Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những “nhà giáo” không lương

PV - 14:13, 16/11/2018

Nhận được mặt chữ, đọc thông viết thạo cả chữ phổ thông và chữ viết của chính dân tộc mình tưởng chừng là một việc rất đơn giản với mỗi người trong thời đại ngày nay, thế nhưng, ở một số vùng dân tộc thiểu số và miền núi, điều đó vẫn còn khá xa vời. Để khắc phục tình trạng này, có không ít những cá nhân, tổ chức bằng tình cảm, lòng nhân ái, tự nguyện tận tâm, tận lực mang con chữ đến cho đồng bào. Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Báo Dân tộc và Phát triển giới thiệu đến bạn đọc những tấm gương “thầy giáo” không lương như một lời tri ân.

Bài 1: Thầm lặng gieo chữ nơi cuối dòng Thác Bà

Mặc dù đã ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, nhưng hàng ngày chứng kiến đồng bào nghèo quê nhà (xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) chưa biết chữ, cựu chiến binh Đỗ Minh Bản chẳng thể vui thú điền viên, ông đã đi đến quyết định, mở một lớp học “đặc biệt” nơi thâm sơn cùng cốc này.

Vượt hồ Thác Bà học chữ

Chúng tôi đến thôn 4 Vàn, xã Phúc Lợi, trong những ngày cuối tháng 11 trời bắt đầu trở rét. Giữa lòng hồ Thác Bà phủ một màn sương bảng lảng càng khiến cho không gian thêm hoang vu, cô tịch. Theo chân ông Đỗ Minh Bản, ra bến đợi đầy lau lách, mất 5 phút thì xuất hiện 2 chiếc thuyền từ ngoài tiến vào bến. Trên thuyền hầu hết là phụ nữ trong trang phục truyền thống của dân tộc Dao, từ xa đã nghe tiếng các chị nói cười rôm rả.

Cựu chiến binh Đỗ Minh Bản đón học sinh vùng lòng hồ tới học. Cựu chiến binh Đỗ Minh Bản đón học sinh vùng lòng hồ tới học.

Tươi cười đón học sinh của mình, cựu chiến binh Đỗ Minh Bản cho biết, sống ở trong vùng lòng hồ Thác Bà, điều kiện đi lại quá khó khăn, nên bà con người Dao rất ít người biết chữ. “Là một người lính, hoàn thành nghĩa vụ về với địa phương, tôi rất trăn trở trước thực tế này của bà con dân bản. Chiến tranh đã qua rồi, giặc ngoại xâm cũng không còn, nhưng bà con vẫn phải đối diện với “giặc nghèo”, “giặc dốt”. Vì vậy, khi địa phương có chủ trương xóa mù chữ, tôi đã xin với chính quyền địa phương mở lớp học xóa mù chữ này”, cựu chiến binh Đỗ Minh Bản cho hay.

Theo lời thầy giáo Bản, thời gian đầu cứ ngỡ rằng điều kiện đi lại khó khăn như vậy, sẽ rất ít người theo học. Nhưng ngay sau khi mở, lớp học đã thu hút gần 30 học viên tham gia, hầu hết là chị em tuổi đời từ 25 đến 50. Lớp học được tổ chức mỗi tuần ba buổi: trưa thứ 2, thứ 3 và thứ 5, tại nhà văn hóa thôn 4 Vàn, xã Phúc Lợi. Đặc biệt, là dù phải chèo thuyền suốt 2 tiếng đồng hồ mới đến được lớp học, nhưng không ai nghỉ một buổi học nào. “Chỉ mới qua 2 tháng học chữ, nhiều chị đã bắt đầu biết đọc biết viết. Các chị phấn khởi lắm”, ông Bản chia sẻ.

Tham gia lớp học từ ngày đầu, chị Lý Thị Nhường 40 tuổi kể, mỗi lần đi họp phụ huynh cho con hay đi lên xã làm các thủ tục hành chính, vì không biết chữ nên chị phải điểm chỉ, nghĩ cũng rất ngượng. Khi lớp học của thầy Bản mở, chị đã đăng ký tham gia. Sau hơn 2 tháng học, chị đã biết đánh vần và biết viết tên của mình.

Bà Vi Thị Hồng, thôn 4 Vàn cũng bộc bạch, không biết chữ ngại lắm, bởi khi các cháu của bà hỏi, bà chẳng biết trả lời thế nào. Từ khi tham gia lớp học, bà đã biết đọc, viết và tự tin hơn khi tiếp xúc với mọi người.

