Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Những vòng xe cuộc đời

Tiêu Dao - 18:58, 03/07/2022

Dưới cơn mưa tầm tã của miền đất Cố đô vào những ngày đầu hạ, lẫn trong dòng người đông đúc đến chợ Đông Ba, có những dáng người gầy nhỏ, đứng lặng lẽ bên chiếc xe đạp, chiếc mũ cũ kỹ không che nổi khuôn mặt già nua và khắc khổ. Họ là những người làm nghề xe đạp thồ,đạp xích lô.

“Nghề cổ” nơi Cố đô

Đã gần một trăm năm tồn tại, sau khi những chiếc xe kéo tay bị thất sủng, thì xe đạp thồ đã trở thành phương tiện đi lại vào hàng phong lưu của người dân nơi đây suốt gần nửa thế kỷ, đến khoảng giữa thập kỷ 90 của thế kỷ trước, khi nhiều phương tiện giao thông hiện đại khác phát triển và dần thay thế thì xe đạp thồ mới dần bị quên lãng. Nhưng vẫn có không ít người cố bám víu để tìm  những đồng tiền ít ỏi trong cuộc mưu sinh đầy khốc liệt. Thỉnh thoảng giữa dòng người tập nập chúng ta có thể bắt gặp được một vài chiếc xe đạp thồ như thế.

Sau khoảng 40 phút dắt xe vòng quanh chợ thì cuối cùng ông Trần Đình Dương (85 tuổi, ở huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế) cũng có người thuê chở hàng. Lần này là một thùng trái cây nhỏ được chủ của hàng bán sỉ (buôn) trong chợ thuê ông chở đến cho một chủ quán ở đường Lê Lợi. Quãng đường gần 4km, tuy số tiền mà khách hàng thuê ông chỉ vỏn vẹn có 5 ngàn đồng nhưng ông vẫn vui vẻ với công việc chở hàng.

Ông Dương là người cao tuổi nhất trong giới xe đạp thồ ở Huế hiện nay. Ông là người kiếm sống bằng nghề xe đạp thồ già nhất chợ Đông Ba và có lẽ cũng là người già nhất đạp xe thồ trên mảnh đất Cố đô. Gần nửa nửa thế kỷ làm bạn với “con ngựa sắt” cũ kỹ tuềnh toàng để rong ruổi chở hàng, chở người khiến ông có nét gì đó hao hao những ngư dân vùng biển quanh năm hứng chịu sự khắc nghiệt của nắng gió, mưa dầm.

Những chiếc xe đạp thồ như thế này là nguồn sống nuôi gia đình của một thời
Những chiếc xe đạp thồ như thế này là nguồn sống nuôi gia đình của không ít người

Ông Dương kể với vẻ đầy tự hào, rằng chỉ cách đây hơn hai mươi năm thôi, có được một chiếc xe phượng hoàng, hay tệ thì chiếc xe thống nhất là cả một gia tài. Thủa ấy xe đẹp thì để chở khách, xe cũ để chở hàng. Có nhiều khách đi xe là những “người đẹp”, mặc áo dài, thuê xe chở đi dạo phố, chụp ảnh. Có nhiều đám cưới không có xe đạp cũng thuê xe đi. Hồi “thịnh vượng” của nghề, có ngày ông chở toàn khách là người đẹp đi chụp ảnh tại các điểm du lịch, hay chở khách đám rước dâu, thu nhập cũng khá. Chính nhờ nghề này mà ông có thể nuôi gia đình và con cái qua những thời khắc khó khăn nhất.

Cũng như ông Dương, những người còn gắn bó với nghề đặc biệt này đa phần là những người đã ở cái tuổi “thật thập cổ lại hy”, là những người kỳ cựu trong nghề. Người ít nhất cũng đã có 10 năm chạy xe đạp thồ. Trước đây, làm nghề xe đạp thồ có đầy đủ mọi lứa tuổi khác nhau, từ những thanh niên cho tới những ông già tóc bạc phơ vẫn cặm cụi theo những vòng xe nhọc nhằn. Khi cảm thấy sự lỗi thời của hình thức vận tải này mà nhiều người đã bỏ nghề để tìm cho mình những công việc khác thu nhập cao hơn.

Phía chợ An Cựu cũng còn một nhóm những người hành nghề xe đạp thồ. Ông Nguyễn Nghĩa, cũng đã hơn 70 là trưởng nhóm cho biết: “Bây giờ người dân và cả những người buôn bán cũng ít thuê cánh xe đạp như chúng tôi đi. Nếu có nhiều hàng hóa thì họ thuê xích lô còn muốn nhanh hơn thì có xe máy. Nhiều người vì cuộc sống mưu sinh mà họ không còn gắn bó với nghề này nữa. Mấy người khác còn sức lực thì họ có thể kiếm được việc khác, còn như tôi đây ai còn dám thuê làm gì nữa. Chỉ còn có cái nghề này kiếm cơm thôi!”.

Trên những vòng xe không mỏi

So với những nghề khác thì nghề xe đạp thồ có thu nhập khá thấp. Mỗi ngày nhiều nhất họ cũng chỉ có thể kiếm được 20.000 đến 40.000 ngàn đồng. Còn nếu như những ngày mưa gió thì có khi còn không có hàng để chạy, vậy là phải lủi thủi ra về. Những lúc ngồi buồn không có khách, những lão phu xe lại lau chùi, “nói chuyện” với chiếc xe, như một người bạn tâm giao.

