Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nơi vùng biên có những lớp học luôn sáng đèn đêm

Thiên An - Mỹ Dung - 15:51, 20/10/2022

Nhiều năm trở lại đây, tại các thôn, bản vùng sâu, vùng xa của huyện biên giới Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, có những lớp học khá đặc biệt, bởi nó luôn sáng đèn đêm từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, bởi lớp học không phân biệt tuổi tác...

Học viên lớp xóa mù chữ không phân biệt lứa tuổi
Học viên lớp xóa mù chữ không phân biệt lứa tuổi

Ánh sáng từ con chữ

Bình Liêu là huyện miền núi tập trung chủ yếu là đồng bào DTTS sinh sống, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ người dân mù chữ cao nhất của tỉnh Quảng Ninh. Việc mở lớp học đặc biệt xóa mù chữ cho người dân vùng cao, đã nhanh chóng triển khai và ra đời. Để giúp người dân tiếp cận với con chữ, những năm qua, chính quyền huyện Bình Liêu đã mở 7 lớp học xóa mù chữ tại các thôn bản, thu hút được hơn trăm học viên cùng tham gia học. 

“Giai đoạn 2021-2025 tỉnh Quảng Ninh phấn đấu đến năm 2025 đạt 99,5 % số người trong độ tuổi từ 15 đến 60 đạt chuẩn biết chữ mức độ 2; 177/177 xã, phường, thị trấn (chiếm tỷ lệ: 100%) được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; 13/13 huyện, thị xã, thành phố (chiếm tỷ lệ: 100%) được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; Tỉnh Quảng Ninh đạt chuẩn XMC mức độ 2” – Bà Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh thông tin.

Xã Đồng Tâm hiện có hơn 900 hộ dân, sinh sống rải rác tại 16 thôn. Trong đó, thôn Phiêng Sáp cách trung tâm xã khoảng 6km, điều kiện sinh hoạt của người dân còn nhiều khó khăn. Tuy vậy, khi lớp xóa mù chữ được mở tại thôn (tháng 7/2021), đã thu hút được 17 học viên trong thôn tham gia. Người cao tuổi nhất của lớp tầm 60 tuổi và nhỏ nhất khoảng 36 tuổi; có người đã được làm ông, làm bà hoặc mang gánh nặng trụ cột gia đình. Vì thế, thời gian dành cho việc học của họ sẽ vào các buổi tối sau khi kết thúc 1 ngày nương, rẫy. 

Bà Vy Thị Thảo, 58 tuổi, thôn Ngàn Vàng, xã Đồng Tâm cho biết: “Thời gian buổi tối khi kết thúc ngày làm việc nương rẫy, ăn cơm tối xong, chúng tôi đi học. Mỗi nhà, mỗi người một hoàn cảnh nhưng tự khắc phục để đến lớp học”.

Tại Nhà Văn hóa thôn Phặc Chè - Nà Choòng (xã Hoành Mô) luôn sáng đèn, vang lên tiếng ê, a tập đánh vần. Chị Trần Thị Nuông (35 tuổi, dân tộc Sán Chỉ, người dân trong thôn cho biết, gia đình chị cả 2 vợ chồng đều đăng ký theo học. Chị cho biết: “Không biết chữ khổ lắm, mà con hỏi cũng không biết đường trả lời cho con. Hơn nữa, nhiều khi làm thủ tục giấy tờ ký cũng không biết viết đủ cả họ tên”.

Là học sinh thuộc nhóm lớn tuổi nhất lớp, chị Vi Thị Toán, 48 tuổi, dân tộc Dao cho biết, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên sống trong cảnh mù chữ, cuộc sống nhiều khi gặp rất nhiều khó khăn. Gần đây, được cán bộ vận động chị đã đăng ký tham gia lớp học tại nhà văn hóa thôn.

"Tham gia lớp một thời gian, tôi đã có thể ghép vần đọc được một số từ đơn giản. Tôi đang mong sau hết khóa học này, tôi sẽ đọc và viết được nhiều hơn nữa”, chị Toán phấn khởi chia sẻ.

