Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những bài chiêng cổ của người Xơ Đăng ở Sa Loong

PV - 15:10, 22/07/2020

Giống như các cộng đồng DTTS khác trên địa bàn tỉnh, người Xơ Đăng ở làng Giang Lố 1 (xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi) cũng có những bài chiêng cổ đặc trưng của dân tộc Xơ Đăng ở đây. Đó là những “báu vật” được cha ông của họ sáng tác ra từ khi mới lập làng, diễn tả lại đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất và tình cảm của dân làng. Những bài chiêng quý đó được các thế hệ trong làng gìn giữ và truyền dạy cho thế hệ trẻ hôm nay.

Già làng A Luông (bên trái) cùng các thành viên trong đội cồng chiêng biểu diễn bài "Mừng giải phóng đất nước". Ảnh: ĐT
Già làng A Luông (bên trái) cùng các thành viên trong đội cồng chiêng biểu diễn bài "Mừng giải phóng đất nước". Ảnh: ĐT

Dưới cái nắng oi ả của tiết trời tháng 3, tôi trở lại làng Giang Lố 1 sau gần 4 năm. Ngôi làng nằm ngay trung tâm xã Sa Loong nay đã thay đổi nhiều. Những ngôi nhà mới mọc lên, đường sá khang trang sạch đẹp hơn.

Do có hẹn trước, những thành viên trong đội cồng chiêng của làng đã ngồi đợi tôi trong nhà rông. Biết tôi về làng tìm hiểu về những bài chiêng cổ, ai cũng niềm nở bắt tay chào đón. Hầu hết là những bậc cao niên trong làng, gồm già làng A Luông (77 tuổi), ông A Lam (95 tuổi), ông A Jú (70 tuổi), ông A Trung (65 tuổi), thôn trưởng A Duẩn, nguyên già làng A Lôn và các thành viên khác trong đội cồng chiêng.

Sau khi chào hỏi nhau, do biết trước được mục đích của tôi nên già làng A Luông vui vẻ vào việc ngay.

Già làng A Luông cho biết, làng Giang Lố 1 có rất nhiều bài chiêng nhưng trong đó có 8 bài chiêng cổ. Già làng A Luông không rõ những bài chiêng cổ có từ bao giờ, nhưng ông chắc chắn một điều rằng, có những bài chiêng có “tuổi đời” lớn hơn cả tuổi của ông và của những người lớn tuổi trong làng hiện nay. Thậm chí lúc còn nhỏ, ông còn nghe cha của mình kể lại rằng, một số bài chiêng có từ thế hệ ông nội của ông, tức lúc làng mới thành lập.

Đó là những bài chiêng cổ như Kôn Chêm Jil (Con chim mũi nhọn), Ong Na (1 cô gái yêu 3 chàng trai), A Trở Ta Đăm Brớc Đang Ka Ché (Những chàng trai, cô gái đi kiếm rau rừng), A Trở Ta Đăm Brớc Đang Măng Ché (Những chàng trai, cô gái đi kiếm măng rừng); hay những bài chiêng được sáng tác cách đây hàng chục năm như: Pơ Hlang Rup Chu (người Pháp bắt trộm heo), Bín Xeang Jơ Nai Tơ Ne Đeak (Mừng giải phóng đất nước), Xo Khak Đại Hội Jơ Nai (Mừng đại hội thành công)…

“Tất cả các bài chiêng này đều được sáng tác dựa trên những câu chuyện có thật xảy ra ở làng và có ý nghĩa giáo dục, phê phán, bày tỏ sự vui mừng… thông qua các giai điệu cồng chiêng”, già làng A Luông chia sẻ.

Tôi tò mò hỏi về hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa cụ thể của các bài chiêng thì được già làng A Luông cùng các thành viên khác trong đội cồng chiêng của làng cho hay, bài “1 cô gái yêu 3 chàng trai” dựa trên câu chuyện về một cô gái xinh đẹp trong làng được 3 chàng trai khôi ngô tuấn tú theo đuổi. Một ngày nọ cô báo với gia đình rằng mình có thai và 3 chàng trai này đều không nhận đứa con trong bụng của cô gái. Cô gái rất buồn nên già làng lúc bấy giờ phải triệu tập toàn thể dân làng, 3 chàng trai và cô gái đến nhà rông để giải quyết. Cuối cùng cũng có 1 chàng trai đồng ý lấy cô gái làm vợ và chăm sóc cho đứa trẻ khi ra đời. 2 chàng trai còn lại bị phạt bằng cách mổ heo và bò để tạ lỗi dân làng theo tập tục. Câu chuyện này được sáng tác thành bài chiêng và được biểu diễn trong các lễ hội của làng nhằm mục đích giáo dục về trách nhiệm và sự chung thủy trong tình yêu cho các thế hệ thanh niên trong làng.

Bài chiêng “Những chàng trai cô gái đi kiếm rau rừng” thì dựa trên câu chuyện ngày xưa, khi những chàng trai và cô gái được cha mẹ của họ giao nhiệm vụ vào rừng kiếm rau để cải thiện bữa ăn mỗi ngày. Mọi người cùng vào rừng kiếm rau nên nảy sinh tình cảm và sau này se duyên thành nhiều cặp vợ chồng. Bài chiêng được sáng tác để lưu giữ nét đẹp trong đời sống và giải thích quá trình hình thành nên các gia đình trong làng.

