Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những “lỗ hổng” trong quản lý rừng và đất rừng ở ĐăK Nông

PV - 09:45, 22/05/2019

Như kỳ báo trước đã phản ánh, việc quản lý đất lâm nghiệp ở xã Đăk Ha, xã Quảng Sơn (Đăk G’long, Đăk Nông) rất lỏng lẻo. Đây là “chất xúc tác” kích thích nạn phá rừng, xâm canh, lấn chiếm và tranh giành, cướp đất lâm nghiệp.

Bài 2: Quyết liệt nhưng  rừng vẫn “chảy máu”

Đất “chính chủ” cũng cướp!

Tháng 10/2014, thực hiện chủ trương giao đất lâm nghiệp để phủ xanh đất trống, đồi trọc theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP, hai gia đình ông Trần Minh Tuấn (sinh năm 1983) và Hoàng Văn Đào (sinh năm 1989, dân tộc Tày) được Xí nghiệp Lâm nghiệp Đăk Ha (thuộc Công ty TNHH MTV Gia Nghĩa) ký “Hợp đồng huy động vốn trồng rừng”. Theo Hợp đồng số 07/HĐ-XN, ngày 19/10/2014 và Hợp đồng số 11/HĐ-XN ngày 20/10/2014 của Xí nghiệp Lâm nghiệp Đăk Ha, ông Tuấn, ông Đào được sử dụng đất lâm nghiệp ở khoảnh 2 và 7-Tiểu khu 1685, thuộc địa giới hành chính xã Quảng Sơn; khoảnh 1 và 3-Tiểu khu 1697, thuộc địa phận hành chính xã Đăk Ha để trồng keo, muồng; thời hạn hợp đồng là 29 năm (đến năm 2043).

Những cây keo hơn 4 năm tuổi bị chặt hạ xếp thành đống tại khoảnh 2, Tiểu khu 1685. (Ảnh chụp ngày 17/4/2019) Những cây keo hơn 4 năm tuổi bị chặt hạ xếp thành đống tại khoảnh 2, Tiểu khu 1685. (Ảnh chụp ngày 17/4/2019)

Sau khi ký hợp đồng, cuối năm 2014, gia đình ông Tuấn, ông Đào đã vay tiền để đầu tư trồng keo theo cam kết với Xí nghiệp Lâm nghiệp Đăk Ha; nếu không có bất thường thì khoảng giữa năm 2021 là có thể khai thác keo. Nhưng cuối năm 2018, rừng keo của họ đã bị một nhóm đối tượng cộm cán cho “quân” đến chặt phá nham nhở. Từ sau Tết Kỷ Hợi 2019, những vạt rừng keo bị chặt hạ này đã khô héo nên chúng cho “quân” ngang nhiên vào châm lửa đốt.

Ngày 17/4/2019, xuyên qua vạt rừng keo đã bị cháy khô do bị đốt phá, chúng tôi tiếp cận diện tích keo hơn 4 năm tuổi mới bị chặt hạ của gia đình ông Tuấn, ông Đào tại khoảnh 2-Tiểu khu 1685. Hơn nửa quả đồi chỉ còn trơ lại những gốc keo, xen lẫn những gốc cây tái sinh; những cây keo bị chặt, đốt xếp lại thành đống.

Ông Tuấn cho biết, cuối năm 2018, khi rừng keo bị chặt phá, ông đã làm đơn kêu cứu, đơn tố cáo gửi Công an xã Đăk Ha, Công an huyện Đăk G’Long và cả Công an tỉnh Đăk Nông nhiều lần. Phúc đáp lại niềm tin và mong đợi của ông chỉ là những “Giấy báo tin” hay “Thông báo chuyển đơn” từ các cơ quan cấp tỉnh về cho Công an huyện Đăk G’Long “xem xét, giải quyết”.