Giáo viên thực hiện “3 cùng” để học viên yên tâm tới lớp
Giáo viên thực hiện “3 cùng” để học viên yên tâm tới lớp

Quyết tâm "3 cùng" để gieo chữ

10 năm gần đây, huyện Bình liêu đã mở được 96 lớp xóa mù chữ; cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình xóa mù chữ cho 1.625 học viên, trong đó có 410 học viên hoàn thành chương trình xóa mù chữ mức độ 2 (lớp 4 và lớp 5).

Việc dạy chữ cho học sinh vùng cao vốn đã gian nan, lại dạy cho những người lớn tuổi là cả một sự vượt khó, kiên trì của những người đứng lớp. Bởi vậy, để "gieo" được con chữ, không chỉ là khắc phục khó khăn, lòng yêu nghề, mà hơn hết là tình yêu với vùng đất, đồng bào nơi đây của những thầy, cô giáo vùng cao.

Những lớp xóa mù chữ thường kéo dài 6 tháng, từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Để mở được lớp xóa mù chữ, chính quyền địa phương và giáo viên phải vận động bà con nhiều lần; thậm chí giáo viên phải thực hiện "3 cùng" (cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc) với họ để giữa 2 bên hiểu và tin tưởng nhau trước khi tới lớp; động viên học viên đến lớp nhất là vào mùa.

Cô giáo Trương Thị Nga, hiện đang dạy lớp học xóa mức độ 2 (trình độ lớp 4-5) ở thôn Khe Tiền, xã Đồng Văn trải lòng: “Học viên người DTTS, sử dụng nhiều ngôn ngữ, phong tục, tập quán khác nhau, nên việc dạy chữ khó hơn”.

Với cô giáo Nông Thị Lan, Trường Tiểu học Đồng Tâm, đã gần 5 năm tham gia đứng lớp xóa mù chữ tại những địa bàn xa xôi nhất của huyện Bình Liêu: “Tôi đang giảng dạy lớp xóa mù chữ tại Nhà Văn hóa thôn Phặc Chè - Nà Choòng (xã Hoành Mô). Bà con rất chăm chỉ đến lớp, chịu khó nghe giáo viên uốn nắn. Sau vài ngày học làm quen còn bỡ ngỡ, bây giờ ai cũng tự tin, mạnh dạn, xung phong lên bảng”, cô chia sẻ.

Anh Tằng Vằn Dào, Phó Chủ tịch xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu cho biết, được sự quan tâm của các cấp, ngành, hiện nay trên địa bàn xã Đồng Văn có 2 lớp xóa mù chữ, mỗi lớp khoảng 20 học viên, chủ yếu là đồng bào DTTS. Họ sống rải rác, đường sá đi lại khó khăn, xa lớp học. Công việc của bà con nơi đây chủ yếu của là đi rừng nên khá nặng nhọc, thường xuyên về muộn. Hơn nữa, họ đều là trụ cột, lao động chính trong gia đình nên khi về nhà lại phải lo việc nhà.

“Vì còn nhiều khó khăn nên công tác vận động họ tới lớp để học vào các tối cũng không hề đơn giản. Tuy nhiên, sau khi được chính quyền nói về lợi ích của việc biết chữ, biết viết thì bà con cũng rất hăng hái và ủng hộ”, anh Tằng Vằn Dào, Phó Chủ tịch xã Đồng Văn chia sẻ thêm.

Chắc chắn rằng, với những lớp học đặc biệt cùng sự nhiệt huyết, quyết tâm của những người giáo viên, "ánh sáng" từ con chữ sẽ góp phần tiếp tục thay đổi diện mạo những thôn, bản vùng cao của huyện miền núi, biên giới nơi đây.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.
Lần đầu tiên tổ chức Festival 100 năm cây Dừa sáp Trà Vinh

Lần đầu tiên tổ chức Festival 100 năm cây Dừa sáp Trà Vinh

Tin tức - Nguyệt Anh - 16 phút trước
Thông tin từ UBND tỉnh Trà Vinh cho biết, Festival 100 năm cây Dừa sáp lần đầu tiên được tỉnh Trà Vinh tổ chức nhằm tôn vinh, quảng bá thương hiệu, giá trị của trái dừa sáp Trà Vinh. Festival sẽ được tổ chức kết hợp với Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè vào cuối tháng 8/2024.
Đồng Tháp lần đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản 15 tấn củ sen