Không đơn độc

Một điều đáng quý là “thầy Bản rất nhiệt tình và trách nhiệm ở địa phương này nên các em không cảm thấy ngại khi tham gia học, thầy Đỗ Minh Bản không hề đơn độc. Tất cả các học viên trong lớp của thầy Bản được giáo viên Trường Tiểu học xã Phúc Lợi hỗ trợ về sách vở, dụng cụ học tập. Những nét chữ nắn nót, những tiếng đánh vần còn chưa sõi của các học viên vang lên đều đặn mỗi trưa, các chị, các mẹ đang cố gắng học con chữ để nâng cao dân trí. Đây cũng chính là mong muốn của các học viên, cũng như thầy giáo Bản khi đến với lớp học đặc biệt này.

Cựu chiến binh Bản ân cần cầm bút chỉ dạy học sinh. Cựu chiến binh Bản ân cần cầm bút chỉ dạy học sinh.

Theo thống kê của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lục Yên, hết năm 2017, trên địa bàn huyện có 91,76% số người biết chữ trong độ tuổi từ 15-60 ở mức độ 1 và ở mức độ 2 đạt 88,13%. Hết năm 2017, trên địa bàn huyện còn khoảng 8,24% đồng bào dân tộc thiểu số độ tuổi từ 15 đến 60 chưa biết chữ. Nguyên nhân do phong tục tập quán, một phần vì ở vùng sâu, vùng xa nên khó khăn trong quá trình đi lại. Tuy nhiên, huyện cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác chống mù chữ.

Để khắc phục tình trạng này, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lục Yên đã chỉ đạo các đơn vị trường học điều tra, thống kê số lượng người mù chữ và tái mù chữ; xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu mở các lớp học xóa mù chữ để nâng cao tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học xóa mù chữ trên địa bàn, nhất là tập trung ở các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào DTTS. Phấn đấu đến năm 2020, huyện Lục Yên đạt chuẩn xóa mù chữ ở mức độ 2 với 22/24 xã, thị trấn và xóa mù chữ cho 930 người DTTS, nâng tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi 15-60 đạt 94%.

Ông Vũ Tô Hoàng, Phó Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lục Yên bộc bạch, để công tác xóa mù chữ đạt hiệu quả cao, một mình ngành Giáo dục không thể làm được. Do đó, ngành rất khuyến khích các cá nhân, tổ chức cùng tham gia. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã mở 3 lớp xóa mù. Hai lớp tại xã Trung tâm với 68 học viên do giáo viên Trường tiểu học và trung học cơ sở xã Trung Tâm trực tiếp giảng dạy.

Đặc biệt, lớp học tại xã Phúc Lợi, với 27 học viên do cựu chiến binh Đỗ Minh Bản giảng dạy rất hiệu quả. Điều đáng trân trọng là, dù điều kiện sống còn nhiều khó khăn, còn phải lo lao động sản xuất, tổ chức cuộc sống gia đình, nhưng các giáo viên, cũng như thầy Bản đều tham gia dạy học với tinh thần tự nguyện, không nhận bất cứ đồng bồi dưỡng nào”.

HIẾU ANH - BIÊN THÙY

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Tin nổi bật trang chủ
Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 1.119 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS của tỉnh Lào Cai.
Cúm A và những điều cần biết

Cúm A và những điều cần biết

Sức khỏe - Như Ý - 2 giờ trước
Thời tiết giao mùa cũng là lúc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh cúm mùa đặc biệt là cúm A. Cúm A có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này để phòng và trị bệnh một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.
Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - T.Hợp - 5 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống – nghề cói Kim Sơn, thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Xã hội - Minh Nhật - 9 giờ trước
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Giáo dục - T.Hợp - 10 giờ trước
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5/2024, cổng đăng kí trực tuyến kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024 mở, phục vụ thí sinh đăng ký dự thi.
Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Giải trí - T.Hợp - 10 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3/5 đến ngày 5/5, Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6 bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng thực hiện.
Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Sự kiện - Bình luận - PV - 11 giờ trước
Cách đây vừa tròn 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam, minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Tin tức - Minh Nhật - 11 giờ trước
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay (2.5), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến cho đến 17 giờ ngày 10.5. Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn học sinh lớp 12 cách thức đăng ký và lưu ý để tránh sai sót.
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 12 giờ trước
Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.