Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gương sáng

Nữ đảng viên người DTTS tiên phong: Nâng cao vị thế của phụ nữ vùng cao

PV - 15:21, 23/09/2022

Trên dặm dài dọc dãy Trường Sơn, thân phận người phụ nữ Vân Kiều, Pa Kô bao đời nay chịu nhiều thiệt thòi bởi các hủ tục, tập quán lạc hậu. Có những người phụ nữ không cam chịu số phận, quyết tâm thoát khỏi bóng núi để học tập, làm việc và thành công trong sự nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ phụ nữ người DTTS làm chủ được cuộc sống và bình quyền trong gia đình vẫn còn thấp.

Người “truyền lửa”

Nhiều năm nay, người dân, cử tri tỉnh Quảng Trị đã quá quen thuộc với một nữ Đại biểu Quốc hội người Vân Kiều phong cách giản dị, tác phong làm việc chỉnh chu và thái độ hòa nhã, dễ gần. Chị là Hồ Thị Minh - Đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh.

Đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hồ Thị Minh là tấm gương sáng về nghị lực vượt khó, vươn tới ước mơ. (Ảnh: T.T)
Đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hồ Thị Minh là tấm gương sáng về nghị lực vượt khó, vươn tới ước mơ. (Ảnh: T.T)

Là người bận rộn với công việc nên phải mất nhiều lần đặt lịch hẹn, chúng tôi mới gặp được để trò chuyện cùng chị. “Tôi sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng ở thôn A La, xã Ba Nang, huyện Đakrông. Ba mẹ tôi sinh được 3 người con gái. Chị đầu của tôi là Hồ Thị Việt - Bác sĩ chuyên khoa I, Trưởng Khoa Cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Hướng Hóa. Em gái út Hồ Thị Thu là giáo viên Trường THCS Khe Sanh. Ba tôi từng đi bộ đội, nên ông sớm tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, văn minh. Sau khi phục viên, ông đưa cả gia đình đến sinh sống, lập nghiệp tại thị trấn Khe Sanh để các con có điều kiện học hành tốt hơn”, chị Minh mở đầu câu chuyện.

Với sự quan tâm, động viên, hỗ trợ tối đa từ gia đình, đặc biệt là từ người ba, 3 chị em chị Minh được ăn học đến nơi, đến chốn. Không phụ lòng ba mẹ, sau khi tốt nghiệp Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh, chị Minh theo học khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Huế.

Năm 1998, chị Minh thi đậu công chức và được biên chế về Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hướng Hóa. Sau đó, chị được phân công về giảng dạy tại Trường THCS Khe Sanh. Năm 2001, chị Minh khiến nhiều người nể phục, khi là giáo viên đầu tiên của huyện Hướng Hóa trúng tuyển kỳ thi cao học ngành Giáo dục học.

“Một tháng sau khi trúng tuyển thạc sĩ, ba tôi chẳng may bị ngã và ốm nặng, nằm liệt giường. Quãng thời gian 2 năm ba ốm, tôi vừa học vừa chăm ba tại bệnh viện. Ba mất khi tôi chuẩn bị tốt nghiệp là cú sốc quá lớn đối với tôi. Nhiều hôm, đang viết luận văn mà nước mắt rơi tự lúc nào vì thương nhớ ba. Tôi luôn khắc ghi lời ba dạy: “Dù khó khăn đến mấy cũng phải gắng học, học thật giỏi để thay đổi số phận”. Đó là kim chỉ nam để tôi nỗ lực mỗi ngày”, chị Minh nhớ lại.

Năm 2004, chị Minh tốt nghiệp cao học, nhận bằng thạc sĩ và trở về trường dạy học. 3 năm sau, chị ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XII nhưng không trúng cử. Thời gian này, chị được cấp trên bổ nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Trung tâm Chính trị huyện Hướng Hóa. Năm 2010, chị tham gia Ban Chấp hành Huyện ủy Hướng Hóa nhiệm kỳ 2010 - 2015. Sau đó được bầu vào Ban Thường vụ Huyện ủy, nhiệm kỳ 2015 - 2020 và được phân công làm Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Hướng Hóa.