Lối đi xuyên qua vườn keo đã bị đốt chết dẫn sang diện tích keo của gia đình ông Tuấn thuộc khoảnh 2, tiểu khu 1685. (Ảnh chụp ngày 17/4/2019) Lối đi xuyên qua vườn keo đã bị đốt chết dẫn sang diện tích keo của gia đình ông Tuấn thuộc khoảnh 2, tiểu khu 1685. (Ảnh chụp ngày 17/4/2019)

“Ngày 25/3/2019, tôi cũng đã có đơn gửi Công an tỉnh Đăk Nông kêu cứu. Đến ngày 09/4/2019, Văn phòng Cơ quan CSĐT-Công an tỉnh Đăk Nông cũng chỉ gửi cho tôi Thông báo số 87/TB-PC01-Đ1, trong đó có nói là đã chuyển đơn của tôi về Công an huyện Đăk G’long để xem xét, giải quyết”, ông Tuấn cho biết.

Theo ông Tuấn, vụ việc cũng đã được Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện phóng sự phát trên VTV1, nhưng việc điều tra, xử lý đối tượng phá rừng, cướp đất vẫn chưa đi đến đâu. Sự tức tưởi của người nhận khoán trồng rừng thấy rừng bị hủy hoại ngày một dồn nén khi cơ quan chức năng của huyện Đăk G’long và tỉnh Đăk Nông giải quyết lòng vòng, đùn đẩy.

Có ngăn được rừng bị “chảy máu”?

Với sự vào cuộc của một số cơ quan báo chí, vụ việc hủy hoại rừng trồng xảy ra ở khoảnh 2, Tiểu khu 1685 đã “đến tai” lãnh đạo tỉnh Đăk Nông. Mới đây, ngày 23/4/2019, ông Trương Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông đã ký Văn bản số 1784/UBND-NC gửi Công an tỉnh Đăk Nông; trong đó yêu cầu Công an tỉnh điều tra, xác minh hành vi hủy hoại rừng trồng, hủy hoại tài sản của công dân, lấn chiếm đất rừng xảy ra tại địa bàn xã Đăk Ha và xã Quảng Sơn thuộc huyện Đăk G’long.

“Thông báo chuyển đơn” của Công an tỉnh Đăk Nông ngày 09/4/2019 trả lời đơn kêu cứu của ông Trần Minh Tuấn. “Thông báo chuyển đơn” của Công an tỉnh Đăk Nông ngày 09/4/2019 trả lời đơn kêu cứu của ông Trần Minh Tuấn.

Nội dung ý kiến chỉ đạo nêu rõ: Giao Công an tỉnh điều tra, xác minh việc phá hoại rừng trồng, hủy hoại tài sản, lấn chiếm đất rừng xảy ra tại khoảng 2 và 7-Tiểu khu 1685; khoảnh 1 và 3-Tiểu khu 1697; đồng thời, xử lý các hành vi vi phạm (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật; báo cáo kết quả về Thường trực Tỉnh ủy, Uỷ ban Nhân dân tỉnh trước ngày 30/5/2019.

Đây có thể xem là sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo tỉnh Đăk Nông. Nhưng vấn đề là, liệu những chỉ đạo này có được thực thi một cách triệt để, giải quyết tận gốc tình trạng ngang nhiên hủy hoại rừng trồng, tranh cướp đất lâm nghiệp ở xã Đăk Ha và xã Quảng Sơn?

Đây thực sự là một câu hỏi không dễ trả lời đối với lực lượng hành pháp và các đơn vị có liên quan của tỉnh Đăk Nông cũng như của huyện Đăk G’long. Bởi việc hủy hoại rừng, lấn chiếm đất rừng ở xã Đăk Ha và xã Quảng Sơn lâu nay vẫn được xem là “chuyện thường ngày”.

