Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những cô giáo cắm bản ở Phiêng Chầu 2

Thúy Hồng - 17:25, 20/11/2021

Điểm trường Phiêng Chầu 2, xã Đình Phùng, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng), hiện ra trước mắt chúng tôi là một dãy nhà cấp 4 và một dãy nhà công vụ thưng ván gỗ, nằm quần tụ giữa lưng chừng núi. Ở nơi xa xôi, heo hút, khí hậu lạnh lẽo này, hàng ngày luôn có hơi ấm của các cô giáo “cắm bản” miệt mài ươm mầm con chữ cho các em học sinh DTTS...

Một giờ học của các em học sinh ở điểm trường Phiêng Chầu 2
Một giờ học của các em học sinh ở điểm trường Phiêng Chầu 2

Miệt mài gieo chữ

Chúng tôi đến thăm điểm trường Phiêng Chầu 2, vào buổi chiều đầu Đông se lạnh. Cơn mưa rừng xối xả và những màn sương giăng mắc, khiến cho đường đến điểm trường càng trở nên mờ mịt. Từ thị trấn Bảo Lạc, đến điểm trường chính khoảng 40km, sau đó phải vượt một quãng đường rừng nhấp nhô sỏi đá 4km nữa mới đến được điểm trường Phiêng Chầu 2. 

Điểm trường hôm nay chỉ còn duy nhất có 1 lớp đang học bài. Lớp vẻn vẹn 12 em học sinh, nhưng không vì thế mà làm không khí lớp học đơn điệu. Những khuôn mặt đáng yêu, ánh mắt hồn nhiên, trong trẻo của các em đều rất chăm chú, hướng về cô giáo nghe từng lời giảng. 

Trò chuyện với chúng tôi, cô Nông Thị Hè, giáo viên phụ trách điểm trường và cũng là một trong những giáo viên có thâm niên lâu năm ở đây cho biết: Cả điểm trường có 4 lớp học, với 44 em, học sinh ở đây chủ yếu là con em đồng bào dân tộc Dao. Có nhiều em nhà ở xa điểm trường, đi học rất vất vả, nhưng các em vẫn rất chịu khó đi học đều. Chỉ có hôm mưa to không qua được suối, các em mới nghỉ.

Điểm trường Phiêng Chầu 2, xã Đình Phùng, huyện Bảo Lạc
Điểm trường Phiêng Chầu 2, xã Đình Phùng, huyện Bảo Lạc

“Có nhiều em học sinh đi học rất xa, có em phải dậy từ 4 giờ sáng đi bộ khoảng 8km đường rừng để đến lớp. Nhìn các em đến trường vất vả, các cô chỉ muốn làm nhiều điều hơn nữa để các em đỡ thiệt thòi. Bởi hạnh phúc giản dị của học sinh vùng DTTS là cơm ăn đủ no, áo mặc đủ ấm, ngày ngày vui bước đến trường học tập” cô Hè chia sẻ.

Công việc của các cô nơi đây vừa phải trực tiếp đứng lớp, vừa phải tự tay nấu nướng, chăm lo cho từng bữa ăn, giấc ngủ của các em học sinh. Sau những giờ giảng bài, các cô lại chia nhau nấu bữa cơm trưa bán trú cho các em học sinh.

Em Hoàng Mùi Phảy, dân tộc Dao, học sinh lớp 3 bẽn lẽn: "Nhà em cách trường một quả đồi, buổi sáng phải dậy sớm cùng chị đi bộ đến trường rất vất vả. Nhưng đến trường được học chữ, được gặp thầy cô và các bạn em rất vui".

Chỉ lo các em bỏ học

Để có được những kết quả này, là cả quá trình các thầy cô miệt mài cắm bản, vận động đồng bào cho con em đến lớp.

Cô giáo Nguyễn Thị Duyên chuẩn bị nấu bữa cơm chiều
Cô giáo Nguyễn Thị Duyên chuẩn bị nấu bữa cơm chiều

Thầy Bế Quốc Cường, giáo viên của điểm trường nhớ lại, những năm 2016 - 2017, theo chủ trương của ngành Giáo dục, các lớp 4, lớp 5 học sinh không đủ sĩ số phải dồn lớp xuống các điểm trường chính. Do đường sá xa xôi, hiểm trở; đặc thù học sinh là con em đồng bào DTTS, kinh tế khó khăn, trình độ nhận thức còn hạn chế, nên nhiều học sinh đã bỏ học.

