Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát triển nông nghiệp số tại vùng DTTS và miền núi: Xu thế tất yếu để bắt kịp thời đại

Nghĩa Hiệp - Thanh Huyền - 10:34, 02/10/2020

Ngành Nông nghiệp đã và đang khẳng định chỗ đứng, mang lại giá trị lớn cho người dân cả nước nói chung, vùng đồng bào DTTS và miền núi nói riêng khi các sản phẩm nông nghiệp vùng miền ngày càng được nhiều khách hàng tin dùng. Đặc biệt, trước sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, việc số hóa nông nghiệp đang mở ra cơ hội thu hẹp khoảng cách thị trường cho nông nghiệp vùng DTTS và miền núi theo kịp thời đại.

Ngành Nông nghiệp Việt Nam đang tạo ra một lượng hàng hóa lớn, nhưng đầu ra cho sản phẩm vẫn còn nhiều khó khăn.
Ngành Nông nghiệp Việt Nam đang tạo ra một lượng hàng hóa lớn, nhưng đầu ra cho sản phẩm vẫn còn nhiều khó khăn.

Mở ra nhiều cơ hội

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tính đến tháng 8/2020, cả nước có trên 1.920 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) của 1.120 chủ thể tham gia tại 63 tỉnh, thành cả nước. Tuy nhiên, việc phát triển sản phẩm hiện nay chủ yếu vẫn được phân phối qua những kênh bán hàng truyền thống, như: Hội chợ, cửa hàng, siêu thị... và chưa có sự gắn kết cao giữa những sản phẩm nông nghiệp với sàn thương mại điện tử (TMĐT). Đặc biệt, người dân vùng DTTS và miền núi vẫn cần thông qua các thương lái để tìm đầu ra cho sản phẩm.

Cùng với đó là sự liên kết trong chuỗi cung ứng cơ bản trong nông nghiệp vùng đồng bào DTTS và miền núi bao gồm: Sản xuất, thu hoạch và vận chuyển; xử lý và lưu trữ; đóng gói, phân phối; đưa ra thị trường của người nông dân và các Hợp tác xã nông nghiệp chưa thực sự chuyên nghiệp, đang là rào cản của sự kết nối giữa sản phẩm nông nghiệp với giao dịch điện tử hiện nay.

Trong khi thời đại của sàn TMĐT đang nở rộ, người mua hàng có thể mua sản phẩm từ khắp nơi trên cả nước cũng như thế giới thông qua các sàn TMĐT và dịch vụ vận chuyển.

Ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Cục trưởng, Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho rằng, hiện nay, ở vùng DTTS và miền núi, không ít người dân đã biết sử dụng điện thoại di động, dùng mạng Internet. Khi được hướng dẫn giới thiệu sản phẩm qua các sàn như: Postmart, Tiki, Shoppe... mọi người đều học rất nhanh và ra được đơn hàng. Thêm vào đó, là hệ thống bưu điện đã phủ sóng khắp các xã cũng là điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia vào các giao dịch điện tử.

Minh chứng như tại xã Vi Hương, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn), là xã thí điểm xây dựng nông nghiệp số. Trong 2 tuần triển khai, xã đã giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp trên Website, Fanpage Facebook, nhóm Zalo và người dân vùng DTTS và miền núi đã có những đơn hàng đầu tiên trên sàn TMĐT Tiki, Shopee, Sendo...

Bà Đinh Thị Hóa, dân tộc Tày, xã Vi Hương cho biết: “Hiện đang là mùa cốm, nếu như trước đây tôi chỉ làm và mang ra chợ bán theo ngày, thì bây giờ tôi bán cả trên mạng bằng điện thoại di động. Chỉ trong 3 ngày tôi đã bán được hơn 60 đơn hàng với khối lượng 50kg cốm, thu về hơn 7 triệu đồng, bằng bán cả mùa ở chợ”.

Làng thông minh, xã kết nối

Tại Hội thảo chuyển đổi số và định hướng nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025 do Bộ NN&PTNT và Bộ TT&TT tổ chức vừa qua, các chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp để phát triển nông nghiệp số, trong đó nhấn mạnh việc tiến tới mô hình “Làng thông minh, xã kết nối”.

Mô hình “Làng thông minh, xã kết nối” là một cộng đồng xóm, thôn, xã ở các vùng nông thôn sử dụng các giải pháp khoa học công nghệ để kết nối, chia sẻ, thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội nhằm cải thiện các điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương trên nền tảng công nghệ số.

Theo các chuyên gia, việc xây dựng “Làng thông minh, xã kết nối” ở Việt Nam cần xuất phát từ con người, lấy con người là đối tượng được phục vụ, xây dựng các kết nối trực tiếp nhất, tiết kiệm nhất, đầy đủ nhất có thể. Theo đó, “Làng thông minh, xã kết nối” sẽ bao gồm các hợp phần về thiết chế thông minh, con người thông minh (được đào tạo, chuyên nghiệp), chính quyền thông minh và nông nghiệp thông minh (dễ sử dụng, tiện ích).

Việc phát triển nông nghiệp số giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng sâu, vùng xa, không thua kém đô thị về sức sản xuất, về năng suất lao động, về tính cạnh tranh, về an sinh và sự hưởng lợi các dịch vụ xã hội so với vùng thuận lợi.

Để sản phẩm nông nghiệp được kết nối số, người dân và các Hợp tác xã vùng đồng bào DTTS và miền núi cần được đào tạo về cách thức bán hàng trên mạng, kỹ năng bán hàng và cách chốt đơn. Đồng thời, được hướng dẫn chi tiết về cách đóng gói, bảo quản nông sản trước khi chuyển cho các nhà phân phối. Cùng với đó cần sự vào cuộc của chính quyền các cấp để xây dựng, duy trì và phát triển số hóa trong nông nghiệp...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Công tác Dân tộc - Thiên An - 2 giờ trước
Đã hơn 10 năm rồi, nay chúng tôi mới có dịp trở lại Lũng Cà, một bản thuộc xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Lũng Cà ngày ấy, không điện lưới, thiếu nước sạch, lương thực và thiếu cả con chữ... Hôm nay, Lũng Cà đã khác xưa…
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 6 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 6 giờ trước
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 6 giờ trước
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 7 giờ trước
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 7 giờ trước
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Thời sự - Thanh Nguyên - 7 giờ trước
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt với chủ đề “Đường lên Điện Biên”. Những thời khắc lịch sử của dân tộc tại chiến trường Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được tái hiện qua 70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm mang đến cho người xem những ấn tượng sâu sắc.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 9 giờ trước
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Xã hội - Tào Đạt - Võ Tiến - 9 giờ trước
Nằm trong hoạt động của Chương trình “Ngày về thôn, bản” và “Ngày thứ Bảy tình nguyện”, ngày 28/4, Chi đoàn Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) đã phối hợp với Đoàn thanh niên xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, xuống đồng giúp các gia đình trên địa bàn thu hoạch lúa.
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 10 giờ trước
Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.