Đội cồng chiêng làng Giang Lố 1 đang biểu diễn các bài chiêng cổ. Ảnh: ĐT
Đội cồng chiêng làng Giang Lố 1 đang biểu diễn các bài chiêng cổ. Ảnh: ĐT

Bài chiêng “Những chàng trai cô gái đi kiếm măng rừng” thì lại dựa trên câu chuyện về việc bảo vệ của chàng trai đối với cô gái mà họ yêu thương. Ngày xưa, khi xung quanh làng còn rừng rậm và nhiều thú dữ, mỗi lần các cô gái vào rừng kiếm măng, các chàng trai yêu thương của họ đều đeo nỏ, cầm giáo đi cùng để bảo vệ. Bài chiêng được sáng tác nhằm kể lại quá trình băng rừng, chiến đấu với thú dữ của các chàng trai và giáo dục cho các thế hệ mai sau về trách nhiệm trong tình yêu đối với cô gái của mình.

Bài chiêng “Người Pháp bắt heo” thì dựa trên câu chuyện vào thời Pháp thuộc, dân làng hay bị người Pháp cầm súng đe dọa lấy hết lương thực và bắt heo. Vì dân làng bị thực dân Pháp đàn áp và chịu nhiều đau khổ nên bài chiêng được sáng tác nhằm giãi bày sự căm giận, phẫn nộ của dân làng đối với thực dân Pháp xâm lược đất nước ta, vơ vét của cải của nhân dân ta.

Bài chiêng “Mừng giải phóng đất nước” được sáng tác ngay sau ngày 30/04/1975. Khi ấy, toàn thể người dân trong làng đều vui mừng, không khí rộn ràng, hạnh phúc xuất hiện ở khắp mọi nơi. Bài chiêng ra đời để bày tỏ lòng biết ơn với Đảng, Nhà nước đã lãnh đạo đấu tranh giải phóng đất nước và thể hiện tâm trạng phấn khởi , vui mừng của người dân trong làng.

Sau khi chia sẻ về lịch sử ra đời cũng như ý nghĩa của các bài chiêng cổ, già làng A Luông cùng mọi người đứng dậy biểu diễn những bài chiêng này cho chúng tôi xem. “Cũng giống như các bài chiêng khác, những bài chiêng cổ được biểu diễn bởi đội chiêng gồm 8, 10 hoặc 12 người và luôn có 1 người đánh chiêng Goong (chiêng lớn nhất trong bộ chiêng), 1 người đánh trống và 2 người đánh xoè. Các bài chiêng đều có lời. Với bài tâm trạng vui, nhịp chiêng nhanh, các thành viên trong đội vừa đánh vừa di chuyển theo vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ. Với bài chiêng diễn tả tâm trạng buồn thì ngược lại”, già làng A Luông nói.

Tâm trí tôi cuốn theo giọng hát ngân nga của ông A Jú cùng âm thanh cồng chiêng trong bài hát “Con chim mũi nhọn”: Chàng trai với cô nàng cùng nhau vui mừng. Vào mùa khô tháng 12 lúa đầy kho, chỉ chờ ngày phát. Cùng nhau vui chơi, tình yêu xinh đẹp cười tươi lạnh. Cùng với mọi người chung vui ngày mừng lúa mang gùi đem về kho, bụng no ấm và hạnh phúc. Anh đi, anh sẽ trở lại với em, cả buôn làng và hàng xóm. Đảng, Nhà nước đã soi sáng, ánh sáng tuyệt vời. Rồi mọi người cùng chung vui nhảy múa.

Biểu diễn xong, già làng A Luông “bật mí” với tôi rằng ông vừa mới sáng tác 2 bài chiêng mới, cũng dựa trên câu chuyện có thật ở làng, nội dung phê phán việc uống rượu say của người đàn ông và việc ngoại tình của người phụ nữ trong gia đình. Ông vui mừng tâm sự rằng, đội cồng chiêng sắp hoàn thành việc truyền dạy lại các bài chiêng cổ cho thế hệ trẻ trong làng. “Thế hệ trẻ trong làng chịu khó học và đánh cồng chiêng lắm”, già làng A Luông phấn khởi nói trước khi chào tạm biệt tôi.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 7 giờ trước
UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 7 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 7 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 7 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 7 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 7 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Trang địa phương - Mỹ Dung - 7 giờ trước
Ngày 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán nhân dịp đoàn có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Xã hội - Khánh Ngân - 7 giờ trước
Trung tá Hồ Lê Luận - Chính trị viên Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa cử cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn để hỗ trợ đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa vụ Đông xuân 2023 - 2024.
Cà Mau: Khai giảng lớp nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer

Cà Mau: Khai giảng lớp nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer

Tin tức - Như Tâm - 7 giờ trước
Ngày 8/5, Tại Tp. Cà Mau, tỉnh Cà Mau, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Trà Vinh tổ chức khai giảng lớp Bồi dưỡng Kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer trên địa bàn tỉnh năm 2024.