Để vận động học sinh trở lại trường, các thầy cô phải leo rừng, lội suối đến tận nhà vận động từng phụ huynh để vận động cho con em đến lớp. Từ điểm trường đến bản xa nhất là 8 - 10km, đường rừng lại vòng vèo khó đi, không cẩn thận đi xe rất dễ bị trượt ngã, tai nạn.

Thầy Cường kể, sau giờ tan học, khi học sinh ra về, điểm trường sẽ rất vắng lặng. Cả điểm trường chỉ có 4 phòng công vụ chật hẹp, nên được ưu tiên cho 4 cô, còn  thầy phải ra ở nhờ nhà dân cách đó khoảng 4km. Gọi là nhà công vụ, nhưng đó là những căn phòng chật hẹp, do bà con hỗ trợ dựng tạm bằng ván, diện tích chưa đầy 4m2, nhưng được kê đủ một chiếc giường nhỏ, bàn soạn bài và cả bếp nấu nướng. Xung quanh căn phòng các cô phải quây bạt để tránh gió lùa và cái rét cắt da, cắt thịt trên vùng rẻo cao này.

"Các thầy cô giáo nơi đây hầu hết đều có nhiều năm công tác tại vùng cao, đều đi cơ sở, nên việc khó khăn vất vả đó không cản trở tâm huyết, trách nhiệm của người thầy. Chúng tôi chỉ có một nỗi lo chung là học sinh bỏ lớp, bỏ trường...", thầy Bế Quốc Cường bộc bạch.

Nhắc đến các thầy cô cắm bản nơi đây, chị Đặng Mùi Tràn, có con học lớp 3 ở xóm Bản Ỏ phấn khởi: Nhờ công nuôi dạy của các cô giáo đã giúp con em chúng tôi biết đọc, biết viết, lại còn cho các cháu quần áo để mặc, chăn ấm để nằm. Chúng tôi biết ơn các thầy, cô nhiều lắm.

Căn phòng chưa đầy 4m2 được dựng tạm bằng ván, được các cô quây bằng bạt, rido chỉ kê đủ một chiếc giường nhỏ, bàn soạn bài và cả bếp nấu nướng
Căn phòng chưa đầy 4m2 được dựng tạm bằng ván, được các cô quây bằng bạt, rido chỉ kê đủ một chiếc giường nhỏ, bàn soạn bài và cả bếp nấu nướng

Gác lại niềm riêng

Cô giáo Nguyễn Thị Duyên, có 26 năm công tác trong nghề, thì 15 năm gắn bó với các xã vùng cao của Bảo Lạc. Cô giáo Duyên đã từng trải qua nhiều gian truân, khi làm giáo viên cắm bản, riêng điểm bản Phiêng Chầu 2 này cũng đã là năm thứ 3. Cô Duyên chia sẻ: Ở điểm trường này đỡ nhiều rồi, có điểm trường xa hơn còn thiếu thốn đủ thứ; không có đường, không có điện, không có nước. “Khổ mãi quen rồi nên cũng thấy bình thường thôi”, cô Duyên cười nói.

Dãy nhà công vụ của các cô giáo cắm bản
Dãy nhà công vụ của các cô giáo cắm bản

Gần 30 năm đứng trên bục giảng, làm bạn với “phấn trắng, bảng đen”, núi rừng mờ sương và trùng điệp cũng là chừng ấy thời gian cô Duyên luôn gắn bó, miệt mài “gieo chữ” nơi rẻo cao này.

Cô Nông Thị Hè cũng đang dành tuổi thanh xuân tươi đẹp của mình cho giáo dục vùng khó, cô nói, cô chưa bao giờ hối hận về lựa chọn của mình. Quyết định là giáo viên “cắm bản” đồng nghĩa với việc chấp nhận thiệt thòi, hy sinh cả tuổi thanh xuân. Khi lập gia đình riêng, cô cũng chấp nhận xa tổ ấm nhỏ của mình, xa con thơ khi vẫn còn khát dòng sữa mẹ.

Có thâm niên 12 năm công tác trong nghề,  cô Hè đã bám bản dạy học 10 năm ở xã Đình Phùng này. Do điều kiện công tác xa nhà, nên hai vợ chồng cô rất ít khi gặp nhau. Trước đây chồng cô cũng công tác ở tận Hà Giang, nên khoảng 2 tháng vợ chồng cô mới được gặp nhau 1 lần. Năm 2020, chồng cô được chuyển về công tác tại Trường THCS huyện Bảo Lâm của tỉnh Cao Bằng, nhưng do chỉ được nghỉ Chủ nhật, nên vợ chồng cô cũng ít có dịp được gặp nhau. Các con cô đứa lớn học lớp 3, đứa bé 4 tuổi, cũng phải gửi ở nhà cho ông bà nội chăm sóc.