Đồng Tháp lần đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản 15 tấn củ sen

Kinh tế - Minh Nhật - 1 giờ trước
Ngày 7/5, khoảng 15 tấn củ sen cấp đông của Đồng Tháp chính thức được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản. Lễ công bố xuất khẩu lô sen sang thị trường Nhật Bản là một trong những hoạt động của Lễ hội Sen lần thứ II năm 2024, của tỉnh Đồng Tháp.
Nữ nghi phạm 69 tuổi giấu trong người nhiều gói ma túy dạng

Nữ nghi phạm 69 tuổi giấu trong người nhiều gói ma túy dạng "cỏ Mỹ"

Pháp luật - Minh Nhật - 1 giờ trước
Một nữ nghi phạm 69 tuổi tại Đà Nẵng bị công an phát hiện đang tàng trữ đến 273 gói ni lông chứa “cỏ Mỹ” trong người.
Ngoại hạng Anh: Thua tan nát Crystal Palace, Man United kèo dài chuỗi thành tích thất vọng

Ngoại hạng Anh: Thua tan nát Crystal Palace, Man United kèo dài chuỗi thành tích thất vọng

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Vòng 36 Ngoại hạng Anh, Man United có chuyến làm khách trên sân của Crystal Palace. Trên sân Selhurst Park, Man United đã có màn trình diễn thảm họa và nhận thất bại nặng nề với tỉ số 4-0.
Bắt nhóm đối tượng mang quốc tịch Lào chở số lượng lớn ma túy vào Việt Nam

Bắt nhóm đối tượng mang quốc tịch Lào chở số lượng lớn ma túy vào Việt Nam

Pháp luật - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
6 đối tượng mang quốc tịch Lào vừa bị lực lượng Bộ đội Biên phòng bắt giữ, khi dùng ô tô 16 chỗ vận chuyển 121 kg ma túy.
Tin trong ngày - 6/5/2024

Tin trong ngày - 6/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Bình Thuận truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS. Người có uy tín ở Pu Hao góp sức bảo vệ biên giới bình yên. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cơ quan điều tra vào cuộc vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Cơ quan điều tra vào cuộc vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Tin tức - Minh Thu - 4 giờ trước
Thông tin từ UBND TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai cho biết, liên quan vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì Cô Băng (phường Xuân Bình, TP. Long Khánh) khiến 568 người nhập viện, UBND TP Long Khánh đã chuyển cơ quan điều tra xác minh làm rõ.
Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 8 giờ trước
Những Người có uy tín có tiếng nói rất quan trọng trong đời sống của đồng bào DTTS, họ được xem là những “cây cao bóng cả” của thôn làng. Vì thế, trong những năm qua, các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã phối hợp với những Người có uy tín thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức được những hệ lụy của tảo hôn, từ đó thay đổi nếp nghĩ và nói không với tảo hôn.
Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Khởi nghiệp - Quỳnh Trâm - 8 giờ trước
Từ phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, những năm qua, ở các huyện miền núi Thanh Hóa xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm với nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, giúp tạo việc làm và tăng thu nhập ở vùng DTTS. Đặc biệt, thông qua những tấm gương này đã thôi thúc nhiều đoàn viên, thanh niên ở vùng nông thôn, vùng DTTS, miền núi vượt qua chính mình, hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp để làm chủ cuộc sống.
Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 8 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, người dân tỉnh Điện Biên và du khách đã được thưởng thức "bữa tiệc" pháo hoa nhiều sắc màu bên bờ sông Nậm Rốm.
Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Pháp luật - Tiếng Dân - 8 giờ trước
Thời gian gần đây, dư luận tại tỉnh Bình Định đang rất quan tâm đến “lùm xùm” xung quanh vụ việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội Bóng ném nữ Bình Định. Đặc biệt, một số phụ huynh tố Huấn luyện viên (HLV) Đội Bóng ném nữ ở Bình Định “cắt xén” tiền ăn hàng tháng, tiền thưởng 50% của vận động viên (VĐV), thu quỹ hàng tháng không đúng quy định, đặt ra các quy định khắt khe để phạt VĐV… Đáng nói, quỹ lại do vợ của HLV này quản lý.