Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Níu giữ những đêm khan ở lại với buôn làng

Đức Trí - 07:05, 03/11/2023

Cùng với cồng chiêng, sử thi (đồng bào Ê Đê gọi là klei khan) là di sản văn hóa đặc trưng của các dân tộc Tây Nguyên. Xu hướng phát triển của cuộc sống hiện đại, những đêm khan huyền thoại dần vắng bóng. Trước thực trạng đó, chính quyền và các nghệ nhân ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk đã nỗ lực tìm nhiều giải pháp để níu giữ những đêm khan ở lại với buôn làng.

Không gian diễn xướng sử thi trong nhà dài truyền thống, bà con quây quần bên chóe rượu cần
Không gian diễn xướng sử thi trong nhà dài truyền thống, bà con quây quần bên chóe rượu cần

Những cách làm hay

Huyện Cư M’gar là vùng đất sinh ra sử thi Đam San nức tiếng của người Ê Đê; là nơi còn lưu giữ đậm nét những giá trị văn hóa dân gian của người Ê Đê, đặc biệt là sử thi. Người Ê Đê có câu ca: “Thiếu tiếng chiêng, tiếng kư ưt, tiếng khan như cuộc sống thiếu cơm, thiếu muối…”. Điều đó đã khẳng định, sử thi là một trong những giá trị văn hóa tinh thần vô giá của người Ê Đê. Hiện nay, các dân tộc Tây Nguyên có khoảng 80 sử thi. Trong đó nổi bật là các sử thi như Đam San, Đăm Di, Khinh Dú, Đăm Đơ Roăn, Y Prao, Mhiêng, Đăm Di đi săn, Đăm Tiông, Đăm Trao - Đăm Rao…

Là một trong những nghệ nhân thuộc và hát kể được nhiều bài sử thi của người Ê Đê, Nghệ nhân ưu tú Y Wang HWing ở buôn Triă, xã Ea Tul, coi điệu khan thân thuộc như hơi thở cuộc sống của chính mình. Dù khó khăn trong cuộc sống, nhưng bao năm qua, nghệ nhân Y Wang vẫn say mê hát kể cho mọi người nghe và sẵn sàng truyền dạy cho người muốn học.

Nghệ nhân Y Wang HWing chia sẻ: Kể khan là sinh hoạt văn hóa dân gian được truyền miệng từ đời này qua đời khác. Không gian thiêng liêng để kể khan là bên bếp lửa bập bùng, ché rượu cần và bà con trong buôn quây quần. Bây giờ trong buôn làng của ông, không hát kể sử thi thường xuyên như ngày xưa, nhưng dịp mùa vụ, nghi lễ vòng đời, lễ hội của buôn hoặc chính quyền địa phương tổ chức, bà con lại tập trung nghe nghệ nhân hát kể. Người hát kể sử thi cũng đông hơn, trong đó đủ tầng lớp từ trung niên, thanh niên và cả thiếu niên. 

Người Ê Đê gọi sử thi là klei khan. Klei nghĩa là lời, bài; khan nghĩa là hát kể. Mỗi tác phẩm sử thi là một câu chuyện dài, có thể dài ba, bốn nghìn câu, cũng có tác phẩm dài đến hàng vạn câu. Nội dung cơ bản của sử thi Ê Đê chủ yếu ca ngợi, tôn vinh những người có công với cộng đồng buôn làng; đề cao sự sáng tạo, sự mưu trí, tài giỏi, ca ngợi tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau lúc khó khăn, hoạn nạn, đề cao chính nghĩa, phản kháng những điều trái với đạo lý, luật tục; đề cao cái đẹp về sức mạnh hình thể lẫn sức mạnh tâm hồn. Sử thi còn ca ngợi tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, mong muốn chinh phục thiên nhiên để cuộc sống tốt đẹp hơn. 

Ngoài ra, sử thi Ê Đê còn miêu tả cuộc sống sinh hoạt, lao động bình thường giản dị của buôn làng; thể hiện những nguyện vọng, ước mơ chính đáng của con người về một thế giới tốt đẹp hơn giữa người với người, giữa con người với thế giới tự nhiên và giữa con người với các đấng thần linh...

Để bảo tồn sử thi Ê Đê, những năm qua ngành văn hóa đã mở những lớp truyền dạy hát kể sử thi. Địa phương cũng định kỳ tổ chức các hoạt động văn hóa như Ngày hội Làng văn hóa các dân tộc xã Ea Tul được tổ chức định kỳ 2 năm một lần, đã tạo môi trường, không gian nghệ thuật để sử thi cũng như các giá trị văn hóa được diễn xướng.

Các học việc nhỏ tuổi (ngồi ghế bên phải) cũng thuộc và trình diễn một số đoạn sử thi
Các học viên nhỏ tuổi (ngồi ghế bên phải) tham gia trình diễn một số đoạn sử thi

Mới đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Cư M’gar tổ chức lớp diễn xướng, truyền dạy sử thi của người Ê Đê tại xa Ea Tul. Lớp học có 20 học viên là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên con em đồng bào dân tộc Ê Đê tham gia. Trong thời gian 2 tháng, các nghệ nhân cung cấp, trang bị những kiến thức cơ bản về sử thi, nghệ thuật diễn xướng hát kể sử thi của người Ê Đê.