Lần theo hồ sơ tài liệu trở về thời điểm năm 2014, Đoàn kiểm tra của xã Đăk Ha phối hợp cùng Xí nghiệp Lâm nghiệp Đăk Ha đã phải hàng trăm lần lập biên bản xử lý việc phá rừng, xâm canh, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật tại Tiểu khu 1685 và tiểu khu 1697. Tại Tiểu khu 1685, chỉ trong ngày 29/11/2014, Đoàn kiểm tra đã lập gần 10 biên bản kiểm tra, với tổng diện tích rừng bị xâm canh, xâm lấn trái phép gần 100ha; trong tất cả các biên bản đều xác định mức độ thiệt hại của hành vi phá rừng, xâm canh, lấn chiếm đất lâm nghiệp đều từ 90-100%.

Tình trạng phá rừng, xâm canh, lấn chiếm đất lâm nghiệp ở đây “căng” đến nỗi, ngày 16/5/2015, UBND huyện Đăk G’long phải thành lập Tổ chốt chặn, quản lý bảo vệ rừng tại Tiểu khu 1685, 1697. 3 tháng sau, UBND tỉnh Đăk Nông đã thành lập Tổ công tác đặc biệt do Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường làm Tổ trưởng theo Quyết định số 1000/QĐ-UBND, ngày 09/7/2015; một trong những nhiệm vụ của Tổ công tác đặc biệt là phối hợp cùng các địa phương, đơn vị rà soát, kiểm kê hiện trạng đất đai, đối tượng xâm canh, lấn chiếm đất trái phép; xử lý các đối tượng, các hành vi vi phạm pháp luật…

Dù vậy, tình trạng phá rừng, xâm canh, lấn chiếm đất lâm nghiệp ở xã Đăk Ha, xã Quảng Sơn (huyện Đăk G’long) nói riêng và trên địa bàn tỉnh Đăk Nông nói chung vẫn diễn ra rất nóng bỏng. Tại kỳ họp thứ 7-HĐND tỉnh Đăk Nông diễn ra ngày 14/12/2018, tình trạng mất rừng nghiêm trọng được các đại biểu HĐND tỉnh chất vấn rất gay gắt. Tại kỳ họp này, báo cáo của Công an tỉnh Đăk Nông cho thấy, từ năm 2016 đến 2018, Công an tỉnh đã phát hiện gần 230ha rừng bị hủy hoại, bắt xử lý 431 vụ với 522 đối tượng vi phạm lâm luật.

Sự vào cuộc của cơ quan chức năng là cần thiết để hạn chế tình trạng rừng Đăk Nông bị “chảy máu”. Nhưng nếu cơ quan chức năng quá nóng vội, khiên cưỡng trong việc xử lý thì rất dễ dẫn đến oan sai, không những không giữ được rừng mà còn khiến tình hình khiếu nại, tố cáo kéo dài. Báo Dân tộc và Phát triển phản ánh nội dung này trong số báo tiếp theo.

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên DTTS ở Lai Châu

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên DTTS ở Lai Châu

Thời gian qua, với nỗ lực của bản thân và được hỗ trợ về nguồn vốn chính sách, nhiều thanh niên DTTS trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã xây dựng được những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, tạo sự lan lỏa tinh thần khởi nghiệp tuổi trẻ. Qua đó, góp phần cải thiện thu nhập tiến tới làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Tin nổi bật trang chủ
Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Tiếng trống, tiếng mõ rộn rã thúc giục từng hồi, những đợt pháo thăng thiên, pháo mở cờ ngoạn mục vang lên, từng con rối bắt đầu được thổi hồn, thoát ẩn thoát hiện tài tình trên mặt nước. Dưới mái thủy đình ngói đỏ cong cong, múa rối nước chính là kho tàng lưu giữ nét văn hóa dân gian Bắc Bộ, là “hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần, của những làng quê vùng đồng bằng sông Hồng.
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 4 giờ trước
Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.
Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên DTTS ở Lai Châu

