Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nơi 10 năm lớp học sáng đèn đêm

Nghĩa Hiệp - 10:26, 22/10/2021

Giữa mênh mông núi rừng Đông Bắc, trên những bản làng vùng biên giới, đều đặn trong suốt gần 10 năm nay, các thầy cô giáo đa phần còn rất trẻ đã vượt khó để giữ cho những lớp học luôn sáng đèn vào ban đêm. Những lớp học này đã và đang góp phần thực hiện mục tiêu giúp đồng bào dân tộc Dao và Sán Chỉ sinh sống tại những bản vùng cao biên giới của huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đọc thông viết thạo tiếng phổ thông.

Lớp học có nhiều độ tuổi từ 20 - 70 tham gia, với chủ yếu là các học viên dân tộc Dao, Sán Chỉ, nhưng họ đều chung mục tiêu là biết đọc, biết viết
Các học viên tham gia lớp học có nhiều độ tuổi từ 20 - 70, chủ yếu là người dân tộc Dao, Sán Chỉ

Những lớp học đêm tại vùng cao của huyện Bình Liêu khiến không ít người lần đầu chứng kiến sẽ có một chút ngỡ ngàng. Bởi tại đây các học viên ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ 20 đến 70 tuổi. Có những người đã làm bố, làm mẹ, hay lên cả chức ông, chức bà mới bắt đầu “ê, a” đánh vần từng chữ cái đầu tiên.

Thôn Phiêng Sáp, nằm cách trung tâm xã Đồng Tâm 6km, là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Lớp học ở thôn Phiêng Sáp năm nay đi vào hoạt động từ tháng 7 vừa qua, do cô giáo Hoàng Thị Huyền, giáo viên Trường Tiểu học Đồng Tâm đứng lớp. Cô giáo Huyền cho biết: “Lớp ban đầu chỉ có 8 - 9 học viên, lớn nhất đã gần 70 tuổi. Ban đầu các học viên còn e ngại, có hơi chút tự ti, nhưng sau 2 tuần mọi người cũng đã quen với việc đến lớp. Khi biết đọc, viết những chữ đầu tiên, họ hào hứng lắm, người nọ rủ người kia để đến lớp, giờ đã có 17 học viên đang học ổn định rồi”.

Chị Chìu Tài Múi bế theo con lên lớp để học chữ
Chị Chìu Tài Múi bế theo con lên lớp để học chữ

Đến lớp học mỗi ngày, chị Chìu Tài Múi, 37 tuổi đã không ngần ngại địu con thơ đi học cùng mẹ. Bế con ngủ trên tay, tay còn lại chị Múi tô theo những nét chữ. Chị Múi cho biết: “Giờ trong thôn cũng nhiều người biết chữ rồi. Ngày xưa do gia đình đông anh chị em nên tôi không được đi học, không biết đọc, biết viết lạc hậu lắm. Biết chữ rồi sẽ không nghèo nữa đâu, nên khó mấy thì mình cũng đi học”.

Cũng tương tự như lớp học ở Phiêng Sáp, lớp học tại thôn Phặc Chè, cũng thu hút được rất nhiều người tham gia học chữ. Vợ chồng anh Dương A Chíu (37 tuổi) và chị Trần Thị Chạu (36 tuổi) đều là người Sán Chỉ, cùng dẫn nhau đến lớp học. Anh Chíu chia sẻ: “Nhà tôi có 3 con, các con đều đi học, biết đọc viết cả rồi. Mình không biết đọc, biết viết sẽ không biết để bảo con, nên hai vợ chồng quyết tâm đi học".

Nghề dạy chữ ở vùng cao xưa nay vốn đã nhiều khó khăn, nhưng dạy chữ ở những lớp xóa mù chữ, cho những người cao tuổi, hạn chế khả năng tiếp thu lại càng thêm khó khăn và vất vả. Việc này không chỉ đòi hỏi các thầy cô giáo phải thật sự tâm huyết với nghề, mà còn phải có cả sự kiên nhẫn, tỷ mỉ đối với từng học viên trong lớp. Bởi bên cạnh việc khó trong dạy học, đi đến lớp học nhiều lúc cũng là cả quãng đường gian nan.

Những lớp học xóa mù chữ đã 10 năm sáng đèn tại các bản làng vùng cao huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh
10 năm qua, những lớp học xóa mù chữ luôn sáng đèn tại các bản làng vùng cao huyện Bình Liêu.

Cô giáo Nông Thị Lan tâm sự: “ Từ năm 2018, tôi bắt đầu tham gia gắn bó với những lớp học đêm trên những bản làng. Nhớ nhất năm 2019, tôi nhận lớp học ở thôn Kéo Chản, xã Đồng Văn, đường vào hơn chục cây số phải đi bộ. Mùa mưa, lũ việc dạy học xong ngủ lại lớp là chuyện thường. Nhưng tôi không thấy đấy là vất vả. Bởi tôi sinh ra và lớn lên ở vùng đất này, nên tôi luôn cống hiến hết mình cho quê hương và người dân quê mình. Đặc biệt, để xóa mù chữ cho đồng bào, nhiều lúc chúng tôi đã “3 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc) với bà con”.