Năm 2016, chị tiếp tục ứng cử và trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV. Nhiệm kỳ 2020 - 2025, chị tiếp tục tham gia Ban Thường vụ Huyện ủy, làm Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy, đồng thời là Giám đốc Trung tâm Chính trị huyện Hướng Hóa. Trong giai đoạn này, chị chủ động tham mưu Ban Thường vụ Huyện ủy xin chủ trương mở các lớp đại học từ xa, hệ vừa học vừa làm tại Trung tâm Chính trị huyện giúp chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cơ sở, đáp ứng yêu cầu công tác, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Trong quá trình làm Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy, chị tham mưu mở được 3 lớp; trong đó, 1 lớp đại học từ xa, 1 lớp hệ vừa học vừa làm, 1 lớp văn bằng 2 cho hàng trăm cán bộ. Những cán bộ được đào tạo hệ đại học tại Trung tâm Chính trị huyện hiện nay giữ nhiều chức vụ chủ chốt của các xã trên địa bàn. Từ tháng 3/2021, chị được điều động và bổ nhiệm chức vụ Phó Ban Dân tộc tỉnh. Tháng 5/2021, chị tái cử Đại biểu Quốc hội khóa XV.

“Đến bây giờ, chị đã có một vị thế nhất định trong xã hội. Vậy, có khi nào chị nhìn lại chặng đường đã qua?”, tôi hỏi.

Chị Minh cười nhẹ rồi đáp: “Sinh ra trong gia đình ba mẹ làm nông còn nhiều khó khăn, vất vả, nên để có được như ngày hôm nay, tôi đã nỗ lực, phấn đấu rất nhiều. Những lúc gần như gục ngã, lời dạy của ba là điểm tựa để tôi vượt qua. Không chỉ tự giúp mình, với vai trò là Đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, tôi làm cầu nối để chuyển tải những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân và gửi gắm những tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất của cử tri đến với Quốc hội. Qua đó, góp phần hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào mình và những người phụ nữ yếu thế sớm vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Thật may mắn là trong quá trình công tác, tôi luôn được lãnh đạo, đồng nghiệp tin tưởng, động viên, khích lệ để hoàn thành nhiệm vụ được giao”, chị Minh chia sẻ.

Để phụ nữ được vươn lên

Chị Minh là một minh chứng cụ thể, sinh động cho quá trình nỗ lực, vượt qua mọi trở lực của số phận để vươn tới ước mơ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cơ hội, lòng can đảm để đạt được những điều ấy. Đối với phụ nữ vùng cao lại càng khó khăn hơn. Theo quan niệm của người Vân Kiều, Pa Kô từ xưa, phụ nữ đến tuổi là phải lấy chồng, sinh con. Nếu sinh ra trong gia đình đông con, thì bố mẹ sẽ ưu tiên cho con trai đi học, con gái phải ở nhà làm việc phụ giúp gia đình.

Thực tế, có nhiều trẻ em gái bị cản trở việc học vì hoàn cảnh gia đình, tập tục lâu đời và tình trạng bất bình đẳng giới. Tỷ lệ tảo hôn cao cũng là nguyên nhân khiến trẻ em gái đánh mất cơ hội học tập và tìm kiếm việc làm. Bên cạnh đó, vấn đề bạo lực gia đình xảy ra khá phổ biến.

Để đạt được mục tiêu bình đẳng giới, giúp phụ nữ vươn lên trong cuộc sống, cần sự vào cuộc của chính quyền, ban, ngành các cấp và sự tham gia của toàn xã hội. (Ảnh: T.T)
Để đạt được mục tiêu bình đẳng giới, giúp phụ nữ vươn lên trong cuộc sống, cần sự vào cuộc của chính quyền, ban, ngành các cấp và sự tham gia của toàn xã hội. (Ảnh: T.T)

Thêm một trở lực nữa khiến bất bình đẳng giới trong đồng bào DTTS còn dai dẳng, là xuất phát từ chính nhận thức của phụ nữ còn hạn chế. Trong tiềm thức họ đã ăn sâu, bám rễ là họ phải cam chịu thiệt thòi, sẵn sàng làm mọi việc trong gia đình. Thậm chí có nhiều nơi chồng ở nhà nhậu nhẹt, vui chơi tối ngày trong khi phụ nữ phải lên nương lên rẫy làm những công việc nặng nhọc. Có thể thấy rằng, từ trong nhận thức, nhiều phụ nữ chưa muốn tự mình nâng cao vị thế trong gia đình.