Lớp truyền dạy sử thi không những tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp Nhân dân, mà còn nêu cao tinh thần trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa sử thi trong đồng bào dân tộc Ê Đê.

Theo thống kê, đến nay huyện Cư M’gar còn 7 sử thi được ghi âm và phổ biến trong cộng đồng người Ê Đê ở Đắk Lắk, trong đó có 3 sử thi được biên dịch và xuất bản thành sách vào cuối năm 2010. Trong đó sử thi Đam San lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng người Ê Đê ở Đắk Lắk nói chung và huyện Cư M’gar nói riêng. Nhiều thế hệ người Ê Đê trong các buôn làng ở huyện Cư M’gar biết hát sử thi này, coi đó như một biểu tưởng văn hóa đáng tự hào của dân tộc mình.

Để sử thi còn mãi

Ngày nay, nghệ thuật hát kể sử thi của người Ê Đê vẫn được các thế hệ nghệ nhân trong các buôn trên địa bàn huyện Cư M’gar như Y Yêm Hwing, Y Wang Hwing, bà H’Bung Mlô… và thế hệ kế cận, gồm Y Thin Niê, Y Dhin Niê, Y Rang Kla và chị H’Ru Hwing gìn giữ, thực hành và trao truyền.

Nghệ nhân ưu tú Y Wang Hwing (thứ 2 bên phải) hát kể sử thi Đam San của dân tộc Ê Đê
Nghệ nhân ưu tú Y Wang Hwing (thứ 2 bên phải) hát kể sử thi Đam San của dân tộc Ê Đê

Xã Ea Tul được xem là chiếc nôi lưu giữ văn hóa dân gian của dân tộc Ê Đê, tiêu biểu nhất là sử thi. Vì thế, đầu tháng 8/2023, ngành văn hóa tỉnh Đắk Lắk đã chọn xã Ea Tul để tổ chức ghi âm, ghi hình diễn xướng di sản sử thi làm tư liệu nhằm gìn giữ, bảo tồn cho thế hệ mai sau.

Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk, trên địa bàn huyện hiện còn 447 nghệ nhân đánh chiêng, 117 nghệ nhân truyền dạy đánh chiêng, 66 nghệ nhân biết chỉnh chiêng, 179 nghệ nhân chơi nhạc cụ dân tộc, 72 nghệ nhân chế tác nhạc cụ dân tộc, 63 nghệ nhân tạc tượng, 318 nghệ nhân biết lời nói vần, 44 nghệ nhân kể sử thi, 69 đội văn nghệ…

Trong ngôi nhà truyền thống của gia đình bà H’Bung Mlô, cộng đồng người Ê Đê ở buôn Triă, xã Ea Tul quây quần bên những chóe rượu cần, nghe âm thanh du dương của sáo ống, nhịp điệu trầm bổng, lúc nỉ non, khi oai hùng của những bài kể khan.

 Các thế hệ nghệ nhân thay nhau diễn xướng trong không gian truyền thống đậm chất sử thi. Những nét cơ bản về lối hát kể khan, cách láy luyến làn điệu với lời hát kể, phương thức thực hành kỹ năng diễn xướng, cách ứng tác và ngẫu hứng sáng tạo trong nghệ thuật diễn xướng sử thi, đã được ghi lại cả bằng âm thanh và hình ảnh một cách sinh động.

Ông Y Mang, Phó trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Cư M’gar chia sẻ, nhìn từ thực tế, trong cuộc sống xã hội hiện đại ít nhiều tác động đến đời sống của bà con buôn làng nên một thời gian dài, ở nhiều buôn làng Ê Đê, đã thưa dần, thậm chí vắng bóng những đêm khan huyền thoại. 

Trước thực tế này, bằng nhiều giải pháp, huyện Cư M’gar đã khôi phục nhiều nghi lễ, lễ hội truyền thống của các dân tộc, trong đó có các lễ hội của người Ê Đê. Nhờ đó, những sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bào Ê Đê vẫn được duy trì, thực hành thường xuyên dưới nhiều hình thức. Những nghi lễ, phong tục, tín ngưỡng, tâm linh đến hoạt động diễn xướng dân ca, dân vũ, nhạc cụ truyền thống, cồng chiêng, hát kể sử thi...đã được nghệ nhân ở các buôn làng trên địa bàn huyện gìn giữ, thực hành và truyền dạy.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.
Ở nơi “bới cát lấy tiền”

Ở nơi “bới cát lấy tiền”

Kinh tế - Thảo Linh - 1 phút trước
Ở vùng đất pha cát - xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng có đủ các loại rau thương phẩm được trồng, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, sinh trưởng và phát triển tốt. Vụ này nối tiếp vụ kia đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào DTTS.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng) chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển vùng; kế hoạch điều phối vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Xã hội - Minh Nhật - 11 giờ trước
Mạng xã hội chưa bao giờ phát triển như hiện nay, cả về mức độ phổ biến và những tính năng kỹ thuật. Từ nhiều năm qua, nhiều hội, nhóm công khai có, kín có được thành lập trên mạng, thu hút rất nhiều thành viên (có những nhóm tới hàng trăm ngàn hội viên) lan truyền những nội dung phản cảm tiêu cực, kích động, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 11 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 11 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 11 giờ trước
Ngày 8/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5/2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 11 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 11 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 11 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 11 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.