Theo báo cáo của huyện Bình Liêu, kể từ khi thực hiện Chỉ thị 10-CT/TW ngày 5/12/2011 của Bộ Chính trị về “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục TH&THCS, tăng cường phân luồng học sinh sau THCS và xóa mù chữ cho người lớn”, đến nay hành trình xóa mù chữ ở vùng cao Bình Liêu đã tròn 10 năm. Với 96 lớp học được mở ra và hoàn thành (tính đến tháng 5/2021), đã giúp xóa mù chữ cho 1.625 học viên, trong đó có 410 học viên hoàn thành chương trình xóa mù chữ mức độ 2 (lớp 4 và lớp 5). 

Hiện nay, Huyện đang tiếp tục mở 9 lớp học và sẽ kết thúc trong năm 2021. Theo đó, mức độ phổ cập xóa mù chữ của huyện Bình Liêu  ở mức 2 (mức độ chuẩn) tại 7/7 xã, thị trấn (đạt 100%). Tỷ lệ người dân trong độ tuổi từ 15 - 60 biết chữ đạt 93,3% .

Xóa mù chữ và chống tái mù chữ cho đồng bào DTTS, được xác định là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài. Và, những nỗ lực xóa mù chữ của các thầy cô giáo ở các huyện vùng cao của Quảng Ninh, đang góp phần giúp đồng bào DTTS nâng cao dân trí để cải thiện chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới, miền núi còn nhiều khó khăn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.
Tin nổi bật trang chủ
Tổ chức điều tra tài nguyên du lịch nhằm phát triển sản phẩm, điểm du lịch trên phạm vi cả nước

Tổ chức điều tra tài nguyên du lịch nhằm phát triển sản phẩm, điểm du lịch trên phạm vi cả nước

Tin tức - Minh Nhật - 2 giờ trước
Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa sẽ là hai đối tượng điều tra nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu phát triển sản phẩm du lịch, các khu, điểm du lịch trên phạm vi cả nước...
Cơ quan điều tra vào cuộc vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Cơ quan điều tra vào cuộc vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Tin tức - Minh Thu - 2 giờ trước
Thông tin từ UBND TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai cho biết, liên quan vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì Cô Băng (phường Xuân Bình, TP. Long Khánh) khiến 568 người nhập viện, UBND TP Long Khánh đã chuyển cơ quan điều tra xác minh làm rõ.
Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 6 giờ trước
Những Người có uy tín có tiếng nói rất quan trọng trong đời sống của đồng bào DTTS, họ được xem là những “cây cao bóng cả” của thôn làng. Vì thế, trong những năm qua, các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã phối hợp với những Người có uy tín thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức được những hệ lụy của tảo hôn, từ đó thay đổi nếp nghĩ và nói không với tảo hôn.
Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Khởi nghiệp - Quỳnh Trâm - 6 giờ trước
Từ phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, những năm qua, ở các huyện miền núi Thanh Hóa xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm với nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, giúp tạo việc làm và tăng thu nhập ở vùng DTTS. Đặc biệt, thông qua những tấm gương này đã thôi thúc nhiều đoàn viên, thanh niên ở vùng nông thôn, vùng DTTS, miền núi vượt qua chính mình, hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp để làm chủ cuộc sống.
Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 6 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, người dân tỉnh Điện Biên và du khách đã được thưởng thức "bữa tiệc" pháo hoa nhiều sắc màu bên bờ sông Nậm Rốm.
Tin trong ngày - 6/5/2024

Tin trong ngày - 6/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Bình Thuận truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS. Người có uy tín ở Pu Hao góp sức bảo vệ biên giới bình yên. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Pháp luật - Tiếng Dân - 6 giờ trước
Thời gian gần đây, dư luận tại tỉnh Bình Định đang rất quan tâm đến “lùm xùm” xung quanh vụ việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội Bóng ném nữ Bình Định. Đặc biệt, một số phụ huynh tố Huấn luyện viên (HLV) Đội Bóng ném nữ ở Bình Định “cắt xén” tiền ăn hàng tháng, tiền thưởng 50% của vận động viên (VĐV), thu quỹ hàng tháng không đúng quy định, đặt ra các quy định khắt khe để phạt VĐV… Đáng nói, quỹ lại do vợ của HLV này quản lý.
Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Photo - Vũ Mừng - 6 giờ trước
Từ lâu thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa cây cảnh. Không ít du khách mới đặt chân tới đây lần đầu, đã phải gật gù đồng ý, Vị Khê là mảnh đất của những “kỳ hoa, dị thảo”…
Khát vọng đổi thay ở Lập Thắng

Khát vọng đổi thay ở Lập Thắng

Phóng sự - Vũ Mừng - 6 giờ trước
Ánh nắng đầu ngày vừa ló rạng, từng đợt mây hồng đang kết chặt trên đỉnh đồi Hích như chầm chậm tản ra, rồi như sà xuống con ngõ nhỏ dẫn vào Lập Thắng. Và khi những thanh âm rộn ràng của cồng chiêng đã vang vọng bên tai, những sắc phục thổ cẩm rực rỡ của các mẹ, các chị đã hiện đầy trong mắt lữ khách, thì thử hỏi có ai mà không rạo rực...
“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 6 giờ trước
Chương trình cầu truyền hình “Dưới lá cờ Quyết thắng” là sự kiện đặc biệt, là lời tri ân sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 6 giờ trước
Dù mới ở tuổi đôi mươi, nhưng những người trẻ này đã có tình yêu đặc biệt với văn hóa dân tộc mình. Họ tận dụng mạng xã hội để quảng bá văn hóa dân tộc, giữ gìn nét đẹp của dân tộc và từ đó giúp nhiều người khác hiểu và trân quý văn hóa của đồng bào DTTS trong “vườn hoa 54 dân tộc anh em”.