Theo chị Minh, giải pháp đầu tiên đối với thực hiện bình đẳng giới trong đồng bào DTTS là công tác giáo dục. Vấn đề dạy chữ viết cho phụ nữ là ưu tiên hàng đầu. Những chương trình dạy chữ cần thiết thực, kết hợp phát triển kinh tế và học chữ để khuyến khích phụ nữ tham gia. Cần quan tâm để các em gái có thể theo đến hết bậc trung học, học cao lên và tránh tái mù chữ như các thế hệ phụ nữ trước. Cùng với đó, cần thực hiện nghiên cứu toàn diện hơn về tỷ lệ mù chữ trong phụ nữ DTTS để có thể đưa ra những giải pháp xóa mù phù hợp và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong việc tiếp cận các cơ hội cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Tăng cường mở các lớp tập huấn kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ về chăm sóc sức khỏe, dân số và kế hoạch hóa gia đình, nuôi dạy con, kỹ năng sống và tổ chức cuộc sống gia đình hạnh phúc. Đồng thời, xây dựng hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế “có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu, tích cực lao động sản xuất, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”.

Hiện nay, lao động nữ DTTS vẫn bị tụt hậu so với mặt bằng chung của xã hội do rào cản ngôn ngữ và hạn chế về trình độ học vấn. Các lớp đào tạo dạy nghề cho phụ nữ DTTS cần quan tâm đến những đặc thù này và khả năng tham gia vào thị trường lao động cụ thể. Trong công tác đào tạo nghề cần có sự hài hòa về vai trò sản xuất và tái sản xuất của người phụ nữ. Cần tiếp tục đầu tư và củng cố cơ sở hạ tầng ở một số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để giúp phụ nữ DTTS tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ giáo dục và y tế.

Đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành, tạo điều kiện cho phụ nữ DTTS có việc làm tại chỗ, có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, không phải đi làm ăn xa, có điều kiện chia sẻ trong thực hiện vai trò của người phụ nữ xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng giới.

“Bình đẳng giới, bình đẳng các dân tộc trở thành mục tiêu phát triển của Việt Nam nói riêng, của cộng đồng quốc tế nói chung. Để đạt được mục tiêu này, cần sự chung tay vào cuộc của chính quyền, ban, ngành các cấp và sự tham gia của toàn xã hội”, chị Minh nhấn mạnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 07:24, 11/05/2024
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.
Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Kinh tế - Minh Thu - 07:21, 11/05/2024
Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị kết nghĩa với các thôn, làng đồng bào DTTS ở tỉnh Gia Lai đã phát huy tinh thần trách nhiệm, bám nắm địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở cơ sở.
Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Pháp luật - Minh Nhật - 07:11, 11/05/2024
Ngày 10/5, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định đưa thị trấn Mađaguôi (huyện Đạ Huoai) và thị trấn Di Linh (huyện Di Linh) ra khỏi danh sách xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Đây là 2 địa bàn được lựa chọn để chuyển hóa địa bàn trong năm 2023.
Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 07:07, 11/05/2024
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang tích cực triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. Chương trình đã huy động sự vào cuộc, tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân.
Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Thể thao - PV - 06:54, 11/05/2024
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn vừa ký văn bản giao Sở Văn hoá và Thể thao (VH&TT) chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, các ngành liên quan thống nhất đề xuất quy định nội dung và mức chi hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Tin trong ngày - 10/5/2024

Tin trong ngày - 10/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”. Lào Cai siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa. Người gìn giữ và trao truyền nghệ thuật trình diễn múa Trống Đu của dân tộc Mường. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Xã hội - Lê Hường - 06:52, 11/05/2024
Ngày 10/5, Công an thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND thị xã tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào DTTS trên địa bàn thị xã.
Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Tin tức - Nguyệt Anh - 20:39, 10/05/2024
Cầu truyền hình "Làng Sen nuôi chí lớn" là chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) đã giúp thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận rõ nét, chân thực hơn về thời thơ ấu, những mảnh đất gắn bó với Bác cũng như sự hình thành nên bậc vĩ nhân, Danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta.
Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 20:31, 10/05/2024
Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV sẽ diễn ra từ ngày 14-16/5/2024 tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới (thị trấn A Lưới, huyện A Lưới).
Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Xã hội - Minh Nhật - 20:30, 10/05/2024
Ban Quản trị chuỗi Bánh mì chảo Cột điện Quán thông báo đã đình chỉ vĩnh viễn hoạt động của cơ sở Cột Điện Quán ở Thái Bình, vì không tuân thủ các nội quy và yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bắt 2 đối tượng vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp qua biên giới

Bắt 2 đối tượng vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp qua biên giới

Pháp luật - Thế Mạnh - Thanh Nguyên - 20:28, 10/05/2024
Ngày 10/5, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Hà Tĩnh thông tin, đơn vị vừa chủ trì phối hợp với Hải quan Hà Tĩnh phát hiện bắt quả tang 2 đối tượng vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp từ Lào về Việt Nam tiêu thụ.