“Nhiều lúc tủi thân lắm và rất muốn ở gần nhà, nhưng vì điều kiện công tác, nhiều đồng nghiệp khác cũng khó khăn như mình, nên phải cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Lâu dần thành quen, nhìn thấy cuộc sống khó khăn của người dân, thấy được sự cần thiết của tình thương yêu, giá trị của con chữ đối với các cháu nhỏ nơi đây, nên mình lại muốn ở lại cống hiến và phấn đấu”, cô Hè chia sẻ.

Các em học sinh hồn nhiên đọc sách sau giờ học
Điều mà thầy cô vui nhất là các em học sinh ở Phiêng Chầu 2 giờ đây rất thích đến trường để học chữ (Trong ảnh: Sau giờ học các em con nán lại đọc sách)

Cả điểm trường có 6 giáo viên, thì có đến 5 thầy cô là người ở địa phương khác đến bám bản gieo chữ. Người ở tận Trùng Khánh, Hòa An, TP. Cao Bằng…; Đến chiều thứ Sáu, các thầy cô lại ngồi lên chiếc xe máy cọc cạch vượt đường đèo trở về nhà. Nhà thầy cô nào gần nhất cũng phải hơn 100km, xa nhất là 160km. Khổ nhất là vào mùa mưa. Vì mùa này hay bị sạt lở, nhiều khi chiếc xe bất chợt hỏng giữa đường, các cô phải dắt bộ cả chục cây số mới đến được tiệm sửa xe.

Sau mỗi tuần trở về nhà, các thầy cô lại chở theo lương thực dự trữ để ăn cả tuần. Ở cái nơi núi cao, đèo sâu này, hạnh phúc gia đình, hay những bữa cơm sum vầy là điều xa xỉ đối với những thầy cô cắm bản. Vì điều kiện công tác, nhiều thầy cô gạt nước mắt xa gia đình, ở lại cắm bản cho giấc mơ con chữ của những học trò được trọn vẹn.

Nói về những khó khăn thiếu thốn của các cô giáo cắm bản, Chủ tịch UBND xã Đình Phùng, Đặng Triều Phụng cho biết: Cả xã có 5 điểm trường tiểu học, thì có tới 3 điểm trường chưa có nhà công vụ, ở những điểm trường xa hơn vẫn chưa có điện lưới. Chính quyền địa phương đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, nhưng vẫn chưa có nguồn vốn để đầu tư xây dựng.

Có hàng trăm nỗi khổ và không thể đo đếm được những vất vả của các thầy cô giáo “cắm bản”. Nhưng tình yêu nghề, mến trẻ, các thầy cô giáo vẫn cần mẫn lấp đầy những khó khăn bằng kiến thức, niềm hy vọng, niềm tin vào tương lai tươi sáng của học sinh thân yêu.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Tin nổi bật trang chủ
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Công tác Dân tộc - PV - 1 giờ trước
Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.
Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Du lịch - Minh Nhật - 1 giờ trước
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang thông tin, ước tính có 142.800 lượt du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 20:11, 01/05/2024
Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 16:37, 01/05/2024
Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Kinh tế - Giang Lam - 16:34, 01/05/2024
Với sự năng động, sáng tạo của mình, những năm gần đây, nhiều ông lang, bà mế ở Tuyên Quang đã tận dụng mạng xã hội để quảng bá nhiều bài thuốc dân gian, gia truyền quý. Hành trình đưa dược liệu xuống phố của họ cũng nhiều điều thú vị.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Công tác Dân tộc - Thiên An - 16:32, 01/05/2024
Đã hơn 10 năm rồi, nay chúng tôi mới có dịp trở lại Lũng Cà, một bản thuộc xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Lũng Cà ngày ấy, không điện lưới, thiếu nước sạch, lương thực và thiếu cả con chữ... Hôm nay, Lũng Cà đã khác xưa…
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 15:02, 01/05/2024
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5

Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5

Thời sự - PV - 14:42, 01/05/2024
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 12:31, 01/05/2024
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 12:29, 01/05/2024
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.