Ông Minh 75 tuổi ở Vỹ Dạ, Huế bên chiếc xe đạp thồ vắng người đi
Ông Minh 75 tuổi ở Vỹ Dạ, Huế bên chiếc xe đạp thồ vắng người đi

Ông Nghĩa chia sẻ: “Nhà tôi ở cách chợ An Cựu này không xa, nắng mưa gì cũng thế, cứ 3 rưỡi sáng là tôi lại bắt đầu đạp xe từ nhà lên đây. Tôi làm cái nghề này tính ra cũng đã gần 30 năm rồi. Những năm trước đây thì hàng hóa còn nhiều chứ bữa nay khan hiếm lắm chú à. Mà kể ra thì thu nhập chẳng đáng là bao, đạp xe gần 5-7 cây số mà cũng chỉ kiếm được có 5 ngàn thôi. Đa số bây giờ chúng tôi ở đây chỉ chở hoàng hóa là chính chứ hy hữu lắm mới có người thuê chở đi. Có chăng chỉ có một số người già cả hay những người khách du lịch thấy lạ mắt thì họ mới thuê đi cho vui thế thôi. Vì làm lâu năm nên ở đây cũng có nhiều khách hàng quen, họ thấy thương tình nên khi thì thuê chở bao gạo, thùng hoa quả hay một số hàng hóa linh tinh đến các chợ lẻ trong thành phố!”.

Lau vội giọt mồ hôi đang lăn dài trên má sau chuyến hàng, ông Thanh (69 tuổi, ở Phường Phú Hiệp, Tp. Huế) tiếp lời: “Bây giờ người dân ít đi xe đạp thồ nên chúng tôi cũng chỉ làm hết buổi trưa rồi về nghỉ. Nếu chở đi một quãng đường xa thì cũng chỉ được 1 đến 2 chuyến là cùng. Có khi chúng tôi còn đạp xe đến hàng chục cây số cả đi và về chở hàng từ chợ Đông Ba xuống các chợ quanh thành phố An Cựu, Tây Lộc, Kim Long. Dù mệt nhưng vẫn phải cố gắng mà làm. Ai thuê gì thì chở nấy miễn sao không bỏ phí một ngày là được”.

Nhiều người, khi nhìn những lão phu xe này đều trăn trở, bảo ở cái tuổi gần đất xa trời này đáng lẽ họ phải nghỉ ngơi an dưỡng tuổi già, nhưng vì một phần là yêu nghề mà cho đến giờ những phu xe vẫn chọn theo đuổi nó. Với những người phu xe như ông Dương, ông Thanh, ông Nghĩa thì đây một phần là công việc thường ngày, nhưng đó cũng như là một thói quen. Ngày nào mà không đi là các ông lại cảm thấy thiếu thiếu cái gì đó. Sáng đạp xe thong dong lên chợ, được gặp nhiều bạn bè. Những lúc không có hàng thì ngồi lại với nhau tâm sự cũng vui. Mà chắc có lẽ  cũng vì cái nghề này mà đến giờ sức khỏe của ông Dương, ông Thanh và những người phu xe vẫn còn tốt lắm, rất ít khi đau ốm.

Không chỉ có xe đạp thồ, nhiều người cao tuổi ở Huế vẫn hành nghề đạp xích lô chở hàng. (Ảnh Huế ơi)
Không chỉ có xe đạp thồ, nhiều người cao tuổi ở Huế vẫn hành nghề đạp xích lô chở hàng. (Ảnh Huế ơi)


Không chỉ có xe đạp thồ, nhiều người cao tuổi ở Huế vẫn hành nghề đạp xích lô chở hàng. Với họ, cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng được ngày ngày làm việc, có nguồn thu nhập ít ỏi vẫn là một điều gì đó may mắn.

Cố Đô có một nghề đặc biệt, những người hành nghề cũng rất đặc biệt, họ muốn giữ một chút gì rất Huế cho mai sau. Nhưng trước sự phát triển như vũ bão của các phương tiện gia thông hiện nay, có lẽ sẽ chẳng bao lâu nữa, những lão phu xe nơi Cố đô cũng dừng nghề. Dẫu biết một đời người, một đời xe còn lắm nhớ thương, nhưng âu đó cũng là một lẽ thường tình của cuộc sống.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Xã hội - Minh Nhật - 10 giờ trước
Mạng xã hội chưa bao giờ phát triển như hiện nay, cả về mức độ phổ biến và những tính năng kỹ thuật. Từ nhiều năm qua, nhiều hội, nhóm công khai có, kín có được thành lập trên mạng, thu hút rất nhiều thành viên (có những nhóm tới hàng trăm ngàn hội viên) lan truyền những nội dung phản cảm tiêu cực, kích động, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 10 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 10 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 10 giờ trước
Ngày 8/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5/2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 10 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 10 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 10 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Trang địa phương - Mỹ Dung - 10 giờ trước
Ngày 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán nhân dịp đoàn có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Xã hội - Khánh Ngân - 10 giờ trước
Trung tá Hồ Lê Luận - Chính trị viên Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa cử cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn để hỗ trợ đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa vụ Đông xuân 2023 - 2024.