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên DTTS ở Lai Châu

Kinh tế - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Thời gian qua, với nỗ lực của bản thân và được hỗ trợ về nguồn vốn chính sách, nhiều thanh niên DTTS trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã xây dựng được những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, tạo sự lan lỏa tinh thần khởi nghiệp tuổi trẻ. Qua đó, góp phần cải thiện thu nhập tiến tới làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Phóng sự - Thúy Hồng - 12 giờ trước
Trải qua những năm tháng khó khăn, bất ổn, được sự quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tinh thần trách nhiệm của các cấp, lực lượng chức năng... diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc hôm nay đã và đang ngày càng khởi sắc.
Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Công tác Dân tộc - Thanh Nguyễn - 12 giờ trước
Nhiều dự án thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển tại huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) chưa thể khởi công, đã kéo theo tiến độ chung của việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đạt thấp. Địa phương đang nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện để hoàn thành các dự án theo kế hoạch của nhiệm kỳ.
Tin trong ngày - 25/4/2024

Tin trong ngày - 25/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động đặc sắc trong phiên chợ vùng cao dịp 30/4 - 1/5 tại “Ngôi nhà chung”. Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, đồng bào DTTS lo lắng. Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 22:28, 25/04/2024
Cùng với Ca trù và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi vào Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”, hồ sơ Mo Mường đã được Chính phủ đồng ý đệ trình UNESCO xem xét, đưa vào danh sách này. Nhưng sau khi được đưa vào danh sách thì cần phải làm gì, làm như thế nào để đổi danh hiệu cho di sản, từ “cần được bảo vệ khẩn cấp” sang “đại diện của nhân loại” là điều không dễ.
Tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho đảng viên thuộc Đảng bộ Ủy ban Dân tộc

Tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho đảng viên thuộc Đảng bộ Ủy ban Dân tộc

Tin tức - Hoàng Quý - 22:25, 25/04/2024
Sáng 25/4, tại Hà Nội, Đảng bộ cơ quan Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Đảng bộ Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho toàn thể đảng viên thuộc Đảng bộ cơ quan UBDT. Chủ trì buổi tập huấn có đồng chí Cầm Văn Thanh - Phó Bí thư Đảng bộ, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp UBDT. Đồng chí Mai Anh Chung - Ủy viên Ban Thường vụ, Chánh Văn phòng Đảng ủy Bộ Thông tin và Truyền thông là Báo cáo viên tại buổi tập huấn.

"Quả ngọt" trên đất núi Quảng Nam

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 22:22, 25/04/2024
Những quả đồi đất đá khô cằn ở xã Tam Thạnh, huyện Núi Thành (Quảng Nam), tưởng chừng như không trồng được loại cây gì, thế nhưng, thời gian gần đây, nhiều hộ dân địa phương đã đầu tư trồng cây dứa. Thấy dứa phát triển tốt, họ mạnh dạn mở rộng diện tích, mỗi vụ thu về hàng trăm triệu đồng.
Ngoại hạng Anh: Thua khó tin trước Everton, Liverpool dần rời xa cuộc đua vô địch

Ngoại hạng Anh: Thua khó tin trước Everton, Liverpool dần rời xa cuộc đua vô địch

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 21:47, 25/04/2024
Đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh, Liverpool đã phải nhận thất bại 0-2 khi hành quân đến sân của Everton. Sau trận đấu này, Liverpool tạm đứng thứ 2 (74 điểm/34 trận), kém đội đầu bảng Arsenal 3 điểm, hơn đội xếp sau Man City 1 điểm nhưng đá nhiều hơn 2 trận.
Ngoại hạng Anh: Man United lội ngược dòng ngoại mục trước Sheffield United

Ngoại hạng Anh: Man United lội ngược dòng ngoại mục trước Sheffield United

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 21:46, 25/04/2024
Mặc dù gặp đội cuối bảng xếp hạng Sheffield United, nhưng Man United đã phải rất vất vả mới có thể giành được chiến thắng trong trận đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh.