tôi vẫn nhớ như in khoảnh khắc ghé thăm nhà anh, choáng ngợp khi anh trưng ra những cô búp bê đẹp mê mẩn trong sắc màu thổ cẩm của đồng bào 54 dân tộc trên dải đất hình chữ S. Mỗi một tác phẩm lại mang một cách tạo hình khác nhau, và từng chi tiết, đường nét trên khuôn mặt, vóc dáng đều “ra” được nét đặc trưng riêng của mỗi tộc người.

Nâng niu cô búp bê diện trang phục của người Mông, lòng tôi quả quyết đây đích thị là người phụ nữ quanh năm “mặt nóng vì hơi lửa, lưng lạnh vì hơi sương”. Còn nữa, nào là người Mường, người Thái, người Dao, người Nùng, người Pà Thẻn… Từ chiếc khăn đội đầu cho tới những chiếc khuyên tai được thu nhỏ theo đúng một tỉ lệ đều sinh động và chân thực.

Mỗi tác phẩm, Nguyễn Hoàng Anh đều trau chuốt tỉ mỉ từ gương mặt, cử chỉ, chất liệu vải, hoa văn trên váy, hay những vật dụng gắn liền với đời sống thường nhật của dân tộc đó như dùi, chiêng, trống, đôi dép, khăn, mũ, đồ trang sức…
Mỗi tác phẩm, Nguyễn Hoàng Anh đều trau chuốt tỉ mỉ từ gương mặt, cử chỉ, chất liệu vải, hoa văn trên váy, hay những vật dụng gắn liền với đời sống thường nhật của dân tộc đó như dùi, chiêng, trống, đôi dép, khăn, mũ, đồ trang sức…

Loại vải thổ cẩm để may trang phục nhất định phải được kiếm tìm ở nơi nó sinh ra. Bước tiếp theo là tiến hành tạo phôi bằng composite - loại chất liệu vừa bền đẹp lại vừa dễ tạo dáng, giúp diễn tả phần da thịt giống với người thật. Ở mỗi một cô búp bê đại diện cho một dân tộc, Nguyễn Hoàng Anh đều trau chuốt tỉ mỉ từ gương mặt, cử chỉ, chất liệu vải, hoa văn trên váy, hay những vật dụng gắn liền với đời sống thường nhật của dân tộc đó như dùi, chiêng, trống, đôi dép, khăn, mũ, đồ trang sức…

Tới hôm nay, Hoàng Anh đã tái hiện được 46 mẫu trang phục truyền thống của các dân tộc, thể hiện trên 70 mẫu búp bê diện trang phục truyền thống của các dân tộc Việt Nam. Nổi tiếng khắp các mặt báo trong và ngoài nước nhưng chủ nhân của bộ sưu tập vẫn hài hước: “Khi sản phẩm chế tác ra được nhiều người biết tới, bản thân tôi cũng rất hạnh phúc. Tất nhiên, thành quả ngày hôm nay có được là do các sản phẩm đã tự cất tiếng nói, tự tìm chỗ đứng phù hợp và toả sáng, chứ người làm ra nó thực chất cũng chả tài cán gì. Và nữa tôi chưa dám nhận mình là người thành công mà chỉ là người may mắn tìm ra một chìa khóa mở cánh cửa nghệ thuật phù hợp với bản thân. May mắn khi những vẻ đẹp dân gian truyền thống thông qua cách chia sẻ của tôi, trở thành xu hướng được đón nhận. Tôi được góp công sức nhỏ trong chặng đường lớn bảo tồn, gìn giữ và lan tỏa văn hóa dân tộc”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Kon Tum: Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Đăk Glei

Kon Tum: Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Đăk Glei

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Hướng tới chào mừng kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đăk Pék (16/5/1974 - 16/5/2024), sáng 3/5, UBND huyện Đăk Glei (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc năm 2024.
Kon Tum: Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS

Kon Tum: Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Ngày 3/5, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Dương Văn Trang; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy A Pớt; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn đồng chủ trì Hội nghị.
Lào Cai: Phấn đấu giải ngân 100% nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất Trung ương giao năm 2024

Lào Cai: Phấn đấu giải ngân 100% nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất Trung ương giao năm 2024

Tin tức - Thời sự - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Để triển khai, thực hiện hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) được hiệu quả, thiết thực; năm 2024, tỉnh Lào Cai phấn đấu giải ngân 100% vốn Trung ương giao.
Bộ Y tế đề xuất cấm nhập khẩu, kinh doanh, quảng cáo thuốc lá điện tử

Bộ Y tế đề xuất cấm nhập khẩu, kinh doanh, quảng cáo thuốc lá điện tử

Tin tức - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa tổ chức cuộc họp để cung cấp thông tin về thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá nung nóng (TLNN) và tổng hợp tình hình cấp cứu các ca bệnh về thuốc lá mới nổi tại các bệnh viện.
Năm 2024 tỉnh Lào Cai phấn đấu giảm 30% số người tảo hôn và không có người kết hôn cận huyết thống

Năm 2024 tỉnh Lào Cai phấn đấu giảm 30% số người tảo hôn và không có người kết hôn cận huyết thống

Chính sách dân tộc - Trọng bảo - 1 giờ trước
Tỉnh Lào Cai vừa ban hành Kế hoạch về công tác phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS năm 2024.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai gặp mặt kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc

Lào Cai gặp mặt kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Chiều 3/5, Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai đã tổ chức gặp mặt Kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc (3/5/1946 - 3/5/2024). Dự buổi gặp mặt có lãnh đạo thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, lãnh đạo các cơ quan đơn vị có mối quan hệ phối hợp, triển khai công tác dân tộc, chính sách dân tộc trong tỉnh.
Sóc Trăng: Xây dựng mô hình thí điểm “Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu”

Sóc Trăng: Xây dựng mô hình thí điểm “Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu”

Khoa học - Công nghệ - P.V - 1 giờ trước
Xã Tân Hưng (huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) là địa điểm được khảo sát và lựa chọn xây dựng thí điểm mô hình Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), trong khuôn khổ Đề tài nghiên cứu “Phát triển mô hình làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với BĐKH vùng đồng bào DTTS và miền núi”, do Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện, Ủy ban Dân tộc là cơ quan quản lý.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông dự Công bố Quyết định thanh tra về việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại tỉnh Đắk lắk

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông dự Công bố Quyết định thanh tra về việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại tỉnh Đắk lắk

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 1 giờ trước
Ngày 3/5, Thanh tra Ủy ban Dân tộc đã công bố Quyết định 158/QĐ-TTg ngày 22/4/2024 về việc thanh tra thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tại tỉnh Đắk Lắk.
Nhiều vấn đề liên quan đến chính sách dân tộc được cử tri kiến nghị với Đoàn đại biểu Quốc hội Lào Cai

Nhiều vấn đề liên quan đến chính sách dân tộc được cử tri kiến nghị với Đoàn đại biểu Quốc hội Lào Cai

Tin tức - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Ngày 3/5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai đã có buổi tiếp xúc với cử tri trên địa bàn huyện Bát Xát.
Lạng Sơn: Tọa đàm Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc và 20 năm Ngày thành lập Ban Dân tộc tỉnh

Lạng Sơn: Tọa đàm Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc và 20 năm Ngày thành lập Ban Dân tộc tỉnh

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Chiều 3/5, Ban Dân Tộc tỉnh Lạng Sơn tổ chức chương trình Tọa đàm Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc (3/5/1946 - 3/5/2023) và 20 năm Ngày thành lập Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn (2/8/2004 - 2/8/2024).